Chăm sóc trẻ sai cách, bố mẹ có mắc phải 5 sai lầm này?

Nhiều mẹ nghe theo các cụ, rơ lưỡi bằng mật ong với mục đích làm sạch lưỡi và bé lâu bị trắng lưỡi trở lại. Tuy nhiên, đây là một trong những sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh, không những không đúng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh là gì? Những kỹ năng chăm sóc trẻ sai cách mà nhiều bố mẹ mắc phải, thậm chí có thể nguy hiểm tới tính mạng của con. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết từ các chuyên gia nhi khoa giúp bố mẹ chăm con đúng cách và an toàn hơn. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết 5 sai lầm đó là:

  • Cắt móng tay, móng chân quá sát
  • Địu con trong tư thế đứng
  • Xốc nách hoặc nắm tay khi bế con lên
  • Thắt dây an toàn cho con không đúng cách
  • Dùng mật ong rơ lưỡi cho bé

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Câu hỏi: 

– Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước lọc?

– Có nên cắt tóc máu cho bé? Khi nào có thể cắt tóc cho bé sơ sinh?

– Những thực phẩm nào không nên cho bé dưới 1 tuổi ăn?

Trả lời: 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh:

Nước là một trong những thành phần quan trọng và thiết yếu của cơ thể. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh, do chức năng thận chưa hoàn thiện nên cần phải kiểm soát lượng nước đưa vào cơ thể nhằm tránh gây hại cho trẻ. Trong đó, sữa mẹ là nguồn cung cấp nước chính yếu cho bé. Khi cho con bú, đồng nghĩa với việc mẹ đã cung cấp đầy đủ lượng nước mà bé cần một cách an toàn và góp phần bảo vệ trẻ khỏi bệnh tiêu chảy.

Tóc máu là lớp tóc đầu tiên của trẻ sơ sinh, đã được hình thành từ khi em bé còn trong bụng mẹ, nhằm bảo vệ thóp và giữ ấm đầu cho trẻ. Thực sự việc cắt tóc sớm hay muộn cũng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, cần lưu ý khi dưới 1 tuổi, thóp của trẻ vẫn chưa liền, vì vậy việc cắt tóc sớm sẽ làm giảm khả năng bảo vệ thóp và giữ ấm đầu cho trẻ, và đôi khi động tác cắt vô tình dễ làm tổn thương vùng da đầu của trẻ. Bố mẹ chỉ nên cắt nếu có những sợi tóc dài, gây vướng víu, khó chịu, đặc biệt là ở vùng mắt, vành tai, cổ.

Một số thực phẩm không nên cho bé dưới 1 tuổi ăn:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sữa bò: Trẻ dưới 1 tuổi chưa thể tiêu hóa các enzyme và proteine trong sữa bò. Đồng thời, sữa bò không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ trong năm đầu đời.

Mật ong: Mật ong chứa nhiều đường và nhiều loại vi khuẩn khác. Tuy vô hại với người lớn nhưng hệ tiêu hóa của trẻ em chưa đủ trưởng thành đề chống lại những vi khuẩn đó.

Hoa quả, nước trái cây: Những loại trái cây chứa nhiều vitamin C và acid nên có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của trẻ.

Một số loại hải sản: như cá thu, cá kình,v.v… Một số loại hải sản có chưa các ion kim loại nặng, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh và tăng trưởng của trẻ sơ sinh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra, còn một số thực phẩm nên tránh khác như bột mì, lòng trắng trứng, v.v…

Cắt móng tay, móng chân quá sát

Bố mẹ có biết, nhiều người lớn lên bị móng quặp là do sai lầm từ ngày bé mà ra. Bố mẹ cắt móng tay, móng chân của con quá sát không hề tốt.

Chính vì vậy bố mẹ cần tránh cách chăm sóc trẻ sai cách này để tránh làm móng tay của bé bị tổn thương.

Khám phá thêm:

Cắt móng tay đúng cách cho bé như thế nào?

  • Nên cắt sau khi bé mới tắm xong, lúc này móng tay mềm ra và rất dễ cắt.
  • Cắt ở nơi có nhiều ánh sáng, dễ quan sát được bàn tay của con
  • Sử dụng máy cắt móng tay tự động hoặc cắt móng chuyên dụng cho trẻ
  • Cắt bo tròn các cạnh để đảm bảo trẻ không gãi trầy xước mặt.

Địu con trong tư thế đứng – Cách chăm sóc trẻ sai cách bố mẹ nên tránh

Nhiều người vì để không phải bế bé bằng tay thường địu hoặc dùng xe đẩy. Tuy nhiên, trên thực tế thiết bị địu có thể gây hại cho bé nếu không dùng đúng cách.

Trong tư thế địu đứng, áp lực dồn vào mông và khớp háng, khiến địa đệm bị phẳng. Sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh này có thể sẽ khiến con gặp phải các rối loạn nghiêm trọng hoặc có vấn đề về xương chậu.

Địu bé thế nào cho đúng?

  • Tư thế tốt nhất là trẻ được tựa vững chắc vào mẹ, tư thế địu trẻ ở phía trước và quay mặt vào mẹ, nhưng lưu ý không bao giờ để cằm trẻ chạm ngực mẹ.
  • Địu bé trên cao, sát với ngực, đầu bé gần với cằm mẹ. Giữ cho trẻ thẳng người, bụng và ngực áp sát vào cơ thể mẹ.
  • Luôn luôn kiểm tra tư thế của trẻ, không được để lưng bé bị gò bó, gập cong. Chọn những loại có đai có đỡ cổ để đảm bảo đầu và cổ luôn được nâng đỡ.
  • Sử dụng những loại địu có thao tác gấp, mở nhanh gọn, đơn giản.
  • Không nên địu trẻ quá lâu trê 2 tiếng, sẽ làm cho trẻ bị gò bó khó chịu.

Xốc nách hoặc nắm tay khi bế con lên – Cách chăm sóc trẻ sai cách bố mẹ nên tránh 

Bố mẹ có biết bộ máy dây chằng của con rất yếu, những kiểu bế con như vậy hoàn toàn có thể khiến bé bị lệch đầu hướng tâm, hạn chế khả năng vận động khớp. Sau này khi lớn lên, vai của con có thể bị nâng gồ lên.

Bế bé sơ sinh như thế nào cho đúng cách?

  • khi bế bé lên, bố mẹ cần phải đỡ đầu của bé trước.
  • luồn một tay xuống dưới cổ bé để đỡ lấy đầu bé.
  • tay kia luồn dưới lưng và mông bé để đỡ phần thân dưới một cách chắc chắn.

Cách bế trẻ lên từ tư thế nằm ngửa

Trẻ sơ sinh phải luôn được đặt nằm ngửa khi bé ngủ hoặc khi thay tã. Chính vì vậy bố mẹ phải thường xuyên bế trẻ lên từ tư thế này. Nếu con bạn đang ngủ tốt nhất là bạn hãy đánh thức bé nhè nhẹ trước khi bạn bế bé lên vì nếu chưa quen thì thao tác bế lên này có thể gây đột ngột và gây giật mình rất có thể làm cho em bé khóc. Trong tình huống đó bạn nên cười nói dịu dàng với bé hoặc nhẹ nhàng dùng tay khều má bé khi chuẩn bị bế bé lên. Mẹ hãy cúi sát xuống trước khi nâng bé lên.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Bước 1. Đỡ lấy gáy và mông của trẻ: Cúi sát về phía bé và luồn một bàn tay dưới đầu và cổ bé đồng thời tay kia đỡ mông trẻ. Bạn cũng có thể luồn tay từ bên hông hay từ giữa hai chân.
  • Buớc 2. Nhẹ nhàng nâng bé lên: Bạn đỡ lấy toàn bộ trọng lượng của cơ thể vào hai bàn tay, bảo đảm phần đầu của bé phải được giữa vững.
  • Bước 3. Đưa bé vào tầm ngực của bạn: Bạn đứng thẳng hơn và xoay cho bé song song với cơ thể của bạn, đưa bé về phía ngực của mình và giữ cho đầu bé hơi cao so với thân.
  • Bước 4. Để bé nằm trên chỗ gấp khuỷu tay: Khi đưa bé vào sát ngực của bạn, hãy luồn bàn tay đang đỡ mông bé lên để đỡ cả đầu bé. Gập cánh tay kia của bạn lại ngang với thân mình bạn và để đầu bé tựa trên chỗ gập đó, cho bé nằm dọc theo cánh tay. Dùng bàn tay còn lại để đỡ phụ cánh tay ấy.

Theo mekonghospital.vn

Khám phá thêm:

Bé sơ sinh ngủ nằm nghiêng liệu có gây nguy hiểm cho con?

Thắt dây an toàn cho con không đúng cách

Số ít bậc làm cha, làm mẹ chú ý kiểm tra con thắt dây an toàn như thế nào. Điều này thực chất rất nguy hiểm. Nếu thắt dây an toàn bằng đai năm điểm, kẹp nối giữa các đai phải nằm giữa ngực bé.

Nếu bé lớn và có thể thắt dây an toàn bình thường thì dây phải vòng qua vai chứ không phải qua nách hay đi dọc theo cổ.

Thắt dây an toàn đúng cách cho bé như thế nào?

  • Trước mỗi chuyến đi, hãy chắc chắn rằng ghế cho trẻ đã được cố định chắc chắn.
  • Nếu dây an toàn quá rộng, hãy rút ngắn lại sao cho vừa với trẻ nhỏ. Nếu như dây an toàn vẫn lỏng lẻo thì bạn có thể lót thêm đệm cho bé để giúp bé ngồi chắc chắn hơn.
  • Tất cả trẻ nhỏ trên xe cần phải ngồi chắc chắn trên ghế ngồi thiết kế cho trẻ. Những bé lớn hơn cần được thắt dây an toàn.
  • Không cho xe di chuyển cho đến khi mọi người đều đã thắt dây an toàn.

Dùng mật ong rơ lưỡi là sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Nhiều mẹ nghe theo các cụ, rơ lưỡi bằng mật ong với mục đích làm sạch lưỡi và bé lâu bị trắng lưỡi trở lại. Tuy nhiên, quan niệm này không những không đúng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bé.

Bởi trẻ dưới 1 tuổi có thể dị ứng với mật ong chưa kể đường ruột của trẻ còn yếu có thể khiến con bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, nguy hiểm hơn là ngộ độc thực phẩm.

Cách rơ lưỡi đúng cho trẻ là như thế nào?

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì là an toàn? Mẹ hãy dùng nước ấm, nước muối sinh lý hoặc có thể dùng thuốc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh. 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Rửa sạch tay trước khi rơ lưỡi cho bé.
  • Chuẩn bị sẵn một bát nước ấm hoặc nước muối sinh lý hoặc có thể dùng thuốc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh. 
  • Lấy miếng vải hoặc gạc rơ lưỡi quấn xung quanh ngón tay. Nhúng miếng gạc vào nước ấm hay nhỏ nước muối sinh lý hoặc thuốc rơ lưỡi để làm ướt gạc. 
  • Dùng 1 tay rơ lưỡi trong khi tay còn lại vẫn ôm ấp hoặc vỗ về con. Bằng cách này, bé sẽ cảm thấy an toàn và dễ chịu hơn.

Với những kiến thức hữu ích như trên, mong rằng các bố mẹ sẽ tránh được các sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh và cảm thấy công cuộc chăm con cuộc mình trở nên dễ dàng, an toàn và hiệu quả hơn!

Theo vov.vn

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh Hương