Kết hôn lâu mà chậm có bầu và giải pháp giúp bạn vơi bớt lo âu

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tình trạng chậm có bầu dù kết hôn đã lâu khiến không ít vợ chồng lo lắng. Tình trạng căng thẳng “như đứng đống lửa, như ngồi đống than" sẽ được xoa dịu nếu bạn hiểu 5 nguyên nhân dưới đây.

Chậm có bầu - nỗi lo âu thầm kín

Đây là vấn đề khá nhạy cảm mà những đôi vợ chồng cưới nhau lâu năm tránh nhắc đến.

Thế nào thì được xem là chậm có bầu?

Có nhiều chị em kết hôn non nửa năm mà vẫn bặt tin vui nên vô cùng lo lắng. Cả chồng lẫn vợ bắt đầu tự cảm thấy áp lực, căng thẳng, tìm hiểu mọi biện pháp để cải thiện tình hình.

Thực ra, đừng vội hoang mang quá sớm. Nếu còn trẻ và không dùng bất cứ biện pháp tránh thai nào mà sau 1 năm không thấy có thai, lúc này bạn mới cần cân nhắc xem mình có bị hiếm muộn hay không.

Hiếm muộn là gì?

Chị em phụ nữ chỉ được xem là hiếm muộn khi:

  • Phụ nữ dưới 35 tuổi: lập gia đình, quan hệ thường xuyên từ 2-3 lần/ tuần trong vòng 6 tháng mà vẫn chưa có bầu.
  • Phụ nữ từ trên 35 tuổi: lập gia đình, quan hệ thường xuyên từ 2-3 lần/ tuần trong vòng 1 năm mà vẫn chưa có bầu.

Nếu thuộc một trong hai trường hợp trên, bạn nên đi kham hiếm muộn để có hướng giải quyết tốt nhất.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

5 nguyên nhân của tình trạng chậm có bầu

Sức khỏe sinh sản của vợ chồng

Chất lượng tinh trùng của nam giới rất quan trọng đến việc chậm có bầu hay không. Chức năng của tinh hoàn hoạt động tốt nhất ở mức nhiệt là 35°C. Nhiệt độ cao có thể tiêu diệt tinh trùng. Công việc liên quan đến hóa chất hoặc tiếp xúc nhiều với nhiệt độ cao đều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cả vợ lẫn chồng.

Thông thường, phụ nữ sẽ tự tạo chất nhầy ở cổ tử cung để bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn. Chất nhầy sẽ thay đổi mỗi ngày sẽ tạo điều kiện cho tinh trùng xâm nhập. Nếu chậm có bầu, bạn hãy xem lại tình hình chất nhầy ở cổ tử cung nhé!

Bên cạnh đó, nếu vợ hoặc chồng, hoặc cả vợ lẫn chồng mắc bệnh phụ khoa, chậm có bầu là điều hoàn toàn có thể đoán được. Hai bệnh ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản của nữ là u nang buồng trứng và u xơ tử cung.

Tuổi tác

20-24 là độ tuổi thích hợp nhất để phụ nữ mang thai. Đây là giai đoạn trứng đạt số lượng và chất lượng tốt nhất. Càng về sau, không chỉ chất lượng trứng mà khả năng có bầu cũng giảm hẳn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mang thai là một chặng đường dài vất vả. Trên chặng đường ấy, mẹ cần có sức khỏe tốt. Cơ thể mẹ cũng cần dẻo dai và đủ chịu đựng những cơn đau, biến chuyển trong suốt 9 tháng. Mẹ bầu càng lớn tuổi, càng dễ gặp biến chứng: sẩy thai, tiểu đường, hội chứng Down, tự kỉ ở trẻ.

Trọng lượng cơ thể

Chậm có bầu có thể xuất phát từ nguyên nhân vợ chồng quá mập hoặc quá gầy. Người sở hữu chỉ số BMI từ 19 đến 20 mới đủ sức khỏe để bắt đầu quá trình mang thai.

Khi BMI dưới 16, bạn đang trong tình trạng thiếu cân trầm trọng. Lúc này, chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng dẫn đến chậm có bầu. Nếu bạn có thai, nguy cơ sảy thai hoặc sinh con thiếu ký là rất cao.

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày

Các món nướng, món chiên nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, … chứa nhiều chất béo chuyển hóa. Những món này sẽ gián đoạn, rối loạn 73% quá trình rụng trứng. Hệ quả tất yếu là chậm có bầu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Song song đó, nếu uống nước ngọt và các loại nước có chứa caffeine, nam giới sẽ giảm đến 50% khả năng sinh sản.

Căng thẳng, áp lực tâm lý

Một cuộc sống quá bận rộn với nỗi lo “cơm áo gạo tiền" từ sáng đến tối cũng khiến chị em chậm có bầu. Công việc nhiều dẫn đến áp lực tâm lý. Hoặc không có thời gian chăm sóc cho bản thân. Sao bạn có thể “thăng hoa" đúng nghĩa khi nhắm mắt mơ ngủ cũng thấy công việc hiện ra?

Bí quyết giúp tăng khả năng có bầu

Đối với nữ giới

  • Thực hiện sàng lọc di truyền.
  • Tìm hiểu và xác định ngày rụng trứng. Bạn sẽ biết được thời điểm tốt nhất để quan hệ tình dục giúp gia tăng cơ hội thụ thai.
  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất.
  • Tập thể dục thường xuyên mỗi ngày.
  • Nếu có dấu hiệu bất thường ở vùng kín, chị em nên thăm khám sớm và tích cực điều trị.
  • Bổ sung những thực phẩm dễ thụ thai như các loại đậu, các loại hạt, trái cây, trứng…, Bạn cũng đừng quên uống đủ nước nhé!

Đối với nam giới

  • Thực hiện sàng lọc di truyền.
  • Tránh sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác... để cải thiện chất lượng tinh trùng.
  • Hạn chế tiếp xúc với nhiệt độ cao, tắm bồn nước nóng, tắm hơi và tắm nước nóng.
  • Bổ sung thêm các loại thực phẩm như hàu, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi, quả óc chó, dưa hấu, lựu…

5 nguyên nhân chậm có bầu trên đây là những nguyên nhân phổ biến. Sau khi biết được nguyên nhân, bạn nên có phương án cải thiện phù hợp. Chúc gia đình bạn sớm có thêm thành viên mới nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Nhi Le