X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Hành trình 20 năm đỡ đẻ cho hàng nghìn em bé của người thầy thuốc tận tâm với nghề

Mất 5 phút để đọc
Hành trình 20 năm đỡ đẻ cho hàng nghìn em bé của người thầy thuốc tận tâm với nghề

Cha nuôi của hàng nghìn đứa trẻ là tên gọi vui nhiều đồng nghiệp và sản phụ đặt cho Thạc sĩ, Bác sĩ Lưu Quốc Khải – Nguyên Trưởng khoa đẻ A2, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Nhờ tình yêu nghề, yêu trẻ và tình thương với sản phụ mà ông đã trở thành người đồng hành cùng hàng nghìn bà mẹ trong cơn vượt cạn suốt hơn 20 năm nay.

Hành trình 20 năm gắn bó với nghề đỡ đẻ

Hơn 20 năm gắn bó với nghề, mỗi ngày bác sĩ Khải lại đối mặt với nhiều ca sinh nở có đặc điểm khác nhau, trong đó có nhiều ca sinh khó, nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và con, đòi hỏi bản lĩnh của bác sĩ và tay nghề cao của cả ekip làm việc.

Công việc này còn càng trở nên nguy hiểm khi bác Khải nhiều lần phải đối diện với nguy cơ phơi nhiễm HIV từ sản phụ. Nhưng không vì thế mà bác sĩ Khải có suy nghĩ miệt thị mà ngược lại luôn tôn trọng, không bao giờ bỏ rơi người bệnh lúc cần giúp đỡ nhất.

Hành trình 20 năm đỡ đẻ cho hàng nghìn em bé của người thầy thuốc tận tâm với nghề

Bác sĩ Khải khi còn công tác tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Bác sĩ Khải không nhớ hết được mình đã đỡ đẻ được bao nhiêu ca, bao nhiêu em bé đã ra đời trên đôi tay của bác. Đối với Nguyên Trưởng khoa đẻ A2, bệnh viện phụ sản Hà Nội, tài sản vô giá là những bức thư cảm ơn, bày tỏ sự tri ân của các bà mẹ.

Chị Hoàng Phương Thúy (Đống Đa, Hà Nội) viết: “Em đã bị 2 lần thai lưu, biết đến bác sĩ Khải là một bác sĩ giỏi, lại “mát tay” nên ở lần thứ 3 mang thai, em gõ cửa bác sĩ Khải. Trong suốt quá trình mang thai cũng có nhiều vấn đề như ra sữa non sớm, thai quá ngày không có dấu hiệu sinh… nhưng bác sĩ Khải luôn đồng hành cùng em và gia đình em. Bác sĩ Khải rất thương các bệnh nhân nghèo như chúng em!…”.

Chặng đường trở thành cha nuôi của hàng nghìn đứa trẻ

Sinh ra ở Nam Định, chàng thanh niên Lưu Quốc Khải viết đơn tình nguyện tham gia quân ngũ theo tiếng gọi của Tổ Quốc. Môi trường quân đội đã rèn luyện bản lĩnh, ý chí và nghị lực cho bác sĩ. Lần bắt gặp hình ảnh người y sĩ chăm sóc thương binh đã thôi thúc anh trở thành thầy thuốc.

Hành trình 20 năm đỡ đẻ cho hàng nghìn em bé của người thầy thuốc tận tâm với nghề

Bác sĩ Khải trong ca mổ

Sự cần cù, không ngừng học hỏi cùng ý chí vươn lên đã giúp anh thi đỗ Đại học Y Hà Nội. Trong suốt thời gian học tập, anh đã làm rất nhiều nghề để trang trải cuộc sống, sau đó trở thành bác sĩ thực tập ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Sự cần mẫn, tâm huyết, học hỏi, sáng tạo và hơn hết là tình yêu nghề, yêu bệnh nhân đã tôi luyện nên bác sĩ Khải của ngày hôm nay.

Đối với bác Khải, người làm nghề y quan trọng nhất là chữ “tâm”, phải đặt đạo đức lên trên hết, nghiêm túc với nghề nghiệp. Bên cạnh việc lắng nghe người bệnh chia sẻ về bệnh tật, bác sĩ phải biết cách lấp đi khoảng cách giữa thầy thuốc và người bệnh để bệnh nhân có thể trải lòng và quên đi đau đớn.

cha-nuoi-cua-hang-nghin-dua-tre

Bác sĩ tâm sự: “Đối với người bác sĩ sản phụ khoa, bài toán khó nhất là trong một thời gian ngắn phải đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé một cách chính xác. Vì vậy, ca sinh nở nào cũng là một ca cấp cứu, người thầy thuốc lúc nào cũng như vào trận chiến, sẵn sàng ứng phó với mọi nguy cơ tai biến của sản phụ trước, trong và sau sinh”.

Hành trình mới của người thầy thuốc tận tâm với nghề

Năm 2019 là dấu mốc đối với Thạc sĩ, Bác sĩ Lưu Quốc Khải khi anh đến tuổi về hưu. Ngay lập tức anh đã được Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Bắc Hà mời về làm việc với cương vị Phó Giám đốc Bệnh viện, phụ trách Khoa Phụ – Sản.

cha-nuoi-cua-hang-nghin-dua-tre

Bác sĩ Khải hiện là Phó Giám đốc bệnh viện ĐKQT Bắc Hà

cha-nuoi-cua-hang-nghin-dua-tre

Bác Khải cho biết: “Khi vừa hết nhiệm kỳ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, tôi nhận được rất nhiều lời mời từ các bệnh viện. Nhưng đối với tôi làm việc ở đâu không quan trọng dù là bệnh viện công hay tư nhân, tuyến Trung ương hay ở cơ sở thì đều với mục đích mang những điều tốt đẹp nhất đến với bệnh nhân của mình, là chỗ dựa tinh thần vững chắc để giúp sản phụ và người nhà có được hạnh phúc trọn vẹn”.

Theo baomoi

Xem thêm:

  • Danh sách 20 bác sĩ nhi vừa có tâm vừa có tầm tại TPHCM và Hà Nội
  • Tìm hiểu về bệnh viện Mekong và những lưu ý khi đi khám thai sản tại đây
  • Kinh hoàng bé sơ sinh bị dao mổ bác sĩ rạch trúng đầu

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

ZinVi

  • Home
  • /
  • Phong cách sống
  • /
  • Hành trình 20 năm đỡ đẻ cho hàng nghìn em bé của người thầy thuốc tận tâm với nghề
Chia sẻ:
  • theAsianparent Việt Nam và Bé Yêu đã về chung một nhà

    theAsianparent Việt Nam và Bé Yêu đã về chung một nhà

  • Ý kiến chuyên gia: 14 lời khuyên cho các nạn nhân bạo lực gia đình

    Ý kiến chuyên gia: 14 lời khuyên cho các nạn nhân bạo lực gia đình

  • Cách làm mặt nạ dưỡng da an toàn cho mẹ bầu trong thai kỳ

    Cách làm mặt nạ dưỡng da an toàn cho mẹ bầu trong thai kỳ

  • theAsianparent Việt Nam và Bé Yêu đã về chung một nhà

    theAsianparent Việt Nam và Bé Yêu đã về chung một nhà

  • Ý kiến chuyên gia: 14 lời khuyên cho các nạn nhân bạo lực gia đình

    Ý kiến chuyên gia: 14 lời khuyên cho các nạn nhân bạo lực gia đình

  • Cách làm mặt nạ dưỡng da an toàn cho mẹ bầu trong thai kỳ

    Cách làm mặt nạ dưỡng da an toàn cho mẹ bầu trong thai kỳ

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it