X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Cây phượng bật gốc và bị đốn ngã hàng loạt: làm sao để vẹn cả đôi đường?

Mất 7 phút để đọc
Cây phượng bật gốc và bị đốn ngã hàng loạt: làm sao để vẹn cả đôi đường?

Sau hàng loạt vụ cây phượng bật gốc gây nguy hiểm cho học sinh, nhiều nơi đã triệt hạ hết cây xanh trong sân trường. Tuy nhiên đây liệu có phải cách làm đúng đắn?

Việc chặt bỏ những cây xanh có nguy cơ gãy ngã để bảo vệ học sinh là điều nên làm. Nhưng nếu chúng ta triệt hạ toàn bộ các mảng xanh trong sân trường lại dẫn tới hệ quả khác. Vậy đâu là cách làm tốt nhất trong trường hợp này?

Hàng loạt cây phượng bật gốc gây hoang mang dư luận

Sáng này 26/05 vừa qua, một cây phượng bật gốc ngã đè 18 học sinh lớp 6. Vụ việc xảy ra tại trường THCS Bạch Đằng, Q.3, TPHCM đã khiến 1 em tử vong. Các học sinh còn lại cũng phải nhập viện vì nhiều chấn thương khác nhau. 2 ngày sau, một cây phượng khác cao 10m tại trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên cũng đỗ ngã.

cay-phuong-bat-goc

Liên tiếp các vụ cây phượng bật gốc trong trường gây nguy hiểm cho học sinh

Liên tiếp các ngày sau đó, những vụ việc cây phượng bật gốc tiếp tục xuất hiện ở nhiều trường học. Chiều ngày 4/6, có thêm 3 học sinh ở trường THCS Trần Hưng Đạo bị thương cũng vì phượng ngã. Cây phượng vĩ thân thương gắn với bao thế hệ học trò bỗng trở thành một cạm bẫy chết người. Chúng có thể ngã đổ bất kỳ lúc nào và gây nên những hậu quả khó lường.

Nguyên nhân dẫn tới việc cây phượng bật gốc là gì?

PGS Đặng Văn Hà, Viện trưởng Kiến trúc cảnh quan và Cây xanh đô thị (Đại học Lâm nghiệp) cho biết phượng là loài cây có tốc độ sinh trưởng nhanh. Nhờ khả năng cho bóng mát lớn và nở hoa đẹp mà phượng được trồng nhiều nơi. Đặc biệt là các trường học trên cả nước. Tuy nhiên vì tốc độ lớn nhanh nên rễ và thân phượng rất mềm, dễ mục rỗng.

cay-phuong-bat-goc

Cây phượng bật gốc phần lớn do bộ rễ yếu dễ mục rỗng

Ông Hà cho biết rễ cây phượng ăn nổi, dễ bị hư hại nếu trồng và bảo quản sai cách. Đặc biệt ở các sân trường được bê tông hóa, rễ phượng không có chỗ sinh trưởng. Vì thế lâu dài, chúng dễ tổn thương và mục rỗng.

“Cây phượng từ 30 năm tuổi trở lên rất dễ có vấn đề về rễ. Nhiều khi không cần mưa bão, cây cũng dễ dàng bật gốc vì bộ rễ hỏng nhiều”, ông Hà nói. Theo ông đa phần các trường hợp cây phượng bật gốc gần đây đều xuất phát từ nguyên nhân này.

Bỏ thì thương, vương thì tội

Trước tình trạng trên, Bộ GD&ĐT đã đề nghị các địa phương khẩn trương vào cuộc. Các đơn vị quản lý cây xanh, môi trường đô thị được điều động kiểm tra đồng loạt cây xanh ở trường học trong địa bàn. Công tác rà soát, cắt tỉa, kiểm tra cây xanh trong trường học đã được thực hiện nghiêm túc.

cay-phuong-bat-goc

Nhiều cây phượng bị đốn hạ khi chưa được kiểm tra có hư hỏng hay chưa

Tuy nhiên một số nơi thay vì kiểm tra đã thẳng tay triệt hạ cây xanh trong khuôn viên trường. Hình ảnh sân trường trơ trọi bên những thân cây bị chia năm xẻ bảy khiến nhiều người xót xa. Đồng ý là điều này nhằm đảm bảo an toàn cho các em học sinh. Thế nhưng việc triệt hạ các mảng xanh cũng khiến trường học trở nên oi bức.

Các em học sinh cũng mất đi nơi vui chơi, trò chuyện sau giờ học trên lớp căng thẳng. Không những vậy, sân trường bê tông hóa thiếu mảng xanh cũng tích nhiệt rất mạnh. Điều này khiến không khí trong trường học càng thêm ngột ngạt trong những ngày hè. Thế nhưng nếu tiếp tục để lại cây thì lại dẫn tới nguy cơ ngã đổ. Nhiều nơi vì thế rơi vào tình cảnh “bỏ thì thương, vương thì tội” với cây phượng.

Đi tìm giải pháp vẹn cả đôi đường

Thầy Nguyễn Quốc Bình – Hiệu trưởng trường THCS & THPT Lê Quý Đôn (Hà Nội) cho biết: “Tôi có xem trên mạng hình ảnh các nơi cắt tỉa cây trơ trụi. Các em học sinh vì thế phải ngồi dưới nắng nóng bên cạnh gốc cây rất khổ sở.”

Cây phượng bật gốc và bị đốn ngã hàng loạt: làm sao để vẹn cả đôi đường?

Một cây phượng được “gia cố” bằng giá đỡ thép thay vì đốn hạ

Theo thầy Bình thì tai nạn vừa qua chỉ là hy hữu. Nguyên nhân vì cây phượng chưa được rà soát và xử lý đúng cách. Ông cho rằng các trường nên tiến hành kiểm tra, cắt tỉa cây một cách khoa học, bài bản. Không nên triệt hạ toàn bộ mảng xanh trong sân trường một cách phản cảm như trên.

Bà Nguyễn Thị Quế Vân, hiệu phó trường THPT Marie Curie cho rằng trồng một cây đến ngày cho bóng mát là không hề đơn giản. Vì thế nhà trường luôn tìm cách bảo quản, kiểm tra và chăm sóc cẩn thận. Hiện trường THPT Marie Curie có 29 cây cổ thụ với 10 cây trong đó trên 100 năm tuổi.

https://vn.theasianparent.com

Cây phượng vĩ đã gắn liền với ký ức của bao thế hệ học trò Việt Nam

Hằng năm trường sẽ cho mé, tỉa cành một lần. Ngoài ra tại đây còn có đơn vị chuyên môn kiểm tra sức khỏe cây định kỳ 2 lần/năm. Với các cây bàng có nguy cơ ngã đổ, đơn vị này cũng cho kiểm tra và thay thế dần. Các cây có thể bảo quản sẽ được chằng chống trước rồi tiến hành chăm sóc, sửa chữa hoặc đốn hạ sau. Việc thay cũng diễn ra lần lượt để đảm bảo các mảng xanh không bị ảnh hưởng nặng nề.

Thay lời kết

Cây phượng bật gốc đang là một vấn đề khiến nhiều trường học đau đầu. Các em học sinh và phụ huynh cũng cảm thấy bất an trong những ngày qua. Việc chặt bỏ cây được xem là giải pháp nhanh chóng và dễ dàng nhất cho vấn đề này. Nhưng nếu triệt hạ toàn bộ mảng xanh sẽ dẫn tới các hệ quả đáng tiếc khác.

Thay vào đó, các chuyên gia, người làm giáo dục tâm huyết cho rằng các trường nên kiểm tra toàn diện và về cây xanh. Sau đó nhà trường mới có giải pháp xử lý phù hợp cho mỗi loại cây. Như vậy chúng ta mới vừa đảm bảo an toàn, vừa giữ được mảng xanh cần thiết cho học trò.

Xem thêm

  • Mẹ mới sinh em bé 3 ngày khóc ngất khi nhận hung tin con trai lớn tử vong vì cây phượng trong trường bật gốc
  • Vấn nạn thực phẩm bẩn trong các bữa ăn tại trường của trẻ em
  • TRƯỜNG SONG NGỮ QUỐC TẾ & TƯ THỤC – Danh sách và học phí các trường tại Tp.HCM

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

Hòa Đặng

  • Home
  • /
  • Phong cách sống
  • /
  • Cây phượng bật gốc và bị đốn ngã hàng loạt: làm sao để vẹn cả đôi đường?
Chia sẻ:
  • theAsianparent Việt Nam và Bé Yêu đã về chung một nhà

    theAsianparent Việt Nam và Bé Yêu đã về chung một nhà

  • Ý kiến chuyên gia: 14 lời khuyên cho các nạn nhân bạo lực gia đình

    Ý kiến chuyên gia: 14 lời khuyên cho các nạn nhân bạo lực gia đình

  • Cách làm mặt nạ dưỡng da an toàn cho mẹ bầu trong thai kỳ

    Cách làm mặt nạ dưỡng da an toàn cho mẹ bầu trong thai kỳ

  • theAsianparent Việt Nam và Bé Yêu đã về chung một nhà

    theAsianparent Việt Nam và Bé Yêu đã về chung một nhà

  • Ý kiến chuyên gia: 14 lời khuyên cho các nạn nhân bạo lực gia đình

    Ý kiến chuyên gia: 14 lời khuyên cho các nạn nhân bạo lực gia đình

  • Cách làm mặt nạ dưỡng da an toàn cho mẹ bầu trong thai kỳ

    Cách làm mặt nạ dưỡng da an toàn cho mẹ bầu trong thai kỳ

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it