Cân nặng lý tưởng của thai nhi 25 tuần là mối quan tâm của nhiều mẹ trẻ hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này, cũng như đưa ra những lời khuyên cho các mẹ nếu như thai nhi phát triển lớn hoặc nhỏ hơn tiêu chuẩn.
Sự phát triển và cân nặng của thai nhi 25 tuần
- Dựa vào bảng cân nặng thai nhi theo tuần của WHO, đến tuần thứ 25 của thai kỳ, em bé sẽ đạt chiều dài khoảng 34.6 cm và cân nặng 660g, con có kích thước bằng 1 bông súp lơ trắng.
- Mạng lưới các dây thần kinh trong tai của bé phát triển tốt hơn và nhạy cảm hơn so với trước đây. Bé đã bắt đầu có thể nghe thấy giọng nói của ba mẹ.
- Giới tính của bé thời điểm này có thể được xác định tương đối chính xác vào khoảng 99%.
- Mũi và lỗ mũi của thai nhi bắt đầu làm việc, bé hít vào và thở ra một lượng nhỏ nước ối, việc này cần thiết cho sự phát triển của phổi bé.
- Hai lá phổi bắt đầu sản xuất chất hoạt động bề mặt giúp bé thở sau khi chào đời. Tuy nhiên, phổi của thai nhi vẫn chưa trưởng thành và không thể oxy hóa máu.
- Kiểu tóc, màu tóc và số lượng tóc có sự phát triển rõ ràng hơn so với tuần trước.
- Thai nhi ngày càng lớn hơn, khỏe hơn và cử động nhanh hơn, có thể gây đau cho mẹ. Nếu là bé trai, trong khoảng 2-3 ngày tinh hoàn của bé di chuyển dần vào bìu.
Sự thay đổi trên cơ thể mẹ ở tuần thai thứ 25
- Tử cung có thể tiếp tục mở rộng ra
- Mỗi tuần cơ thể mẹ sẽ tăng trung bình khoảng 226 – 453g.
- Lúc này bé đang đẩy đường tiêu hóa nên có thể làm acid dạ dày lên thực quản và gây đau đớn cho mẹ
- Hormone trong cơ thể mẹ làm chậm quá trình tiêu hóa, tạo khí thừa, gas hay hiện tượng đầy hơi. Các triệu chứng đau lưng, đau hông, sưng chân, chuột rút sẽ tiếp tục diễn ra cho đến khi có em bé
- Bây giờ em bé đang quấy rầy bàng quang, khiến mẹ phải đi tiểu thường xuyên hơn. Táo bón cũng là hiện tượng xảy ra khá phổ biến ở các mẹ trong giai đoạn này
- Tâm trạng, cảm xúc của mẹ có thể thay đổi liên tục từ vui mừng, háo hức cho đến buồn rầu, lo lắng
- Tóc, móng tay, móng chân mọc rất nhanh và dày
- Mẹ sẽ nhanh bị đói và có cảm giác thèm ăn do thai nhi đang phát triển nhanh chóng.
Những yếu tố tác động tới cân nặng của thai nhi 25 tuần
- Do yếu tố di truyền và sự khác biệt về chủng tộc: cân nặng của thai nhi có thể có sự tương đồng với cân nặng, vóc dáng của cha mẹ
- Sức khỏe của mẹ bầu trong quá trình mang thai: thai nhi có xu hướng nặng cân hơn nếu mẹ bầu mắc các bệnh như tiểu đường và béo phì. Ngược lại, mẹ bầu tăng cân quá ít cũng có nguy cơ làm thai nhi suy dinh dưỡng
- Thứ tự sinh con: trên thực tế con thứ thường lớn hơn con đầu. Nhưng nếu khoảng cách sinh con quá ngắn thì con thứ lại có thể nhẹ cân hơn con đầu
- Số lượng thai: mẹ bầu mang song thai, đa thai thì cân nặng thai nhi sẽ thấp hơn so với tiêu chuẩn.
Những lưu ý về chuẩn cân nặng thai nhi 25 tuần
- Nếu thai nhi phát triển nhiều hơn so với bảng cân nặng thai nhi tiêu chuẩn, rất có thể trẻ phát triển lớn hơn so với tuổi thai. Khi thai quá lớn, quá trình chuyển dạ và sinh nở sẽ gặp nhiều khó khăn. Không những vậy, thai nhi sẽ có nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường và béo phì ngay trong bụng mẹ.
- Nếu thai nhi có chỉ số thấp hơn nhiều so với bảng cân nặng thai nhi theo tuần (khoảng 3 cm trở lên), mẹ bầu cần nhanh chóng tiến hành thăm khám để tìm ra nguyên nhân. Thai nhi quá nhẹ cân, bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ có thể dễ mắc các bệnh về phổi, sức đề kháng kém hơn, thậm chí sự phát triển trí thông minh của trẻ có thể chịu ảnh hưởng.
Mẹ nên làm gì khi thai nhi phát triển lớn hoặc nhỏ hơn so với tiêu chuẩn
Nếu thai nhi bị thiếu cân, quá nhỏ thì các mẹ nên:
- Xem lại chế độ dinh dưỡng
- Tích cực uống thêm sữa dành cho bà bầu
- Cải thiện khẩu phần ăn hàng ngày
- Bổ sung đầy đủ chất, vitamin
Việc này sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện cả về chiều cao cũng như cân nặng
Nếu cả mẹ và thai nhi đều tăng cân quá nhiều so với tiêu chuẩn thì các mẹ nên:
- Cân đối lại chế độ dinh dưỡng
- Sử dụng những thức ăn có hàm lượng calo thấp
- Tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng và đều đặn
Khi cân nặng được điều chỉnh phù hợp, quá trình sinh nở sau này của mẹ sẽ thuận lợi hơn.
Dù cho cân nặng của thai nhi có đạt chuẩn hay không, mẹ cũng đừng quên những lưu ý này:
- Giữ tâm lý thoải mái,
- Có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý
- Không thức khuya
- Không sử dụng các chất kích thích có hại cho cơ thể trong quá trình mang thai
- Thực hiện siêu âm định kỳ tại những cơ sở y tế uy tín để thường xuyên theo dõi sự phát triển của thai nhi, nhận biết những bất thường ở kích thước của mẹ và trẻ. Ở đây các bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ các cách điều trị phù hợp.
Lời kết
Bài viết trên đã đưa ra một số gợi ý tham khảo cho các mẹ bầu để giữ được cân nặng thai nhi 25 tuần lý tưởng. Chúc các mẹ cũng như em bé luôn duy trì được nền tảng sức khỏe tốt nhất.
Xem thêm:
- Thai nhi 25 tuần tuổi đạp như thế nào trong bụng mẹ?
- Bảng cân nặng mới nhất 2020 từ WHO giúp mẹ theo dõi sự phát triển của bé hiệu quả nhất
- Ăn gì vào con không vào mẹ – bí quyết bổ sung dinh dưỡng giúp mẹ đẹp con khỏe không thể bỏ qua
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!