Mang thai 40 tuần, mẹ bầu đã cực kỳ nôn nóng được gặp mặt con yêu rồi đúng không? Lúc này sự phát triển của thai nhi đã hoàn chỉnh và sẽ không có nhiều thay đổi so với một tuần trước, ngoài trừ phần tóc và móng tay vẫn tiếp tục dài ra.
Sự phát triển của bé ở tuần thứ 40 thai kỳ
Thai 40 tuần khi vừa chào đời sẽ thường có trọng lượng khoảng 3,4kg và độ dài gần 51.2cm, tương đương với một quả bí ngô. Tuy nhiên nhiều trẻ sơ sinh có khối lượng cơ thể lớn hoặc nhỏ hơn con số bình quân trên vẫn hoàn toàn khỏe mạnh bình thường.
Vì chưa chào đời, xương sọ của bé vẫn chưa được hợp nhất. Chính vì thế mà xương sọ của bé có thể chồng ép lên nhau một chút trong lúc sinh, đặc biết nếu như đường sinh nở của mẹ không mở rộng đủ cho bé. Dễ thấy nhất là đầu bé mới sinh sẽ thường có hình bầu dục hơn là hình tròn.
Khi sinh ra, đa số bé sẽ có làn da có màu đỏ tím, sau đó da sẽ chuyển sang màu đỏ hồng trong khoảng một vài ngày. Trong vòng 6 tháng, làn da của bé sẽ trở về màu sắc thật và cố định đến khi trưởng thành.
Ở tuần thai thứ 40 này, nhau thai vẫn không ngừng cung cấp các kháng thể giúp bé chống lại nhiễm trùng trong 6 tháng đầu đời. Và sữa mẹ chính là nguồn cung kháng thể tuyệt vời cho trẻ sau sinh. Đặc biệt hơn, sữa non – dòng sữa đầu tiên và có màu vàng đặc biệt siêu giàu kháng thể, mẹ nhất thiết nên cho con bú nguồn sữa quý báu này nhé!
Một số vấn đề của thai 40 tuần
- Thai 40 tuần gò nhiều
Mẹ cần hết sức chú ý đến cử động của bé và cho bác sĩ nếu không nhận thấy thai nhi 40 tuần gò nhiều. Ở thời điểm này, em bé trong bụng mẹ sẽ ngọ nguậy liên tục và nếu bé giảm cử động thì có thể đã xảy ra bất thường.
- Thai 40 tuần chưa có dấu hiệu sinh
Việc thai 40 tuần chưa sinh không chỉ xảy ra với bạn đâu. Theo thống kê, chỉ có khoảng 3 đến 5% phụ nữ mang thai sinh nở không đúng thời gian dự kiến, còn lại hầu hết các trường hợp đều sinh sớm hay muộn hơn ngày dự sinh trong vòng 2 tuần.
1 số biện pháp có thể áp dụng để bé sớm chào đời là: tiến hành các xét nghiệm cần thiết, thực hiện biện pháp kích sinh. Mẹ có thể tham khảo các biện pháp giục sinh tại đây!
Triệu chứng cơ thể
Mẹ bầu 40 tuần sẽ tiếp tục cảm thấy không thoải mái khi em bé của bạn bắt đầu di chuyển xuống vùng xương chậu của bạn. Bạn sẽ cảm thấy đau nhói ở bụng, vùng âm đạo, và dọc theo chân.
Ngoài chuẩn bị đầy đủ vật dụng cá nhân cho ngày sinh và quyết định tên họ của bé, mẹ cũng nên lưu ý một số điểm sau đây:
- Chú ý đến các dấu hiệu chuyển dạ: Bác sĩ sẽ kiểm tra độ mở tử cung của mẹ thường xuyên để chẩn đoán thời điểm chuyển dạ cũng như quyết định sinh thường hay sinh mổ. Cần đến bệnh viện ngay khi phát hiện vỡ ối dù với số lượng dịch nước ối chảy ra ít hay nhiều;
- Duy trì thói quen tập luyện nhẹ: Mẹ hãy đi bộ gần nhà có thể thúc đẩy các cơ co thắt và chuyển dạ. Bên cạnh đó mẹ có thể thực hiện 1 số bài tập như vặn mình, xoay hông hoặc vươn vai;
- Thư giãn: Để giảm bớt căng thẳng, mẹ có thể xem phim, ăn uống hoặc đi massage. Ngâm mình trong bồn tắm hoặc hồ bơi cũng khiến mẹ thoải mái hơn.
Chăm sóc thai kỳ tuần 40 như thế nào?
Đừng lo lắg đến mất ngủ về việc khi nào bạn sẽ vỡ ối. Hãy cố gắng ngủ vì giấc ngủ sẽ ngày càng hiếm với bạn.
Tìm hiểu để nhận ra khi nào bạn vỡ ối. Nước ối thường không có màu và không mùi. Nếu bạn nhận thấy bạn có rò rỉ một ít chất lỏng có màu vàng và mùi ammonia, có thể bạn đang bị tiểu són.
Một phương pháp khác để kiểm tra xem túi ối đã vỡ hay chưa là cố gắng ngăn chặn dòng chảy của chất lỏng bằng cách ép các cơ xương chậu của bạn lại bằng bài tập Kegel. Nếu dòng chảy dừng lại, đó chỉ là nước tiểu. Nếu không, đó là dịch nước ối. Nước ối của bạn vỡ và chất lỏng có màu xanh hoặc nâu, hãy gọi cho bác sĩ của bạn ngay lập tức. Nó có thể có nghĩa là con của bạn đã có một vài chuyển động ruột (meconium) trong tử cung của bạn.
Danh sách kiểm tra của mẹ lúc này
Do em bé của bạn có thể “đòi ra” bất kỳ lúc nào, điều tốt nhất bạn có thể làm là thư giãn và giữ bình tĩnh. Hãy cố gắng ngủ bù để cơ thể được nghỉ ngơi đủ.
Có thể nói thời điểm này bé đã sẵn sàng thích nghi và tiếp tục tăng trưởng ở thế giới bên ngoài. Những gì mẹ cần làm lúc này là giữ tinh thần thoải mái cũng như thể chất khỏe mạnh cho ngày sinh con sắp tới. Mẹ nào quá lo lắng khi quá ngày dự sinh vẫn chưa thấy động tĩnh gì, bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng thai nhi thông qua các bước siêu âm và xét nghiệm và tiến hành giục sinh nếu cần thiết.
Xem thêm:
- Tuần thứ 39 thai kỳ
- Tuần thứ 41 thai kỳ
- Thai nhi 42 tuần tuổi chưa sinh có nguy hiểm? Các phương pháp giục sinh nên thực hiện
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!