Cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh và những điều cần lưu ý

Thực chất ráy tai không nguy hiểm. Nhớ ráy tai, màng nhĩ và ống tai có thể được bảo vệ, khô ráo và ngăn ngừa vi khuẩn gây nhiễm trùng. Đồng thời, ráy tai cũng ngăn bụi bẩn các hạt khác để chúng không xâm nhập vào ống tai, gây nên kích ứng hoặc tổn thương.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh là một trong những kiến thức mẹ bỉm không nên bỏ qua. Mẹ nên vệ sinh tai cho bé như thế nào thì đúng cách và cần phải lưu ý những gì?

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Bác sĩ Vũ Nhật Nam – Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh

Việc vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh có cần thiết hay không?

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Trẻ sơ sinh còn rất nhỏ để có thể tự bảo vệ sức khỏe cũng như không thể nêu cụ thể khó chịu đang gặp phải nên việc vệ sinh cho trẻ là rất cần thiết và nên được chú ý kĩ. Tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế, việc vệ sinh tai cho trẻ nếu không cẩn thận có thể khiến cho trẻ bị đau và viêm tai, gây ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ.

Ráy tai ở trẻ từ đâu mà ra?

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, ráy tai có tác dụng ngăn cản bụi bẩn, làm ẩm và bôi trơn ống tai cũng như ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng tai nên mẹ không cần thiết phải lấy ráy tai mà chỉ cần làm sạch vành tai và phần ống tai ngoài cùng là đủ. Hầu hết các trường hợp ráy tai sẽ tự thoát ra ngoài. Mẹ có thể kết hợp việc vệ sinh tai trong lúc tắm vì lúc này tai bé đã ướt sẵn và phần ráy tai cũng mềm, dễ lau chùi hơn.

Sự tích tụ ráy tai ở trẻ sơ sinh là rất hiếm. Thông thường, ống tai sản xuất ra lượng ráy tai chính xác mà nó cần. Đôi khi, sự tích tụ ráy tai quá mức có thể gây cản trở thính giác, gây đau hoặc khó chịu. Bé có thể kéo hoặc giật tai của mình để biểu thị sự khó chịu này.

Một số nguyên nhân gây tích tụ ráy tai bao gồm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Dùng tăm bông
  • Ngoáy ngón tay vào tai
  • Đeo nút tai

Tất cả những nguyên nhân trên đều có thể khiến ráy tai của trẻ bị đẩy sâu hơn vào bên trong tai. Điều này dẫn đến việc tích tụ ráy tai thay vì loại bỏ chúng. Do đó, bạn đừng cố gắng lấy ráy tai ở nhà. Nếu bạn lo lắng ráy tai tích tụ nhiều, hãy đưa bé đi bác sĩ. Họ có thể xác định xem có cần phải loại bỏ ráy tai cho trẻ hay không.

Thực chất ráy tai không nguy hiểm. Nhớ ráy tai, màng nhĩ và ống tai có thể được bảo vệ, khô ráo và ngăn ngừa vi khuẩn gây nhiễm trùng. Đồng thời, ráy tai cũng ngăn bụi bẩn các hạt khác để chúng không xâm nhập vào ống tai, gây nên kích ứng hoặc tổn thương.

Các bước vệ sinh tai cho trẻ

Để làm sạch tai của bé hàng ngày, bạn sẽ cần một miếng bông gòn hoặc một chiếc khăn mềm ngâm với một ít nước ấm. Các bước làm sạch tai:

  • Làm ướt khăn hoặc bông gòn bằng nước ấm
  • Trải khăn ra, nếu sử dụng khăn
  • Nhẹ nhàng lau sau tai của bé và bên ngoài, xung quanh mỗi tai
  • Đừng bao giờ đưa khăn hoặc bông gòn vào bên trong tai của bé. Điều này có thể gây tổn thương cho ống tai.

Sử dụng thuốc nhỏ tai

Nếu bé đã được chỉ định dùng thuốc nhỏ tai hoặc bạn muốn loại bỏ sự tích tụ ráy tai, mẹ có thể:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Đặt bé nằm nghiêng, hướng phía tai cần nhỏ thuốc lên trên
  • Nhẹ nhàng kéo thùy dưới xuống và ra phía sau để mở tai
  • Nhỏ 5 giọt vào tai (hoặc số lượng bác sĩ nhi khoa đề nghị)
  • Giữ thuốc trong tai của bé bằng cách giữ bé ở tư thế nằm trong tối đa 10 phút, sau đó cho bé nằm hướng tai úp xuống. Để thuốc nhỏ tai tự chảy ra ngoài vào khăn.

Luôn luôn sử dụng thuốc nhỏ theo khuyến nghị của bác sĩ nhi khoa. Sử dụng đúng liều lượng và tần suất theo hướng dẫn của bác sĩ.

Những lưu ý khi vệ sinh tai cho trẻ

Hạn chế sử dụng tăm bông

Sử dụng tăm bông không an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Từ 1990-2010 , vệ sinh tai sai cách là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ em ở Hoa Kỳ bị chấn thương tai, phải vào viện cấp cứu.

Hơn 260.000 trẻ em đã bị chấn thương tai. Những chấn thương này thường liên quan đến dị vật mắc kẹt trong tai, thủng màng nhĩ và chấn thương mô mềm.

Nếu bạn thấy bất kỳ chất tích tụ hoặc chất nhờn nào ở bên ngoài tai, hãy sử dụng khăn ướt, ấm để lau nhẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cứ để yên bất cứ thứ gì bên trong tai mà bạn không thể nhìn thấy. Tổn thương màng nhĩ, xương tai giữa hoặc tai trong sẽ khiến bé gặp các biến chứng sức khỏe lâu dài.

Khi nào bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Bác sĩ Nam lưu ý, khi thấy trẻ có các dấu hiệu như chảy mủ, dịch từ ống tai, dùng tay dụi hoặc kéo vành tai, trẻ quấy khóc dỗ không nín thì ba mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ vì đây có thể là các dấu hiệu của các bệnh về tai cần được điều trị ngay.

Nếu nhận thấy dấu hiệu nhiễm trùng tai, bác sĩ có thể kê toa thuốc chống viêm tai cho bé.

Đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức nếu bạn thấy tai bé chảy máu sau khi đưa vật gì đó vào ống tai. Ngoài ra, nếu nhận thấy hoạt động của con bạn trở nên yếu ớt, hoặc việc đi lại của chúng không bình thường, bạn cũng cần đưa trẻ đến bác sĩ.

Vệ sinh tai cho trẻ đúng cách

Nhìn chung, bạn có thể làm sạch tai ngoài và khu vực xung quanh tai cho trẻ bằng khăn và nước ấm khi tắm. Trên thị trường có các sản phẩm được sản xuất dành riêng để làm sạch bên trong tai của bé. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm trong số đó không an toàn.

Sử dụng tăm bông cũng không an toàn cho em bé của bạn. Nếu bạn thấy ráy tai tích tụ nhiều hoặc lo lắng về đôi tai của bé, hãy gặp bác sĩ nhi khoa. Bác sĩ sẽ biết cần phải làm gì và tư vấn cho bạn cách điều trị tốt nhất.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hy vọng bài viết đã giúp mẹ hiểu đúng về cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh. Chúc mẹ và bé giữ vệ sinh tốt và luôn mạnh khỏe nhé!

Theo healthline

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Nhi Le