Cách trị hắc lào tại nhà mà bạn có thể áp dụng đó là dùng các nguyên liệu tự nhiên như dầu dừa, nha đam, giấm táo, tỏi. Tuy nhiên các cách này chỉ áp dụng trong tình trạng bệnh nhẹ. Đây là những nội dung mà bạn sẽ có được trong bài viết này:
- Nguyên nhân gây bệnh hắc lào
- Cách chữa hắc lào tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên
Nguyên nhân gây bệnh hắc lào
Có rất nhiều loại nấm men, nấm mốc nhưng chỉ một số ít gây bệnh ngoài da. Các loại nấm thường gặp khi bị bệnh hắc lào là: Epidermophyton, trichophyton và microsporum. Những tác nhân này có tên gọi chung là dermatophytes. Môi trường nóng và ẩm ướt là điều kiện lý tưởng để loại nấm này sinh sôi. Do đó, bệnh thường xuất hiện ở các vùng da đổ mồ hôi và có nếp gấp như kẽ ngón chân, háng,…
Khám phá thêm:
Háng là vùng da hay tiết nhiều mồ hôi và ẩm ướt, là vị trí rất dễ bùng phát bệnh hắc lào. Các lý do hắc lào hay xuất hiện ở vùng háng là:
- Người hay đổ nhiều mồ hôi: Vùng háng của bạn sẽ luôn trong trạng thái ẩm ướt. Sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tế nào nấm gây bệnh và phát triển.
- Người hay mặc quần lót hoặc quần chật: Khiến cho vùng háng bị bí, ẩm ướt và ra nhiều mồ hôi hơn.
- Người bị suy yếu hệ miễn dịch: Người nhiễm HIV, mắc bệnh tiểu đường sẽ dễ bị nhiễm trùng da.
- Người thừa cân, béo phì: Vùng da háng thường sẽ có nhiều nếp gấp hơn bình thường, có nguy cơ nhiễm nấm gây bệnh cao hơn.
Theo báo cáo từ Mayo Clinic: “Bệnh hắc lào là một bệnh nhiễm trùng do nấm phát triển ở lớp trên cùng của da. Đặc điểm của bệnh này là da thường nổi mẩn đỏ, có hình tròn giống như chiếc nhẫn. Bệnh hắc lào thường lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với người hoặc động vật bị nhiễm bệnh.”
Bệnh hắc lào có thể bị lây bởi:
- Người bệnh: Bệnh hắc lào thường lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với da
- Động vật bị bệnh: Bạn có thể bị bệnh hắc lào khi chạm vào động vật đang mang bệnh
Đồng thời, nếu tiếp xúc với các đồ vật hoặc bề mặt mà người hoặc động vật bị nhiễm bệnh mới chạm vào thì bạn sẽ bị mắc bệnh.
Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ bị hắc lào là:
- Dùng nhà tắm công cộng
- Tham gia các môn thể thao tiếp xúc gần với da như đấu vật
- Người có hệ miễn dịch yếu
- Mặc quần áo chật, chất liệu không thấm hút mồ hôi tốt
Cách trị hắc lào tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên
Theo báo cáo từ Medicalnews Today, dưới đây là các cách trị hắc lào bằng nguyên liệu tự nhiên mà bạn có thể sử dụng:
1. Tỏi
Tỏi thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào chứng minh tác dụng của tỏi trong việc trị bệnh hắc lào. Mặc dù vậy, nó có hiệu quả chống lại các loại nấm khác như: Candida, Torulopsis và Cryptococcus.
Để sử dụng tỏi điều trị hắc lào tại nhà, bạn cần làm hỗn hợp tỏi nghiền nát với dầu ô liu hoặc dầu dừa. Sau đó, đắp hỗn hợp này lên vùng da bị ngứa và dùng gạc băng lại. Bạn để hỗn hợp trong 2 giờ rồi rửa sạch. Lặp lại mỗi ngày hai lần cho đến khi các triệu chứng biến mất.
Nếu hỗn hợp tỏi với dầu dừa hoặc dầu ô liu gây đau, sưng hoặc đỏ nặng, bạn nên rửa sạch ngay lập tức và không sử dụng lại.
2. Giấm táo
Để điều trị hắc lào bằng giấm táo, bạn hãy ngâm một miếng bông vào giấm không pha loãng và lau lên vùng da bị bệnh. Lặp lại tối đa 3 lần một ngày và bạn sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt.
Khám phá thêm:
3. Nha đam
Nha đam có chứa 6 thành phần khử trùng giúp kháng nấm và kháng khuẩn. Bạn cần thoa gel nha đam lên vùng da bị hắc lào từ 3-4 lần một ngày. Loại gel này rất mát nên có thể làm dịu vùng da bị ngứa và sưng tấy. Đây là cách chữa hắc lào ở háng tại nhà khá hữu hiệu.
4. Dầu dừa
Các axit béo trong dầu dừa có thể tiêu diệt các tế bào nấm bằng cách làm hỏng màng tế bào của chúng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng: “Dầu dừa là một phương thuốc hiệu quả cho các bệnh nhiễm trùng da từ nhẹ đến trung bình”. Để sử dụng dầu dứa trị bệnh hắc lào, bạn hãy thoa dầu dừa lên vùng da bị bệnh 3 lần một ngày.
Bài viết trên đã cung cấp một số cách trị hắc lào tự nhiên tại nhà. Tuy nhiên, những cách này không đảm bảo sẽ hiệu quả đối với tình trạng da của tất cả mọi người. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lên da. Nếu đã sử dụng các cách trên mà da càng trở nên tồi tệ hơn, bạn nên dừng lại ngay lập tức.
Theo theAsianparent Indonesia
Xem thêm:
- Trẻ sơ sinh bị viêm da – Học cách nhận biết sớm để điều trị dứt điểm cho con
- Các bệnh ngoài da ở trẻ em thường gặp và cách điều trị dứt điểm
- 5 cách trị nổi mề đay tại nhà cho trẻ an toàn và hiệu quả
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!