Những cách trấn an trẻ sơ sinh hiệu quả khi bé khóc vì lo lắng và sợ hãi

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách trấn an trẻ sơ sinh khi bé quấy khóc vì lo lắng, sợ hãi, … là mẹ nên hiểu được nhu cầu của trẻ thông qua giải mã tiếng khóc. Từ đó trong mỗi tình huống, mẹ sẽ biết được mình cần phải xử lý như thế nào để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và an toàn hơn.

Trẻ sơ sinh có bị căng thẳng và sợ hãi không?

Khi một em bé khóc, phản ứng thông thường của những người lần đầu làm mẹ là liên tưởng đến việc con đói. Vội vã cho bé ti là giải pháp thường thấy của các ông bố bà mẹ còn thiếu kinh nghiệm. Tuy nhiên, các chuyên gia trẻ em đã chỉ ra rằng, ngoài khóc vì đến giờ ăn, bé còn có vô vàn lý do để bộc lộ nhu cầu của mình. Một trong số đó chính là cảm giác căng thẳng, lo lắng hoặc sợ hãi vì một điều gì đó.

Mặc dù bé còn nhỏ và chưa hoàn toàn nhận thức được mọi thứ về thế giới xung quanh nhưng trẻ sơ sinh vẫn có thể gặp phải tình trạng căng thẳng và lo lắng. Nguyên nhân có thể xuất phát từ nhiều yếu tố như:

Bé chưa thích nghi được với môi trường sống bên ngoài bụng mẹ

Mẹ hãy tưởng tượng rằng. Trong bọc nước ối, trẻ sơ sinh được an toàn trong một không gian chật hẹp và tối. Sau khi chào đời, con bắt đầu cảm nhận được trọng lượng. Không gian sống quá rộng rãi khiến trẻ cảm nhận được sự thay đổi đột ngột của môi trường sống. Đây cũng là lý do giải thích vì sao bé mới sinh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi được ôm chặt vào lòng.

Trẻ chưa phân biệt được ngày và đêm 

Hầu hết bé sơ sinh phải mất nhiều tuần trong 3 tháng đầu chào đời để làm quen với nhịp sinh học ngoài bụng mẹ. Sự lẫn lộn giữa đêm và ngày khiến trẻ thường ngủ nhiều vào ban ngày, thức dậy và khóc về đêm.

Bé căng thẳng khi không được đáp ứng đúng nhu cầu 

Trẻ sơ sinh chưa nói được. Con biểu hiện mọi nhu cầu, cảm xúc và tình cảm thông qua tiếng khóc. Vấn đề là không phải lúc nào các bà mẹ cũng hiểu được tiếng khóc của con mình. Vô số các mẹ thường bị lẫn lộn giữa nhu cầu được ăn, được nghỉ ngơi, được ngủ, được tè, ị, … hay đôi khi vì trẻ bị bệnh.

Khi những điều này không được đáp ứng, trẻ sẽ trở nên căng thẳng và quấy khóc không ngừng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Giai đoạn xa cách cũng khiến trẻ trở nên sợ hãi, lo lắng

Ở tháng thứ 8-9 trở đi, trẻ sơ sinh bắt đầu hiểu được khái niệm xa cách. Bé biết mẹ đi vắng, bé biết mình có thể phải ở lại với một ai đó bé không thân thuộc. Vì vậy trẻ sẽ khóc khi thấy mẹ ra khỏi khu vực đang có mặt bé.

Ngoài những yếu tố cơ bản trên thì còn có rất nhiều các tác động khác cũng ảnh hưởng tới tâm trạng của trẻ sơ sinh và khiến trẻ lo lắng, sợ hãi.

Cách trấn an trẻ sơ sinh giúp bé dễ chịu, hết quấy khóc 

1. Cách trấn an trẻ sơ sinh bằng việc tạo chuyển động đều

Tử cung là một không gian di chuyển liên tục và các bé thường có xu hướng phản ứng bằng cách thực hiện các chuyển động như nhảy múa, lắc lư từ bên này sang bên kia. Tạo các chuyển động đều có thể mang lại cho bé cảm giác như được quay trở lại tử cung của mẹ khiến bé phân tâm và quên khóc.

2. Âu yếm, tiếp xúc da với da cùng bé

Việc tiếp xúc với làn da ấm áp tự nhiên được chứng minh là có thể làm dịu trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nó giúp ổn định nhiệt độ cơ thể, nhịp tim và hormone gây căng thẳng và kích thích giải phóng oxytocin – hormone tình yêu và tăng liên kết giữa mẹ và bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3. Tạo âm thanh quen thuộc là cách trấn an trẻ sơ sinh hiệu quả

Thời kỳ bé sơ sinh trong bụng mẹ được ghi dấu bằng nhiều âm thanh nhịp nhàng. Âm thanh tương tự như những đứa trẻ nghe thấy trong bụng mẹ có thể rất êm dịu. Những âm thanh như “tiếng ồn trắng” có thể làm cho bé thư giãn trong khi làm chậm tần số sóng não khiến bé buồn ngủ.

4. Cách trấn an trẻ sơ sinh khi con quấy khóc vì quá mệt 

Đặc biệt là khi đến giờ ngủ nhưng mẹ không nhận biết được dấu hiệu trẻ buồn ngủ, để quá giờ ngủ của trẻ. Lúc này bé sơ sinh sẽ vô cùng mệt mỏi, dẫn đến con quấy khóc nhiều.

Giải pháp là mẹ có thể quấn bé lại và đung đưa trẻ. Vỗ mông liên tục cho đến khi trẻ chìm vào giấc ngủ. Tuy nhiên với những bé đã vượt quá ngưỡng chịu được mệt, trẻ quấy khóc quá nhiều thì mẹ có thể sử dụng ti giả hoặc đưa bé ra ngoại dạo chơi trong không gian thiên nhiên. Những âm thanh tự nhiên có thể giúp trấn tĩnh trẻ hiệu quả.

5. Tập cho trẻ biết tự chơi 

Nếu mẹ tập cho bé thói quen tự chơi càng sớm thì trẻ sẽ trở nên độc lập và thích nghi với giai đoạn xa cách tốt hơn. Mẹ có thể tập cho bé như sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Dừng lại để hiểu xem con đang khóc vì điều gì trước khi vội vàng bế con.

– Đừng vội bế bé ngay khi bé thức dậy. Nếu bé không khóc hãy để bé tự khám phá nơi ngủ của mình với các đồ chơi treo xung quanh.

– Rèn cho con một thói quen sinh hoạt cố định, tập cho bé tự chơi từ ít đến nhiều. Ban đầu có thể là 5-10 phút rồi dần dần kéo dài ra.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra, khuyến khích bé chơi với mọi người trong nhà, để cả nhà cùng có cơ hội chăm sóc bé, đưa bé ra ngoài dạo chơi, làm quen với mỗi trường bên ngoài. Những điều này sẽ giúp trẻ học được rằng, nếu không có mẹ bé vẫn sẽ được an toàn và vui vẻ. Như thế trẻ cũng không quá lo lắng mà quấy khóc nữa.

Theo Parent

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage ca the Asianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương