Những cách giảm nghén cho bà bầu đơn giản mà hiệu quả là: bổ sung nước, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, bấm huyệt, sử dụng gừng, ăn ngay sau khi thức dậy,… Ngoài ra, mẹ nên vận động thường xuyên, nghỉ ngơi nhiều để tăng cường sức khỏe và giảm mệt mỏi, căng thẳng trong thai kỳ.
Đọc bài viết này để biết các cách giảm nghén cho bà bầu:
- Sử dụng gừng
- Tránh xa các thực phẩm có mùi
- Bổ sung nước
- Nghỉ ngơi nhiều hơn
- Uống vitamin tổng hợp cho bà bầu
- Bấm huyệt cổ tay
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày
- Ăn ngay sau khi thức dậy
- Sử dụng bạc hà
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
- Vận động nhẹ nhàng trong thai kỳ
Cách giảm nghén cho bà bầu
1. Sử dụng gừng
Gừng là thực phẩm giúp trị chứng buồn nôn do nghén bầu rất hiệu quả. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng có thể sử dụng được gừng. Nếu không hợp với gừng tươi, thai phụ có thể dùng siro gừng, bánh quy gừng, kẹo gừng hay trà gừng để thay thế.
Bạn có thể chưa biết:
Thuốc giảm ốm nghén: Biện pháp cuối cùng chỉ dành cho những bà bầu ốm nghén nặng!
Ốm nghén khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này
2. Tránh xa các thực phẩm có mùi
Mùi thức ăn chính là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị nghén nặng. Do đó, bạn nên tránh xa một số món ăn có mùi nồng như: thức ăn đậm gia vị, đồ chiên rán, đồ xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay,… Thay vào đó, thai phụ nên chọn những thức ăn có mùi nhẹ, dễ chịu nhưng vẫn cung cấp đầy đủ dưỡng chất tốt trong thai kỳ như: táo, khoai lang, sữa, các loại hạt,…
3. Bổ sung nước
Ốm nghén, đặc biệt là tình trạng nôn ói nhiều dễ làm cơ thể bị mất nước, dẫn đến mệt mỏi, mất cân bằng điện giải và chóng mặt. Do đó, thai phụ nên uống nước thường xuyên với từng ngụm nhỏ để ngăn ngừa cảm giác buồn nôn và giúp cơ thể luôn đủ nước. Trường hợp chứng nôn nghén làm bạn khó ăn uống, mẹ có thể uống nước giữa các bữa ăn để cải thiện tình trạng trên.
4. Nghỉ ngơi nhiều hơn
Thiếu ngủ, căng thẳng hoặc mệt mỏi chính là những yếu tố khiến chứng ốm nghén của mẹ bầu trở nên nặng nề hơn. Để giảm tình trạng trên, bạn nên gác lại công việc, nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và thư giãn đầu óc.
5. Uống vitamin tổng hợp cho bà bầu
Trong thuốc bổ tổng hợp cho mẹ bầu chứa hàm lượng các vitamin B thích hợp, giúp giảm tình trạng ốm nghén cho thai phụ. Theo các nghiên cứu, việc sử dụng các viên uống tổng hợp không chỉ làm giảm cảm giác nghén mà còn kích thích vị giác, giúp mẹ bầu ăn ngon miệng hơn.
6. Bấm huyệt cổ tay
Bấm huyệt cổ tay là một trong những cách giúp trị chứng buồn nôn trong thai kỳ hiệu quả. Các nghiên cứu cho rằng khi tác động một lực nhỏ lên những vị trí nhất định trên cơ thể, một số các hoạt chất trong não bộ được giải phóng, giúp giảm cơn buồn nôn.
Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào nói về những tác hại nghiêm trọng của bấm huyệt trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, nếu bấm huyệt không đúng cách có thể ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và con. Do đó, việc này nên được thực hiện bởi các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực bấm huyệt.
7. Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày
Để dạ dày ở trong tình trạng ổn định và tránh cảm giác ốm nghén, mẹ nên chia nhỏ thành 5-6 bữa ăn trong ngày thay vì ăn 3 bữa chính như bình thường. Nếu thèm ăn, thai phụ nên “thủ sẵn” một số món ăn vặt thơm ngon, bổ dưỡng để dùng ngay như: các loại hạt, bánh quy, bánh mì,…
8. Ăn ngay sau khi thức dậy
Để dạ dày dễ chịu và giảm chứng nôn nghén vào sáng sớm, các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên dùng các thức ăn như: bánh mì, bánh quy để bắt đầu ngày mới. Sau đó, bạn mới ăn thêm một số thực phẩm khác như: trứng, sữa, hạnh nhân, yến mạch,…
Bạn có thể chưa biết:
Lưu ý trong chế độ ăn cho bà bầu 3 tháng đầu để giảm nghén, đủ dinh dưỡng
9. Sử dụng bạc hà
Đây là một trong những phương pháp giảm ốm nghén đơn giản mà hiệu quả cho mẹ bầu. Bạn có thể uống trà bạc hà hoặc sử dụng tinh dầu để giúp cổ họng và khứu giác trở nên dễ chịu hơn. Hơn nữa, trà hoặc tinh dầu từ bạc hà rất an toàn nên thai phụ có thể sử dụng mỗi ngày để kiểm soát và cải thiện tình trạng ốm nghén trong thai kỳ.
10. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Dinh dưỡng thai kỳ là một trong những yếu tố quan trọng giúp mẹ và con phát triển khỏe mạnh. Để giảm ốm nghén nhưng vẫn đảm bảo những dưỡng chất cần thiết cho mẹ, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B, protein, axit folic, vitamin và khoáng chất như: trái cây, rau củ, các loại hạt, trứng, sữa,…
11. Vận động nhẹ nhàng trong thai kỳ
Theo các chuyên gia y tế, việc vận động nhẹ nhàng giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu và giảm tình trạng ốm nghén trong thời gian mang thai. Do đó, mỗi ngày, mẹ nên tạo thói quen đi bộ từ 30 phút đến 1 tiếng để cải thiện tình trạng buồn nôn, mệt mỏi trong thai kỳ.
Qua bài viết trên, hi vọng bạn đã biết thêm những cách giảm nghén cho bà bầu. Trong thời gian mang thai, bạn nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, chia thành nhiều bữa ăn nhỏ, nghỉ ngơi nhiều,… để hạn chế tình trạng ốm nghén. Không nên ăn các thực phẩm cay, đồ ăn nhiều dầu mỡ và thức ăn đậm gia vị. Trường hợp bị nôn nhiều khiến cơ thể mất nước, gầy sút và rối loạn điện giải,… bạn cần đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị phù hợp.
Xem thêm:
- Bà bầu bị nghén nặng và những món ăn giải cứu cho thai kỳ
- Các loại hạt tốt cho bà bầu 3 tháng đầu giúp giảm nghén và cung cấp dinh dưỡng
- Các biện pháp xử lý ốm nghén cho mẹ bầu