8 cách giảm đau núm vú khi cho con bú mẹ cần thuộc nằm lòng

Ngậm đúng khớp là một trong những chìa khóa để nuôi con bằng sữa mẹ thành công, và nó cũng là cách giảm đau núm vú khi cho con bú. Khi em bé ngậm vú mẹ một cách chính xác, cả núm và quầng vú đều sẽ nằm gọn sâu trong miệng bé. Tuy nhiên, một số mẹ có quầng vú quá to sẽ là ngoại lệ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách giảm đau núm vú khi cho con bú là cho bé ngậm đúng khớp trong tư thế thoải mái; làm mềm vú mẹ trước khi cho bé bú; cho bé bú sữa mẹ từ 2 - 3 giờ mỗi lần bú; thay miếng lót thấm sữa; cẩn thân khi bé ngừng bú... Vậy đâu là cách giảm đau núm vú khi cho con bú hiệu quả nhất? Những bí quyết sau đây chắc chắn sẽ giúp mẹ cải thiện tình trạng khó chịu này.

  • Đau núm vú khi cho con bú khi nào mới đáng lo?
  • Nguyên nhân mẹ bị đau núm vú khi cho con bú
  • Cách giảm đau núm vú khi cho con bú mẹ cần biết
  • Cách giảm đau núm vú khi cho con bú và can thiệp y tế khi cần thiết

Đau núm vú khi cho con bú khi nào mới đáng lo?

Khi mẹ mới sinh con và bắt đầu cho con bú, đau đầu ti khi cho con bú bình thường. Mẹ có thể cảm thấy hơi khó chịu khi bé ngậm hoặc khi sữa mẹ bắt đầu xuống. Cơn đau nhẹ này là phổ biến, và nó sẽ biến mất khi mẹ chăm sóc em bé. Sau một thời gian, việc cho con bú sẽ trở nên thoải mái hơn.

Tuy nhiên, sẽ có những lúc núm vú của mẹ bị nứt nẻ đau đớn. Đây vẫn là một vấn đề phổ biến của việc cho con bú. Mẹ có thể bị đau vì nhiều lý như bé ngậm không đúng khớp, mẹ chưa sử dụng máy hút sữa đúng cách hoặc đó là biểu hiện viêm tuyến sữa.

Nếu mẹ bị đau núm vú khi cho con bú nhưng không kèm các triệu chứng khác thì sẽ hoàn toàn bình thường (Ảnh: istockphoto)

Xem thêm

Cho con bú đúng cách, không phải mẹ nào cũng biết!

Tư thế mẹ cho con bú dành cho các bé sinh đôi

Nguyên nhân mẹ bị đau núm vú khi cho con bú

Đa số những trường hợp đau đầu vú khi cho bé bú đều bắt nguồn từ sai sót trong tư thế và kỹ thuật ngậm bắt, dẫn đến núm vú bị tổn thương, nặng hơn là khiến vú bị cương, tắc ống dẫn sữa và có dấu hiệu nhiễm trùng. Hãy xem 2 nhóm nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Do mẹ:

  • Vì gặp trục trặc khi sử dụng máy hút sữa
  • Do cương sữa khi trẻ sơ sinh không thể bú cạn bầu sữa quá đầy
  • Mẹ bị tắc ống dẫn sữa, tia sữa hay tuyến sữa (Đau nhói cục cứng khi cho con bú là dấu hiệu viêm tắc tuyến sữa)
  • Quá lợi sữa, sữa nhiều gây căng tức
  • Nhiễm trùng vú và núm vú
  • Bị viêm da hoặc vẩy nến
  • Co thắt mạch máu khiến lượng máu đổ về núm vú giảm

Do bé sơ sinh:

  • Dị tật bẩm sinh ở lưỡi hoặc miệng làm cho bé khó ngậm bắt vú linh hoạt, nhịp nhàng, từ đó trẻ không thể bú cạn bầu sữa
  • Bé ngậm, bắt vú không đúng cách gây tổn thương đầu vú của mẹ
  • Chứng vẹo cổ khiến bé bú không thoải mái ở cả hai bầu vú

Cách giảm đau núm vú khi cho con bú mẹ cần biết

Đau đầu ti khi cho con bú có thể dẫn đến tình trạng khó thở, tiết ít sữa hơn hoặc phải cai sữa sớm. Vì vậy, mẹ cần tìm hiểu cách giảm đau núm vú khi cho con bú ngay từ sớm. Dưới đây là 1 số cách chữa đau đầu vú khi cho con bú:

Hãy chắc chắn rằng bé ngậm đúng khớp

Làm sao để giảm đau đầu vú khi cho con bú? Ngậm đúng khớp là một trong những chìa khóa để nuôi con bằng sữa mẹ thành công, và nó cũng là cách giảm đau núm vú khi cho con bú. Khi em bé ngậm vú mẹ một cách chính xác, cả núm và quầng vú đều sẽ nằm gọn sâu trong miệng bé. Tuy nhiên, một số mẹ có quầng vú quá to sẽ là ngoại lệ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu chỉ ngậm phần đầu ty, nướu của bé sẽ xiết chặt nó khi bé mút sữa mẹ. Hành động này sẽ khiến mẹ bị đau núm vú. Tệ hại hơn, bé sẽ quấy khóc vì khát sữa do ngậm sai cách, không bóp ống dẫn sữa dưới quầng vú của mẹ.

Giúp bé ngậm núm vú đúng khớp hàm cũng là cách giảm đau hiệu quả cho mẹ (Ảnh: istockphoto)

BS Trần Thu Thuỷ - Báo Gia Đình & Xã Hội có chia sẻ thêm về cách hạn chế để bé cắn ti mẹ khi bú như sau: Nếu mẹ thường xuyên bị bé cắn hãy điều chỉnh tư thế sao cho miệng con mở rộng hơn trong khi bú, như vậy bé sẽ khó cắn ti mẹ hơn. Mỗi khi bé cắn mẹ, hãy đặt ngón tay vào giữa núm vú và miệng bé, sau đó nghiêm giọng nói "Không được cắn". Và ngừng cữ bú, đặt bé nằm xuống giường.. lặp đi hành động này nhiều lần để dạy bé hiểu không nên cắn ti mẹ khi bú.

Mẹ hãy thử nhiều tư thế khác nhau mỗi lần cho con bú để dàn trải áp lực lên những phần khác nhau của bầu vú. Trường hợp thường xuyên bị bé cắn vào ti, mẹ cần điều chỉnh ngay tư thế khác để sao cho miệng con mở rộng trong khi bú, như vậy bé sẽ khó cắn hơn và mẹ cũng sẽ hạn chế được các chấn thương.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cho con bú trong tư thế thoải mái sẽ giảm đau núm vú 

Một tư thế cho con bú tốt sẽ thoải mái cho cả mẹ và bé, hỗ trợ việc ngậm đúng khớp hơn. Tư thế ôm ru ngang (cross-cradle hold) và ôm bóng (football hold) là tốt nhất để bắt đầu cho con bú. Vì nó giúp mẹ nhìn rõ bé ngậm đúng khớp hay không.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng gối kê hoặc ghế ngồi cho con bú. Những phụ kiện này sẽ giúp mẹ nâng bé lên ngang tầm ngực mà không bị mỏi. Bên cạnh đó, các tư thế cho con bú cũng nên linh hoạt trong mỗi lần ăn. Bởi khi mẹ cho con bú liên tục ở cùng một tư thế, miệng bé sẽ gây áp lực lên cùng một vị trí trên núm vú của mẹ.

Làm mềm vú của mẹ để em bé của mẹ có thể ngậm

Căng sữa là tình trạng phổ biến thường xảy ra trong vài tuần đầu cho con bú. Tuy nhiên, ngực của mẹ cũng có thể bị căng tức khi mẹ không cho bé bú hoặc sữa mẹ về quá nhiều.

Khi ngực của mẹ trở nên căng cứng, trẻ sơ sinh sẽ khó ngậm đúng khớp. Để giúp con bú dễ hơn, mẹ có thể vắt bớt một ít sữa mẹ trước mỗi lần cho ty để giảm bớt sự căng cứng và làm mềm mô vú của mẹ.

Xem thêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ ít sữa cho con bú; nguyên nhân vì đâu và giải pháp gọi sữa mẹ trở về

Có nên để bé nằm sấp khi ngủ? nằm như vậy có an toàn cho bé không?

Cho con bú sữa mẹ ít nhất 2 đến 3 giờ một lần

Em bé mới sinh có dạ dày nhỏ, nên bé sẽ mau đói. Nếu để bé quá đói mới cho bú, bé sẽ mút mạnh hơn. Thêm vào đó, nếu mẹ chờ đợi quá lâu giữa các lần cho ăn, ngực của mẹ có thể bị căng cứng khiến em bé khó bú hơn. Đây là hai nguyên nhân dẫn đến đau núm vú ít ai ngờ tới.

Để khắc phục tình trạng đau đầu vú khi cho bé bú, hãy cho bé bú trong khoảng 2-3 giờ. Hoặc đơn giản hơn, khi bé khóc đòi ăn mẹ nên cho con bú ngay đừng chần chừ.

Giảm đau núm vú nếu chăm sóc vùng ngực cẩn thận

Nếu để ý, mẹ sẽ thấy trên quầng vú có những đốm li ti. Đó là các tuyến Montgomery, có tác dụng giữ ẩm cho ngực, đặc biệt là núm vú. Thế nhưng, mẹ vẫn có thể bảo vệ vùng nhạy cảm này bằng các cách dưới đây.

  • Khi vệ sinh ngực, mẹ rửa bằng nước ấm.
  • Không sử dụng các loại xà phòng chứa nhiều sulphate hay chất tạo bọt vì có thể khiến da khô, kích ứng và nứt nẻ.
  • Không cần thiết phải sử dụng thuốc mỡ hoặc kem dưỡng. Vì nhiều loại có thể làm cho núm vú đau nặng thêm.
  • Tuy nhiên, với thời tiết hanh khô hoặc nơi mẹ sống khí hậu khô, mẹ có thể sử dụng thêm kem dưỡng ẩm cho núm vú nhưng phải có sự cho phép của bác sĩ.

Mẹ hãy chăm sóc ngực của mình tốt hơn sau khi cho con bú sẽ giúp mẹ hạn chế những cơn đau (Ảnh: istockphoto)

Thay miếng lót thấm sữa thường xuyên

Các mẹ nhiều sữa, hay bị chảy sữa đặc biệt phải lưu ý điểm này. Luôn giữ cho vùng ngực khô ráo nhất có thể bằng miếng lót thấm sữa. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên thay thường xuyên vì môi trường sữa rất thu hút vi khuẩn phát triển.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tình trạng hầm bí lâu ngày do đọng sữa mẹ có thể làm núm ti bị nấm dẫn đến đau, nứt thậm chí nhiễm trùng.

Cẩn thận khi ngừng cho bé bú

Khi kết thúc bữa ăn, bé sẽ tự nhả núm vú mẹ ra hoặc tiếp tục ngậm và lim dim ngủ. Nếu bé không chịu buông mẹ ra dù đã no, đừng cố gắng kéo bé ra để tránh tổn thương đầu vú của mẹ.

Thay vào đó, hãy dành thời gian để tìm hiểu kỹ thuật thích hợp giúp bé nhả vú mẹ từ từ. Bằng cách nhẹ nhàng đặt ngón tay của mẹ vào bên cạnh miệng của bé, mẹ có thể nới lỏng miệng bé. Sau đó, từ từ móc ngón tay quanh núm vú của mẹ để phòng trường hợp bé ngậm mạnh khi nhận thấy mẹ đang cố gắng đưa bầu sữa ra xa.

Dùng máy hút sữa đúng cách

Mặt bích (tấm chắn vú) có sẵn ở các kích cỡ khác nhau, nên mẹ hãy chọn cái vừa với bầu ngực của mình.

Một vấn đề phổ biến khác là máy hút sữa dùng lực quá mạnh. Nhiều mẹ cứ nghĩ rằng hút với tốc độ nhanh hơn và công suất cao sẽ giúp sữa mẹ tiết nhanh hơn. Trái lại, nó chỉ làm mẹ đau núm vú và tăng nguy cơ mất sữa. Do đó, hãy sử dụng tốc độ chậm, kiên nhẫn chờ đợi sữa về mẹ nhé!

Nhìn chung, mẹ đang cho con bú hoàn toàn có thể tránh được cảm giác đau núm vú khi đảm bảo bé ngậm đúng khớp, dùng máy hút sữa đúng cách và chăm sóc bầu sữa cẩn thận. Có như vậy, mẹ mới khỏe và tạo được nhiều sữa chất lượng cho bé yêu.

Cách giảm đau núm vú khi cho con bú và can thiệp y tế khi cần thiết

Với những người mẹ mới sinh con và mới cho con bú lần đầu thường sẽ gặp tình trạng đau núm vú khi cho con bú hoặc khi sữa mẹ xuống lượt kế tiếp thì đây là một hiện tượng phổ biến. Cách giảm đau đầu vú khi cho con bú có thể khắc phục bằng một số cách:

  • Cho bé ngậm đúng khớp
  • Bế bé bú trong tư thế thoải mái
  • Vệ sinh ngực bằng nước ấm và làm mềm ngực trước khi cho con bú
  • Tuy nhiên trong một số trường hợp mẹ cần có can thiệp y tế ngay khi:
  • Đầu vú bị nứt hoặc chảy máu: cần bôi thuốc mỡ và dùng miếng lót thấm sữa tránh nhiễm trùng
  • Đau quá nhiều và trong thời gian dài: cần đến gặp bác sĩ và được kê đơn thuốc giảm đau và thực hiện thông tắc tuyến sữa cho mẹ tại các bệnh viện phụ sản sau khi sinh

Theo: verywellfamily.com

Nguồn tham khảo: Khắc phục chứng đau núm vú khi cho con bú - Bệnh viện Nhi Trung Ương

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mingboong