Mách mẹ một số cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng

Làm cho trẻ bị phân tâm cũng là mẹo giảm đau cho bé sau khi chích. Mẹ có thể mang theo món đồ chơi bé thích để đánh lạc hướng trẻ. Hiện nay, nhiều cơ sở tiêm chủng còn thiết kế khu vui chơi dành riêng cho bé. Vì vậy, trong thời gian theo dõi sau tiêm 30 phút, cha mẹ có thể cùng chơi đùa với trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng là cho con bú, trò chuyện, ôm ấp trẻ, cho bé nghỉ ngơi, chườm khăn lạnh,… Tiêm phòng là cách tốt nhất để phòng ngừa những bệnh nguy hiểm cho trẻ. Nhưng nhiều mẹ lại chưa biết cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng.

  • Cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng
  • Theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm như thế nào?
  • Thay lời kết

Cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng

Cho con bú – cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng hiệu quả

Tập trung bú mẹ khi tiêm ngừa sẽ làm bé quên cơn đau và ít khóc hơn. Sau khi tiêm, bé cũng cần được cho bú nhiều hơn để giảm đau nhanh chóng. Mẹ có thể sử dụng một chút đường bôi lên đầu ti và cho bé bú. Ti mẹ sẽ giúp bé mau quên đi cơn đau nơi chỗ tiêm đấy!

Tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ bé yêu khỏi nhiều căn bệnh nguy hiểm

Xem thêm

Sự khác biệt giữa dinh dưỡng mẹ cho con bú và khi con cai sữa

Thời gian cho bé bú có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của con

Trò chuyện, ôm ấp trẻ

Sự quan tâm và chăm sóc của bố mẹ đóng vai trò rất quan trọng khi bé tiêm ngừa. Bởi ngay sau khi tiêm, trẻ không chỉ cảm thấy đau mà còn rất sợ hãi, hoảng loạn. Lúc này bố mẹ nên ở bên trẻ trò chuyện, vỗ về. Tuyến yên của bé sẽ tiết ra oxytocin hay còn gọi là “hormone tình yêu” khiến bé bớt đau hơn. Vì vậy bố mẹ hãy ôm ấp, nâng niu để bé giảm đau và bớt căng thẳng nhé!

Trẻ được ôm ấp, cho bú sẽ tiết ra oxytocin có tác dụng giảm đau cho trẻ.

Cho trẻ nghỉ ngơi

Sau khi tiêm, trẻ nhỏ thường cảm thấy khó chịu, buồn ngủ. Vì vậy, mẹ nên để bé nghỉ ngơi trong không gian yên tĩnh. Em bé khi ngủ nên mặc đồ rộng rãi, thoáng mát, tránh đồ bó sát hoặc quá chật. Đây là cách giảm đau cho em bé sau khi tiêm phòng rất hiệu quả.

Chườm khăn sạch cũng là cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng rất tốt

Chườm khăn ướt, sạch cũng là cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng. Nước mát sẽ giúp vùng da đang sưng dịu lại. Nếu tình trạng sưng đau kéo dài quá 1-2 ngày, bạn nên đưa bé đến bác sĩ khám. Một số trẻ sau khi tiêm phòng, ngay tại chỗ tiêm sưng to, nổi cục do cơ địa nhạy cảm.

Chườm khăn mát, sạch vào chỗ tiêm giúp vết tiêm bớt sưng hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lưu ý, tuyệt đối không xát chanh hoặc đắp khoai tây mỏng vào chỗ tiêm. Vì làn da của trẻ vô cùng nhạy cảm, làm vậy có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho vết tiêm.

Cho bé chơi trò chơi

Làm cho trẻ bị phân tâm cũng là mẹo giảm đau cho bé sau khi chích. Mẹ có thể mang theo món đồ chơi bé thích để đánh lạc hướng trẻ. Hiện nay, nhiều cơ sở tiêm chủng còn thiết kế khu vui chơi dành riêng cho bé. Vì vậy, trong thời gian theo dõi sau tiêm 30 phút, cha mẹ có thể cùng chơi đùa với trẻ.

Mát xa nhẹ nhàng

Không chỉ đau đớn, vết tiêm sau khi chích ngừa còn có thể bị sưng phồng nữa. Để giảm đau vểt tiêm hãy nhẹ nhàng xoa xung quanh nốt tiêm. Nhưng mẹ nhớ rửa tay thật sạch và không xoa trực tiếp vào chỗ tiêm. Vì đây là vết thương hở, nếu không cẩn thận sẽ làm vi khuẩn tấn công cơ thể con đấy!

Xem thêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu ở đâu? Những điều mẹ cần biết về mũi tiêm này

Trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng 5 trong 1 có nguy hiểm không và phải xử lý thế nào?

Theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm như thế nào?

Ngoài lưu ý cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng, mẹ cũng phải theo dõi bé sau khi tiêm.

Theo dõi tại cơ sở tiêm chủng trong vòng 30 phút

Trong mọi trường hợp tiêm chủng, trẻ cần được theo dõi tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm. Nếu bé có biểu hiện bất thường, mẹ cần báo ngay nhân viên y tế để xử lý kịp thời. Dấu hiệu gồm: quấy khóc liên tục, li bì, thở nhanh hay ngắt quãng, da mẩn đỏ, nôn trớ…

Mẹ cần quan sát sức khoẻ của con sau khi tiêm phòng để tránh sốc phản vệ.

Theo dõi tại nhà

Gia đình cần tiếp tục theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm ít nhất trong 24 – 48 giờ. Chú ý theo dõi thân nhiệt, tình trạng ăn, ngủ, nhịp thở, vị trí tiêm của bé. Tăng cường cho trẻ bú và uống nước nhiều hơn. Nếu trẻ đang ăn dặm, nên cho bé ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa. Cho trẻ mặc đủ ấm vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè.

Nếu trẻ sốt, khóc quấy, cha mẹ có thể dùng hạ sốt theo đơn của bác sĩ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất?

– Sốt cao trên 39°C, dùng thuốc hạ sốt không đỡ

– Trẻ bú kém, bỏ bú

– Co giật, mệt lả, lơ mơ, không đáp ứng khi gọi, hỏi

– Tím tái, khó thở, thở nhanh, khò khè, co rút lõm lồng ngực…

– Bé có biểu hiện quấy khóc kéo dài trên 3 giờ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ nổi mề đay, chân tay lạnh, tím tái

– Các phản ứng thông thường kéo dài trên 1 ngày

Những phản ứng của trẻ sau khi được tiêm chủng 

Sốt: Đa số sau khi tiêm chủng các bé thường có dấu hiệu sốt ở dạng nhẹ và bình thường là sẽ tự hết, tuy nhiên có thể kéo dài từ 1-2 ngày. Nếu trẻ sốt dưới 38 độ C thì mẹ chỉ cần chườm khăn hoặc dùng miếng dán hạ sốt cho bé và ngược lại trên 38 độ C thì dùng thuốc hạ sốt. 

Vị trí tiêm chủng: Sau khi tiêm, vị trí tiêm chủng thường có dấu hiệu đỏ, sưng, đau và phản ứng này sẽ tự hết trong vòng 1-3 ngày sau khi tiêm. Vì thế, người mẹ tuyệt đối không tự ý bôi hay chườm bất cứ gì lên bề mặt vết tiêm. Một số trường hợp trẻ có bệnh lý về máu hoặc giảm tiểu cầu thì sẽ xuất hiện vết bầm tím tại vết tiêm. 

Thay lời kết

Cha mẹ nào mà chẳng xót xa khi thấy thiên thần nhỏ bé của mình khóc thét khi đi tiêm. Nhưng hãy nhớ rằng tiêm chủng là việc cần làm để bảo vệ trẻ. Cách tốt nhất bạn có thể làm là trợ giúp cho trẻ để vượt qua những khó chịu này. Mẹ còn chần chờ gì mà không tham khảo ngay cách giảm đau nêu trên. Hãy cho chúng tôi biết nếu bạn áp dụng thành công nhé!

Xem thêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Hòa Đặng