Khi con trẻ được sinh ra, có bé chậm đi, có bé chậm nói. Nếu con yêu của bạn được xem là chậm nói, các bậc cha mẹ nên học những cách cơ bản để dạy trẻ chậm nói.
Chậm nói có đáng lo ngại không?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc con bạn chậm nói
Nếu như cha mẹ đợi đến ngày con được sinh ra đời vào 9 tháng 10 ngày, đợi đến ngày con biết bò, thì cũng cùng cảm xúc đó mà chờ đợi ngày con biết nói “mẹ”, “ba”. Sự chờ đợi luôn có nhiều cảm xúc chen lẫn nôn nóng.
Thế nhưng không phải lúc nào con bạn cũng sẽ nhanh chóng phát ra những âm thanh có nghĩa. Và có thể bạn sẽ bắt đầu lo lắng khi so sánh con mình với con những người khác. Hoặc đôi khi có một nhận xét bâng quơ: “ủa sao không thấy cháu nói”, “coi chừng chậm nói à nha”. Thế là cha mẹ trở nên lo lắng.
Trong 99% các trường hợp, chúng ta không cần phải lo lắng gì cả. Chỉ khi nào thật sự là sau 2 tuổi mà bé không nói bất cứ gì cả thì chúng ta mới cần để ý và có biện pháp.
Trẻ có 1001 lý do “lành” cho việc chậm nói
Đối với một số bé, việc tập trung “năng lượng” vào việc đi làm cho bé lơ là việc học nói. Cho nên dân gian mới cho rằng “biết đi sớm sẽ biết nói chậm” là không sai. Rồi có hàng loạt lý do khác nữa: bé thiếu môi trường tiếp xúc ngôn ngữ. Nếu bé phải thường xuyên ở một mình, hay ở với bà ngoại hay bà nội kiệm lời, thì có thể bé sẽ chậm nói. Hoặc có khi bé tập trung vào việc quan sát, ở những trường hợp nôi của bé được đặt ở nơi nhiều người qua lại, ánh sáng thay đổi…
Sự phát triển khác nhau của cơ quan phát âm cũng làm cho có bé thì nói sớm, có bé nói muộn hơn. Nếu như các bé thường sinh ra với số cân khác nhau, hoặc chiều cao khác nhau, hoặc tóc mọc khác nhau, hoặc biết lật úp khác nhau và biết đi khác nhau, thì rõ ràng là cũng sẽ có sự phát triển của cơ quan phát âm (lưỡi, răng, dây thanh ở cổ họng…).
Tiếng khóc là “tiếng nói đầu tiên” của trẻ
Quá trình nói của con người, theo TS.Đinh Lư Giang, chuyên gia Ngôn ngữ học tâm lý, thuộc Trường ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn TPHCM, cần phải được hiểu từ giai đoạn bé bắt đầu phát ra những âm thanh vô nghĩa. “Những phản ứng âm thanh của bé trước một tác động âm thanh/ánh sáng/nhiệt độ… của môi trường bằng chính âm thanh do miệng bé phát ra, là giai đoạn đầu tiên của kỹ năng giao tiếp. Bé khóc là dấu hiệu quan trọng của giao tiếp. Tiếng khóc của bé mang nhiều thông điệp và đó là “tiếng nói” đầu tiên.” – Tiến sĩ cho biết.
Hãy bắt đầu dạy con nói từ ngày đầu tiên
Khi nào thì việc bé nói chậm nên xem là mang tính bệnh lý
Tuy nói chậm không phải là vấn đề của con trẻ, nhưng sau một số tháng mà bé hoàn toàn không có dấu hiệu của việc nói, thì chúng ta cần phải bắt đầu quan tâm.
Trước hết, cần đưa bé đi khám ở các bệnh viện nhi, phòng khám nhi để được các chuyên gia chẩn đoán.
Hai nhóm nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm nói
Một số khả năng con của bạn chậm nói do bệnh lý thường liên quan đến hai nhóm nguyên nhân, nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân tâm lý. Nguyên nhân sinh lý có thể là do các dị tật ở cơ quan phát âm làm cho đứa trẻ chậm và khó khăn trong việc phát âm. Sự phát triển não chậm cũng có thể gây nói chậm hoặc không nói được. Trường hợp câm bẩm sinh, dù là điều không ai mong muốn, cũng có thể là nguyên nhân.
Các nguyên nhân tâm lý thì thường liên quan đến sự sợ hãi của bé, những tác động tâm lý quá mạnh bé đã trải qua trong giai đoạn sơ sinh. Hoặc có khi đơn giản là chẳng ai nói với bé cho bé bắt chước cả. Ba mẹ thì đi làm cả ngày, ông bà thì chỉ chăm cháu ăn ngủ, người giúp việc thì không có ý thức về việc giáo dục ngôn ngữ cho cháu.
Một vài cách dạy trẻ chậm nói mà các ông bố bà mẹ cần biết
Ngay từ khi bé còn rất nhỏ, vài tháng tuổi, các bậc cha mẹ nên bắt đầu giao tiếp với bé. Hãy nói chuyện với bé và phản ứng lại những ê a vô nghĩa mà bé phát ra. Dành thời gian tương tác với bé còn giúp ba mẹ nhanh chóng nhận ra những bất thường của bé về mặt ngôn ngữ nếu có.
Trẻ chậm nói là chuyện bình thường nhưng không được chủ quan
Khi nói chuyện với bé, ban đầu hãy nói chậm rãi, nói những từ rời rạc. Một số từ cơ bản cần được lặp lại thường xuyên. Ở lứa tuổi sơ sinh, cần chú ý không nên nói các câu phức tạp, bé sẽ không nhận ra được nhiều tín hiệu âm thanh cùng một lúc.
Âm lượng khi nói, nét mặt âu yếm, cúi sát xuống chỗ bé nằm, sự thoải mái của bé khi nghe bạn nói, và cả tiếng nhạc bạn chọn cho bé khi ngủ… cũng là những nhân tố giúp cơ quan ngôn ngữ phát triển một cách kịp thời và dần hoàn thiện. Một ngày nào đó, bé sẽ gọi ba, gọi mẹ và bước vào đời…
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!