5 cách dạy con ngoan nghe lời từ những hành động nhỏ nhưng thay đổi lớn!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách dạy con ngoan nghe lời từ những điều rất nhỏ trong cuộc sống như lời cảm ơn; những câu hỏi mở;…sẽ khiến ba mẹ ngạc nhiên vì chỉ cần hành động nhỏ nhưng thay đổi lớn đấy!

Tản mạn một chút về cụm từ “con ngoan nghe lời”

Trước khi đi sâu vào các chiến lược để cải thiện giao tiếp với con, hãy thực sự xem xét khái niệm của bản thân bạn về “con ngoan nghe lời” và “không nghe lời”? Cụm từ này nên được hiểu như thế nào dưới góc nhìn của ba hay/và mẹ?

Khi nói chuyện với cha mẹ, “không nghe lời” thường trở thành một thuật ngữ chung chung bao hàm vô số vấn đề. Bởi vì “con ngoan nghe lời” có thể được hiểu rất rộng, và khi bạn chưa thực sự hiểu mình muốn gì thì có thể khó tìm ra giải pháp.

Con ngoan nghe lời là phải nghe răm rắp những gì ba mẹ bảo? Và nếu chúng hỏi lại, dù với thái độ tò mò và không phản kháng, thì cũng được bạn định nghĩa là “hư”? Hoặc đơn giản là bạn muốn điều khiển toàn bộ cuộc sống của con? Và nếu chúng không theo hướng ba mẹ đã vạch ra sẵn thì là không ngoan?

Trả lời được bản thân mình định nghĩa như thế nào về khái niệm này sẽ giúp ba và mẹ rất nhiều, không những khi con còn nhỏ mà còn đến khi bé vào tuổi dậy thì và trưởng thành.

Những cách dạy con ngoan nghe lời ba mẹ

1. Nhìn vào mắt con khi nói chuyện với chúng

Khi cần sự chú ý của trẻ, hãy đảm bảo rằng bạn cũng phải dành thời gian để nhìn và giao tiếp với con – điều đó có nghĩa là giao tiếp bằng mắt. Lúc nhìn thẳng vào mắt con, thông điệp ba mẹ muốn truyền tải đến bé không chỉ để xác nhận rằng con đang nhìn và nghe thấy bạn mà còn tăng cường giao tiếp.

Điều này có nghĩa là ba mẹ có thể phải rời mắt khỏi màn hình máy tính hoặc ngưng bất cứ việc gì đang làm trong phút chốc. Sự gần gũi và nghiêm túc trong giao tiếp là chìa khóa, là cách dạy con ngoan nghe lời. Nó thể hiện rằng ba mẹ đang trò chuyện với con, chứ không phải la hét hay ra lệnh.

2. Cách dạy con ngoan nghe lời là không cấm bé

Ba mẹ có nhớ rằng thời còn nhỏ, ai càng cấm đoán ta làm việc gì thì chỉ càng khiến ta cũng vậy? Thật vậy! Và con yêu của bạn cũng không ngoại lệ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đừng chạy nhảy! Không được đụng vào máy tính của mẹ! Các lệnh phủ định, chẳng hạn như “Không” và “Đừng” yêu cầu trẻ xử lý gấp đôi và chúng phải trả lời hai câu hỏi:

  • Ba/mẹ không muốn mình làm gì?
  • Mình phải làm gì khác đây?

Điều đó thật khó hiểu và mâu thuẫn cho một đứa trẻ con. Và nếu con ở tuổi vị thành niên thì lại càng khiến bé khó chiụ. Thay vào đó, hãy nói với con rằng chúng phải hoặc nên làm gì!

Thay vì “Đừng chọc anh con”, hãy thử “Hãy nói chuyện nhẹ nhàng với anh”; hoặc “Con có thể ngồi yên trong một chút để anh tập trung làm bài không? Khi xong anh sẽ chơi với con?”

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thay vì “Đừng để đồ chơi của con khắp sàn nhà”, hãy thử “Hãy giúp mẹ bỏ đồ chơi vào thùng đồ chơi nhé!”. Và sau khi con thực hiện xong, đừng quên đặt lên má một nụ hôn hay một hành động tán thưởng nào đó để bé biết rằng con đã làm tốt.

3. Nói ngắn gọn súc tích

Một cách dạy con ngoan nghe lời khác là hãy sử dụng lời nói của mình ngắn gọn, dễ hiểu và súc tích nhất có thể. Các bậc cha mẹ, và đặc biệt là các bà mẹ, có xu hướng biến một câu trả lời dài năm giây thành một bài luận văn dài năm phút!

Khi cố gắng thu hút sự chú ý của con, hãy càng ngắn gọn càng tốt. Nhờ vậy, con cũng sẽ dễ hiểu ý của ba mẹ hơn. Và chúng cũng nghĩa rằng ba mẹ nghiêm nghị đấy nếu bạn sử dụng đúng tông giọng!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

4. Cách dạy con ngoan nghe lời là hãy làm gương nói lời cảm ơn trước

Nếu như ở mục trước ba mẹ nên có những hành động như tán dương con thì mục này nói đến tầm quan trọng của hai chữ “cảm ơn” trong cách dạy con ngoan nghe lời.

Hãy “Cảm ơn” con mỗi khi bé giúp bạn một việc gì đó, hay đơn giản là hôm nay con ngoan và từ đó giúp mẹ có thêm thời gian nghỉ ngơi. Và khi nói, hãy thực sự cảm ơn để bé có thể cảm nhận được sự biết ơn của ba mẹ theo hướng tích cực.

Đây cũng là hành động cho thấy ba mẹ tin tưởng con. Từ đó càng ngày càng khuyến khích con tự tin và tăng kết nối của ba mẹ và bé.

5. Khoan khiển trách

Nếu con chưa làm tốt một việc nào đó thì hãy đừng vội khiển trách bé. Hãy cho con biết quan sát của bạn – tức là nói bé ba mẹ đã biết việc nào đó bé chưa hoàn thành. Và sau đó hãy hỏi bè định sẽ thực hiện khi nào.

Trẻ em cũng như người lớn, càng được tôn trọng trong kỷ luật thì chúng sẽ nghe lời ba mẹ hơn. Dạy con là cả một quá trình và có thể ví von như là “nghệ thuật”; và bậc làm cha làm mẹ là những người nghệ sĩ tài ba.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu