Bạn có từng cảm thấy như mình bị đau dạ dày sau khi quan hệ. Có thể đó là đau bụng dưới, hướng về phía âm đạo. Đây là 7 nguyên nhân phổ biến và cách chữa đau bụng dưới sau khi quan hệ dành cho bạn nữ.
Do tư thế tình dục
Tư thế tình dục là điều bạn cần nghĩ đến đầu tiên nếu bị đau khi quan hệ. Nếu bạn luôn bị đau sau khi quan hệ tư thế truyền thống hay tư thế doggy, đó có thể là do thâm nhập sâu.
Cách chữa trị
Trước tiên hãy thử dùng thuốc giảm đau không kê đơn, như Motrin hoặc Tylenol. Bạn nên dùng một hoặc hai giờ trước khi quan hệ. Bạn cũng nên thử một số tư thế mà bạn nằm trên, ví dụ như cô gái cao bồi.
Điều quan trọng là chọn tư thế bạn được quyền kiểm soát độ sâu và tần suất thâm nhập. Tư thế nằm nghiêng, ví dụ như úp thìa, sẽ thâm nhập nông hơn và bớt đau hơn.
Bạn bị lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung xảy ra “khi niêm mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung”. Đau vùng chậu trong và sau khi quan hệ là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng này.
Khi bạn bị lạc nội mạc tử cung nghiêm trọng, bạn có thể bị dính các mô và các cơ quan ở vùng xương chậu. Sự thâm nhập sâu trong quan hệ tình dục có thể gây ra đau đớn dữ dội vì tất cả các cơ quan của bạn đều được gắn kết với nhau. Nhưng bạn cũng có thể bị đau mà không có những sự kết dính này vì lạc nội mạc tử cung gây ra đau do viêm.
Cách chữa trị
Hãy đến gặp bác sĩ phụ khoa. Bác sĩ sẽ hỏi các câu hỏi liên quan đến sức khỏe âm đạo của bạn. Sau đó bạn có thể dược siêu âm, nội soi để kiểm tra xương chậu. Đó là cách duy nhất để kiểm tra bạn có bị lạc nội mạc tử cung không. Sau đó, bác sĩ có thể kê thuốc cho bạn.
Bạn bị u nang buồng trứng hoặc u ở vùng chậu
Đó là tình trạng túi chứa đầy chất lỏng trong buồng trứng. U nang hầu hết vô hại và biến mất trong vài tháng. Nhưng một số u có thể tiếp tục phát triển và gây đau.
U vùng chậu thì có một chút khác biệt. Nó có thể phát triển từ các túi dính còn lại ở các ca phẫu thuật trước đó. Hoặc ó có thể là nhiễm trùng chất lỏng tích tụ trong vùng xương chậu. Quan hệ tình dục có thể gây đau ở các khu vực gần âm đạo, trong đó có vùng xương chậu.
Cách chữa trị
Bác sĩ sẽ siêu âm để chẩn đoán vấn đề, sau đó bạn có thể cần phải mổ nội soi để loại bỏ u nang.
Bạn bị nhiễm trùng hoặc bệnh viêm nhiễm trong quá khứ
Nhiễm trùng âm đạo từ vi khuẩn thường được tìm thấy trong âm đạo của bạn hoặc từ một bệnh lây truyền qua đường tình dục, chẳng hạn như chlamydia hoặc lậu. Nó có thể lây lan từ âm đạo của bạn đến tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng (còn gọi là bệnh viêm vùng chậu).
Nhiễm trùng khiến bạn đau âm đạo và vùng chậu. Quan hệ còn làm bạn đau hơn vì bạn kích thích một khu vực đang bị tổn thương. Nếu bạn không bị nhiễm trùng nhưng đã từng có sẹo do bệnh viêm vùng chậu trước đây để lại, bạn cũng sẽ bị đau khi quan hệ.
Cách chữa trị
Nếu đó là bệnh nhiễm trùng, bạn sẽ cần dùng thuốc kháng sinh kê đơn. Nhưng nếu đó là do bệnh viêm trước đó, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để giảm đau hoặc cắt bỏ sẹo.
Bạn bị khô âm đạo
Một số loại thuốc tránh thai có thể gây khô. Khô âm đạo cũng là vấn đề ở phụ nữ tiền mãn kinh.
Cách chữa trị
Dùng gel bôi trơn. Nếu không hiệu quả, bạn sẽ cần đến bác sĩ để được tư vấn dùng thuốc estrogen âm đạo hoặc thuốc DHEA âm đạo.
Tử cung bị nghiêng
30% phụ nữ sẽ bị nghiêng tử cung. Nhưng nếu tử cung bị gắn vào với một bộ phận khác, bạn sẽ bị đau. Về cơ bản, bạn bị đau nếu ruột dính với đỉnh âm đạo bằng mô sẹo.
Cách chữa trị
Bác sĩ sẽ cho bạn biết nếu tử cung của bạn chỉ bị nghiêng một cách tự nhiên hay do sẹo. Nếu không có sẹo, hãy thử một tư thế quan hệ tình dục với sự thâm nhập nông hơn. Nếu bạn có sẹo , có khả năng là do lạc nội mạc tử cung. Bác sĩ sẽ biết làm thế nào để điều trị cho bạn.
Bạn bị u xơ
U xơ là khối u lành tính (không phải ung thư) của tử cung. Nhưng chúng có thể gây đau khi quan hệ tùy vào kích thước và vị trí.
Cách chữa trị
Bạn sẽ cần siêu âm hoặc chụp MRI vùng khung chậu. Sau đó bác sĩ có thể tư vấn bạn dùng vòng tránh thai hoặc cắt bỏ tử cung.
Nếu bạn đã đổi nhiều tư thế mà vẫn đau, cách chữa đau bụng dưới sau khi quan hệ tốt nhất là đến bác sĩ. Đừng tự ý chữa trị cho mình để tránh những hậu quả lâu dài cho sức khỏe.
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!