Gợi ý cách chống sốt khi tiêm phòng cho con chơi khoẻ và mẹ an tâm

Một vài ngày trước khi tiêm phòng, mẹ nên chăm sóc con thật kỹ để đảm bảo sức khoẻ tốt nhất. Mẹ nên theo dõi con thật kỹ về chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, chơi đùa… và không nên cho con ra ngoài nắng hay nghịch nước, đi chơi xa…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách chống sốt cho trẻ khi tiêm phòng là thắc mắc của không ít mẹ bỉm. Theo kinh nghiệm của các mẹ, dùng lá tía tô và chăm sóc con thật kỹ sẽ giúp đảm bảo sức khỏe tốt nhất trước khi tiêm và giúp con không bị sốt sau tiêm. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Nếu trẻ không bị sốt sau tiêm phòng có sao không?
  • Cách chống sốt cho trẻ khi tiêm phòng mẹ nào cũng cần biết
  • Một số điều mẹ chú ý trước khi đi tiêm phòng cho trẻ
  • Mẹ cần làm gì cho con sau khi tiêm phòng?

Nếu trẻ không bị sốt sau tiêm phòng có sao không?

Theo BS.CKI. Nguyễn Thị Từ Anh (Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ)

Phản ứng sốt sau tiêm ngừa là tác dụng phụ của thuốc tiêm ngừa. Nếu trẻ tiêm mũi phối hợp bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, HiB (viêm màng não mủ và viêm thanh quản, viêm phổi), thì phản ứng sốt thường xảy ra do thành phần ho gà toàn tế bào. Các thuốc tiêm ngừa phối hợp có  chứa thành phần ho gà vô bào sẽ ít gây tác dụng phụ sốt hơn. Ngoài ra, phản ứng sốt còn phụ thuộc vào từng cơ thể. Trẻ tiêm phòng không bị sốt có tốt không? Không sốt không có nghĩa là thuốc không có tác dụng nên không có vấn đề gì cả, mẹ không nên lo lắng.

Theo Tudu.com.vn

Cách chống sốt cho trẻ khi tiêm phòng mẹ nào cũng cần biết

1. Sử dụng lá tía tô

Một số loại vắc xin đặc biệt có thể khiến trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng. Nhất là với một số trẻ có cơ địa nhạy cảm sẽ có phản ứng sốt từ 1-3 ngày và sưng cho tiêm. Nhưng bên cạnh đó, một số trường hợp trẻ sốt cao và kéo dài rất nguy hiểm.

Khám phá thêm:

Mẹ có thể chống sốt cho con khi đi tiêm phòng bằng cách uống nước lá tía tô

Do đó, nhiều mẹ uống nước lá tía tô trước vài ngày để khắc phục tình trạng con bị sốt khi tiêm phòng. Cách chống sốt cho trẻ khi tiêm phòng thường được áp dụng theo 1 trong 2 cách.

  • Cách 1: Mẹ cần áp dụng trước 3 ngày đi tiêm phòng. Cụ thể, mỗi bữa mẹ ăn khoảng 10 ngọn tía tô và cho con bú càng nhiều càng tốt. Mẹ thực hiện liên tục 3 ngày như vậy thì con đi tiêm phòng không sốt hay sốt nhẹ và nhanh khỏi hơn. Với những bé uống sữa ngoài thì mẹ có thể đun lá tía tô rồi pha nước loãng cho con uống.
  • Cách 2: Nếu mẹ không muốn ăn sống thì có thể mua một ít lá tía tô rồi chia thành 20 phần nhỏ và gói vào giấy báo cất tủ lạnh. Mỗi lần mẹ lấy khoảng 6-7 phần nhỏ rồi đun nhừ và pha loãng với 2-3 lít nước uống thay nước lọc. Mẹ uống như vậy từ ngày 2-4 đi tiêm và sau ngày 4-5 vẫn uống bình thường. Nếu mẹ thực hiện được như vậy thì con chỉ sốt nhẹ và vẫn ăn ngủ như thường.

Mẹ nên uống nước lá tía tô trước 3 ngày liên tục và cho con bú càng nhiều càng tốt

2. Mẹ không nên cho con đi chơi xa hay đi chơi ngoài trời nắng

Một vài ngày trước khi tiêm phòng, mẹ nên chăm sóc con thật kỹ để đảm bảo sức khoẻ tốt nhất. Mẹ nên theo dõi con thật kỹ về chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, chơi đùa… và không nên cho con ra ngoài nắng hay nghịch nước, đi chơi xa…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có như vậy, con mới đảm bảo sức khoẻ tốt khi đi tiêm phòng và cũng hạn chế được trường hợp trẻ bị sốt. Vì theo quy tắc an toàn thì bác sĩ chỉ tiêm phòng cho trẻ cho sức khoẻ tốt để tránh tình trạng sốc phản vệ. Thực tế, nhiều mẹ không biết đến quy tắc này nên nhiều trẻ phải dời lịch hay tiêm xong ảnh hưởng đến sức khoẻ của con.

Khi tiêm phòng mẹ cần đảm bảo con có sức khoẻ tốt nhất

Một số điều mẹ chú ý trước khi đi tiêm phòng cho trẻ

  • Mẹ nên tắm rửa và vệ sinh cơ thể cho bé thật sạch sẽ. Vì điều này có thể giúp con hạn chế nhiễm trùng vết tiêm. Bên cạnh đó, con có thể sốt và có thể kiêng tắm trong 1 ngày mà vẫn đảm bảo cơ thể bé còn sạch, không quá khó chịu.
  • Mẹo trước khi đi tiêm phòng cho trẻ là không nên để con ăn quá no hay quá đói.
  • Cho trẻ mặc đồ thoáng mát và dễ cởi để bác sĩ có thể thực hiện thao tác khi cần.
  • Mẹ cần soạn hết các giấy tờ liên quan đến tiêm chủng như sổ tiêm phòng. Tránh trường hợp mẹ vội vàng quên trước quên sau mất rất nhiều thời gian.
  • Nên nói thật về tình hình sức khoẻ của con, có tiền sử mắc bệnh gì không…
  • Các mẹ cũng nên nói trước với bác sĩ về một số mũi tiên con bị sốt trước đây.

Mẹ đã biết chưa?

Mẹ cần làm gì cho con sau khi tiêm phòng?

  • Mẹ cần cho con ở lại 30 phút sau khi tiêm để được theo dõi. Nếu có biến chứng xảy ra thì được can thiệp kịp thời.
  • Một số phản ứng sau khi tiêm phòng mẹ không cần quá lo lắng như vết tiêm sưng đỏ, hơi đau và sốt nhẹ.
  • Trẻ đi tiêm phòng về có bị sốt thì mẹ cũng không nên đắp lòng trắng trứng gà, dùng khoai tây hoặc dán miếng hạ sốt trực tiếp lên vết tiêm. Vì điều này có thể khiến vết tiêm nhiễm trùng và làm giảm tác dụng của vắc xin.
  • Sau khi tiêm trẻ có biểu hiện sốt trên 39 độ kéo dài kèm co giật, bú kém… thì mẹ cần đưa con đến bệnh viện hay phòng khám nhi khoa uy tín.
  • Những trẻ nào cơ địa nhạy cảm vết tiêm sưng đỏ, nổi cục cứng. Cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng là chườm mát lên vết tiêm, cho trẻ bú mẹ nhiều và nhớ mặc đồ thoáng mát cho con.
  • Mẹ cho trẻ bú càng nhiều càng tốt.

Cách chống sốt khi cho trẻ tiêm phòng cũng không quá khó. Các mẹ hoàn toàn có thể thực hiện được đúng không nào. Vậy mẹ hãy áp dụng ngay thôi để con khỏi sốt, vẫn ăn ngủ tốt dù đi tiêm phòng.

Xem thêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nguyenthi Huyen