Bụng dưới căng có phải có thai? Nhiều chị em quan hệ tình dục nhưng không sử dụng biện pháp tránh thai và sau một khoảng thời gian thì cảm thấy phần bụng dưới căng tức và nghi ngờ mình đã có thai. Liệu đây có phải là dấu hiệu mang thai sớm? Hãy lắng nghe giải đáp chính xác từ các bác sĩ sản khoa.
- Bụng dưới căng có phải có thai hay không?
- Bụng dưới căng có phải có thai?
- Dấu hiệu của các bệnh lý thường gặp
Bụng dưới căng có phải có thai hay không?
Sau thời điểm quan hệ, đặc biệt nếu bạn đang có ý định sinh con và đã canh chính xác thời điểm trứng rụng thì khả năng bạn sẽ mang thai là điều hoàn toàn có thể.
Theo lý giải của các bác sĩ chuyên môn thì tình trạng căng tức bụng dưới cũng là một dấu hiệu cho thấy có thai. Nếu như quan hệ đúng vào thời điểm rụng trứng và không sử dụng biện pháp tránh thai thì chỉ sau khoảng 10 ngày thì phần bụng dưới sẽ trở nên căng hơn và cũng là một trong những dấu hiệu mang thai đầu tiên. Tuy nhiên, để có thể xác định chính xác hơn thì các chị em nên sử dụng que thử thai hoặc đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và nhận được kết quả chính xác nhất.
Bài viết liên quan:
Các dấu hiệu cho thấy trứng đã được thụ tinh và tế bào của một sinh linh bé nhỏ đang hình thành có thể khác nhau tùy theo từng cơ thể phụ nữ. Nhưng nhìn chung bạn có thể nhận biết qua những biểu hiện đặc trưng theo từng tuần như sau:
- Đau bụng nhẹ và ra máu âm đạo với lượng ít.
- Trễ kinh.
- Căng tức bụng dưới
-
- Thay đổi tâm lý, trở nên thất thường hơn.
- Nhịp tim đập nhanh hơn.
- Đầu ti và bầu ngực thay đổi so với trước.
- Tăng cân đáng kể.
- Một số vùng da trở nên thâm sạm.
Phụ nữ mang thai sẽ có một hoặc nhiều dấu hiệu như trên xuất hiện đồng thời. Chính vì vậy mà dù chưa biết chắc mình thực sự mang thai hay không thì bạn vẫn cần thận trọng trong việc dùng thuốc, vận động và ăn uống.
Bụng dưới căng có phải có thai?
Tình trạng căng tức bụng dưới ở mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kì được các chuyên gia y học đánh giá là một hiện tượng bình thường và đây cũng là một dấu hiệu báo cho mẹ bầu biết rằng mình đã có thai.
Nguyên nhân đau bụng dưới có thể do khi trứng được thụ tinh và di chuyển vào cổ tử cung để làm tổ, trứng sẽ hình thành các chân giả và nhau thai để cấy vào thành tử cung. Đây chính là nguyên nhân người phụ nữ sẽ cảm thấy bụng dưới đau âm ỉ, chậm kinh, căng tức nhẹ bụng dưới.
Do đó, theo các bác sĩ chuyên khoa sản, căng tức bụng dưới có thể là dấu hiệu của việc mang thai sớm nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng với tất cả các mẹ bầu.
Nhận biết mang thai sớm bằng cách nào? Để biết chính xác mình có mang thai hay không thì mẹ cần dựa trên nhiều dấu hiệu kết hợp và kiểm tra bằng các phương pháp y học như thử nước tiểu, xét nghiệm máu, siêu âm, … để có được kết quả chính xác nhất.
Bài viết liên quan:
Dấu hiệu của các bệnh lý thường gặp
Sau khi đã kiểm tra bằng các phương pháp như que thử thai, siêu âm và nhận thấy bụng dưới căng không phải là dấu hiệu mang thai thì bạn vẫn nên cẩn trọng. Bởi căng tức bụng có thể là nguyên nhân của chu kỳ kinh nguyệt hoặc một số bệnh lý sau.
Dấu hiệu của chu kỳ kinh nguyệt
Những cơn đau, căng tức vùng bụng dưới được xem là một trong các dấu hiệu có kinh trước 1 tuần phổ biến ở hội chị em, đặc biệt thường xuất hiện trước “mùa dâu” khoảng 1 đến 2 ngày. Do các hormone sinh dục nữ tiết ra nhiều hơn, khiến tử cung co thắt và gây đau vùng bụng dưới, cũng là nguyên nhân gây đau mỏi lưng.
Các bệnh về đường tiêu hóa
Một số rối loạn bệnh lý có thể dẫn tới đau bụng dưới rốn như:
- Rối loạn tiêu hóa với biểu hiện đau bụng dưới rốn âm ỉ và xuất hiện thành từng cơn. Kèm theo triệu chứng đầy hơi, trướng bụng, khó tiêu,…
- Hội chứng ruột kích thích: Đây là một rối loạn bệnh lý mãn tính, gây ra tình trạng đau bụng thất thường, kèm đó là cảm giác mót rặn, tiêu chảy hoặc táo bón.
- Bệnh đường tiết niệu như viêm bàng quang, sỏi đường tiết niệu, sỏi thận.
Ngoài các nguyên nhân trên, đau bụng dưới còn có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa nguy hiểm như U nang buồng trứng, U xơ tử cung, viêm vòi trứng, mang thai ngoài tử cung, viêm vùng chậu,…
Căng tức bụng dưới có thể do nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý, bạn nên chú ý mức độ đau cùng những triệu chứng đi kèm để có thể nghi ngờ được nguyên nhân gây đau. Đồng thời, nên đi khám ở các cơ sở y tế tin cậy để có thể biết được chính xác nguyên nhân gây đau và có hướng xử lý an toàn, hiệu quả.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!