Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 6 cảnh báo nguy hiểm khôn lường, mẹ không nên chủ quan

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 6 là hiện tượng thường gặp ở mẹ bầu. Nhiều mẹ mang thai lần đầu còn khá bỡ ngỡ nên lo sợ sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Vậy bụng căng cứng có nguy hiểm không? Đâu là nguyên nhân và cách xử lý tình trạng bụng bị căng cứng khi mang thai? Tất cả sẽ được chuyên gia giải đáp trong bài viết này. Mẹ bầu cùng tìm hiểu để an tâm bảo vệ bé yêu khỏe mạnh trong những tháng cuối thai kỳ nhé!

Nguyên nhân nào khiến bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 6?

1. Do khung xương thai nhi đang phát triển

Tháng 6 thai kỳ, hệ xương của thai nhi đang phát triển mạnh và thay đổi nhiều về kích thước. Vì vậy, mẹ bầu thường gặp tình trạng bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 6. Khi bé yêu cử động thì mẹ bầu sẽ cảm nhận những cơn gò nhẹ rất rõ. Những cơn gò gây căng cứng bụng chính là dấu hiệu chứng tỏ bé yêu đã cứng cáp hơn nhiều.

Bụng căng tức vào giữa thai kỳ là tình trạng rất phổ biến

2. Bụng căng cứng và đau bụng dưới vì tử cung lớn dần

Sự phát triển của thai nhi trong tử cung mỗi ngày một lớn sẽ làm cho diện tích tại khoang chậu và bàng quan tăng lên, gây áp lực lên tử cung. Từ đó, lại tạo áp lực mạnh mẽ lên thành bụng và gây ra hiện tượng căng cứng bụng cho mẹ bầu.

3. Do cân nặng của mẹ tăng nhanh

Những mẹ bầu vốn gầy, người mỏng, bụng ít mỡ thường khi mang thai tháng thứ 6 sẽ có cảm giác bụng bị căng cứng hơn là những mẹ sẵn có thể trạng lớn. Đặc biệt là tháng thứ 7 trở về sau, những cơn gò bụng sẽ xuất hiện nhiều hơn khi mẹ tăng cân nhanh.

Cân nặng tăng nhanh khiến bụng căng tức

4. Do táo bón

Đây cũng là một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc mẹ bị bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 6 đấy nhé! Để hạn chế tình trạng này, mẹ bầu nên tích cực ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước và hạn chế ngồi nhiều một chỗ.

5. Tâm trạng mẹ bầu

Giai đoạn mang thai, mẹ bầu có những thay đổi từ vẻ ngoài lẫn tâm lý bên trong, khiến cho bụng của mẹ bầu ngày càng căng cứng. Thay vì quá lo lắng, mẹ nên thả lỏng cơ thể, cố gắng giữ tâm trạng thoải mái vui vẻ để giúp thai nhi phát triển một cách ổn định nhất.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 6 có nguy hiểm không?

Đối với các bà bầu, tình trạng bụng căng cứng rất thường gặp. Vì lúc này thai nhi đang phát triển lớn dần lên và cơ thể mẹ bắt đầu thay đổi để thích nghi. Nếu mẹ bầu chỉ cảm thấy bụng bị căng tức nhẹ trong thời gian ngắn từ 30 giây đến 1, 2 phút và không gây đau đớn gì thì mẹ có thể yên tâm.

Tuy nhiên, nếu mẹ thấy căng tức nhiều, khó chịu, kéo dài từ 2 - 3 tiếng, kèm theo các cơn đau bụng dưới hoặc ra máu… thì mẹ bầu cần lo lắng đến chuyện sảy thai. Nếu bạn bị chảy máu âm đạo hoặc tiết dịch âm đạo bất thường thì mẹ bầu hãy đến bệnh viện để được kiểm tra.

Nếu căng tức bụng kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường mẹ bầu nên đi khám sớm nhất có thể

Mẹ bầu cần làm gì nếu bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 6?

Bụng căng cứng trong thời gian mang thai tháng thứ 6 tuy không gây nguy hiểm cho mẹ bầu, nhưng sẽ khiến các mẹ cảm thấy khó chịu. Các chuyên gia, bác sĩ khoa sản khuyên rằng, để giảm cảm giác khó chịu khi bụng căng cứng, mẹ bầu nên chú ý:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Không xoa bụng thường xuyên.
  • Nếu mẹ bầu thường xuyên căng thẳng, stress, làm việc vất vả thì các cơn gò sẽ xuất hiện ngày một nghiêm trọng hơn. Do đó, việc giữ tâm lý thoải mái trong thai kỳ rất cần thiết. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý và đi lại nhẹ nhàng, hạn chế hoạt động mạnh gây áp lực lên vùng bụng.
  • Thường xuyên tập yoga vì những bài tập yoga sẽ đem lại nhiều tác dụng tốt cho cơ thể của mẹ bầu. Từ đó, các cơn gò bụng căng cứng sẽ “biến mất” một cách nhẹ nhàng.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý và giàu dinh dưỡng. Nếu mẹ bầu đang có chế độ ăn nhiều thịt cá, tinh bột, nhưng ít rau củ và uống ít nước thì phải điều chỉnh ngay. Vì điều đó không chỉ khiến mẹ bầu bị táo bón, bụng căng cứng, mà còn khiến cho bé yêu bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất cần thiết.
  • Chườm túi nước ấm lên bụng để giảm cơn căng tức bụng. Đồng thời tắm bằng nước ấm dưới vòi sen hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm ~15 phút để mao mạch dưới da bụng giãn nở và cơ thể thư giãn.

Hãy nghỉ ngơi thoải mái để đảm bảo sức khỏe của bé và sự phát triển của bé yêu

Tổng kết

Như vậy, hầu hết dấu hiệu bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 6 là bình thường, không ảnh hưởng đến con yêu. Mẹ có thể thực hiện theo một số giải pháp nêu trên để bụng thoải mái hơn. Nhưng nếu bị căng cứng bụng trong thời gian dài, kèm theo đau bụng dưới, chảy máu âm đạo… thì mẹ cần đến bệnh viện sớm. Chúc mẹ bầu khỏe mạnh suốt thai kỳ để chào đón bé yêu khỏe mạnh nhé!

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Nguyenthi Huyen