Tại sao có người thai bụng cứng, người bụng mềm? Bụng như thế nào mới tốt?

Bụng bầu cứng hay mềm là tốt? Theo giải thích của bác sĩ khoa sản thì bụng bầu cứng hay mềm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố quan trọng nhất là do cơ địa của mẹ cùng sự phát triển của thai nhi. Với những bà mẹ có thể trạng gầy, thân hình nhỏ nhắn sẽ không có quá nhiều mỡ ở vòng 2.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bụng bầu cứng hay mềm là tốt? Là điều nhiều mẹ bầu mang thai lần đầu thắc mắc. Nhiều bà mẹ nói mình có thai bụng cứng. Nhưng bên cạnh đó nhiều thai phụ lại thấy mình có bụng bầu mềm. Bài viết sau sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức về thai kì khỏe mạnh của mình nhé!

Trước khi mẹ tìm hiểu bụng bầu cứng hay mềm là tốt thì cùng tìm hiểu nguyên nhân tại sao lại có hiện tượng đó xảy ra.

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Tại sao bụng bầu thai phụ lúc cứng lúc mềm?

Khi mới có thai bụng cứng hay mềm? Theo giải thích của bác sĩ khoa sản thì bụng bầu cứng hay mềm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố quan trọng nhất là do cơ địa của mẹ cùng sự phát triển của thai nhi. Với những bà mẹ có thể trạng gầy, thân hình nhỏ nhắn sẽ không có quá nhiều mỡ ở vòng 2. Theo đó, bụng bầu của thai phụ sẽ cứng từ tháng thứ 4 của thai kỳ.

Còn nếu mẹ là người có cân nặng và thân hình quá khổ thì bụng bầu có thể mềm. Sang tận tháng thứ 6 của thai kỳ thì bụng bầu mới bắt đầu cứng. Ngoài ra, bụng bầu cứng hay mềm còn tùy thuộc vào sự phát triển của em bé trong bụng. Bé nào phát triển khung xương tốt thì sẽ thấy phần đầu dày cộm lên và tạo cảm giác bụng cứng.

Do đó, vấn đề bụng cứng hay mềm là tùy thuộc vào mỗi thai phụ. Không phải ai cũng giống nhau đều bụng bầu cứng hay mềm.

Bụng bầu cứng hay mềm phụ thuộc vào cơ địa của mẹ và sự phát triển của thai nhi

Bụng bầu cứng hay mềm là tốt, thai nhi phát triển bình thường?

Vậy bụng bầu cứng hay mềm là tốt? Thực tế, tình trạng bụng bầu cứng hay mềm là tình trạng hết sức bình thường trong suốt quá trình mang thai. Thường bụng bầu sẽ mềm trong những tháng đầu tiên mang thai. Càng về sau bụng càng có dấu hiệu cứng hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Do đó, mẹ bầu không cần phải quá lo lắng khi bụng bầu mềm lúc này mà cứng vào lúc khác. Mẹ chỉ cần đi khám thai theo đúng định kỳ và con vẫn phát triển khỏe mạnh, bình thường là được.

Mẹ bầu không cần quá lo lắng khi bụng cứng hay mềm

Bụng bầu 5 tháng cứng hay mềm? Tuy nhiên, với những tháng cuối thai kỳ mà có xuất hiện triệu chứng bụng căng cứng và xuất hiện thêm những cơn gò thì mẹ chớ xem thường. Mẹ bầu nên hạn chế vận động, chịu khó nghỉ ngơi. Mẹ cũng đừng quên thư giãn và bổ sung cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất.

Đặc biệt, mẹ thấy những cơn gò xuất hiện liên tục khoảng 30 phút/1 lần. Kèm theo đó là dấu hiệu chảy máu, vỡ ối thì đến ngay bệnh viện hay các cơ sở y tế uy tín.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chú ý, khi bụng bầu cứng thì mẹ không được xoa bụng vì có thể kích thích tử cung và có thể dẫn tới sinh non. Hạn chế tình trạng này thì mẹ không được di chuyển đột ngột hay thay đổi tư thế sau khi thức dậy.

Tháng cuối thai kỳ mà bụng căng cứng thì mẹ chớ nên xem thường vì có thể là dấu hiệu sắp sinh

Tại sao có người thai bụng cứng, người bụng mềm? Bụng như thế nào mới tốt?

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh:

Khi mang thai, một số mẹ bầu sẽ cảm thấy có thời điểm bụng căng cứng, có lúc lại mềm. Việc bụng bầu cứng hay mềm là điều hết sức bình thường. Vào những tháng đầu thai kỳ, bụng mẹ bầu thường sẽ mềm. Càng về sau, thai nhi phát triển, tử cung tăng kích thước, chèn ép các cơ quan xung quanh, khung xương thai nhi bắt đầu hình thành sẽ làm bụng mẹ bầu cứng hơn. Bên cạnh đó, một số mẹ bầu có chế độ ăn ít chất xơ sẽ có tình trạng táo bón gây nên tình trạng bụng căng cứng. Không những vậy, việc quan hệ tình dục trong thai kỳ có thể làm tử cung bị kích thích khiến bụng mẹ bầu căng cứng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trong suốt một thai kỳ, mỗi mẹ bầu đều trải qua giai đoạn bụng mềm và căng cứng tùy giai đoạn nên mẹ bầu không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu bụng căng cứng nhiều ngày khiến mẹ bầu mệt mỏi, chán ăn thì nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ phù hợp. Trường hợp vào những tháng cuối thai kỳ mà bụng cứng, đi kèm với những con gò thì không nên chủ quan mà cần đến cơ sở y tế ngay để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và thai nhi.

Bụng bầu căng cứng có phải dấu hiệu sắp sinh?

Bụng bầu căng cứng có sao không? Nhiều mẹ có quan điểm bụng bầu căng cứng là dấu hiệu sinh non. Nhưng theo nghiên cứu thì có rất nhiều nguyên nhân gây bụng bầu căng cứng.

Phụ thuộc vào cảm xúc của mẹ

Cảm xúc của mẹ chính là nguyên nhân chính gây nên tình trạng thai bị gò cứng bụng. Lúc này, mẹ cần tạo tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, stress… để thai nhi phát triển tốt nhất.

Xương thai nhi phát triển nhanh làm cho bụng bầu cứng hơn

Mẹ bầu có thể nhận thấy bụng gò cứng ở tháng thứ 6 của thai kỳ. Nguyên nhân có thể do thai nhi phát triển xương và tăng chiều dài. Mỗi lần thai nhi xoay người sẽ tạo nên những cơn gò cứng bụng mẹ.

Mẹ bị gò cứng bụng có thể là do khung xương thai nhi phát triển nhanh

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tử cung bị gây áp lực

Thai nhi phát triển trong tử cung mẹ bị chèn giữa khoang chậu, bàng quang và trực tràng. Những tháng đầu của thai kỳ, em bé còn nhỏ nên mẹ không nhận thấy áp lực này. Nhưng từ tháng thứ 6 trở đi thai lớn thì sẽ tạo áp lực lớn lên các bộ phận khác. Mẹ sẽ cảm thấy có hiện tượng gò cứng bụng.

Táo bón cũng là nguyên nhân gây ra bụng bầu cứng

Một trong những nguyên nhân gây hiện tượng bụng cứng là do mẹ bị táo bón. Vì vậy, mẹ bầu cần chú ý chế độ dinh dưỡng với nhiều chất xơ, rau xanh và trái cây.

Táo bón ở bà bầu, mang thai bị táo bón là những cụm từ mà rất nhiều mẹ đã nghe cũng như đã mắc phải. Để điều trị hiện táo bón khi mang bầu, các mẹ thường được khuyên thay đổi lối sống và chế độ ăn uống. Bật mí một số lượng thực phẩm mẹ bầu nên ăn để tránh triệu chứng táo bón như: Mận khô và nước ép mận,  rất hiệu quả trong việc điều trị táo bón ở bà bầu; Các loại đậu, rất nhiều món ăn được làm từ đậu; Mẹ bầu có thể dùng 1 – 3 quả kiwi mỗi ngày; Bánh mì đen và các loại ngũ cốc cải thiện tình trạng táo bón hơn là bánh mì trắng; Ngoài ra còn có táo, lê và một số loại trái cây khác. Mẹ bầu cần chọn lọc các nguồn thực phẩm phù hợp để bảo vệ sức khỏe cho mình và thai nhi nhé.

Vậy là mẹ đã có lời giải đáp cho thắc mắc, bụng bầu mềm hay cứng là tốt nhất. Mẹ an tâm chăm sóc sức khỏe với chế độ dinh dưỡng đầy đủ để thai nhi phát triển tốt nhất.

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Nguyenthi Huyen