Biểu hiện của trẻ tự kỷ chậm nói là 12 tháng trẻ không nói bập bẹ và chưa biết chỉ ngón tay, 16 tháng chưa nói từ đơn, 24 tháng chưa nói được câu 2 từ hay nói chưa rõ, trẻ mất đi khả năng ngôn ngữ hay kỹ năng xã hội… Đó là những biểu hiện của trẻ tự kỷ chậm nói mà mẹ dễ nhận biết nhất.
Nội dung bài viết:
- Thế nào là bệnh lý tự kỷ?
- Dấu hiệu trẻ tự kỷ chậm nói
- Hướng điều trị
Bệnh lý trẻ tự kỷ là gì?
Tự kỷ là chứng rối loạn về sự phát triển hành vi và có thể gây ảnh hưởng đến các kỹ năng cơ bản của đứa trẻ. Cụ thể, trẻ sẽ bị hạn chế một số kỹ năng như tạo lập và phát triển các mối quan hệ xã hội, giao tiếp hay khi vận dụng trí tưởng tượng.
Bạn có thể chưa biết:
Trẻ thích chơi một mình khiến ba mẹ lo lắng sợ con tự kỷ, nhưng 5 lợi ích này sẽ làm bạn bất ngờ!
Trẻ chậm nói có phải bị tự kỷ? Những trẻ tự kỷ thường không còn hứng thú với thế giới bên ngoài. Thế giới quan của trẻ tự kỷ hoàn toàn khác biệt với những đứa trẻ bình thường. Đặc biệt, mẹ chú ý có một số trẻ chậm nói cũng có thể là một trong những dấu hiệu của trẻ tự kỷ. Do đó, mẹ cần quan sát trẻ để sớm nhận biết các biểu hiện của trẻ tự kỷ chậm nói và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Biểu hiện của trẻ tự kỷ chậm nói mẹ dễ nhận biết
Thực tế, có khoảng ¼ trẻ chậm nói và trong số đó vẫn có trẻ phát triển bình thường khi bước vào tuổi lên 2. Với những đứa trẻ bình thường bị chậm nói thường là gặp vấn đề về lưỡi, vòm miện hay về thính giác.
Mẹ cần phân biệt, trẻ chậm nói phát triển bình thường với trẻ chậm nói tự kỷ. Nếu trẻ vẫn phát triển bình thường về thể chất và tinh thần mà chỉ có chậm nói thì mẹ không cần quá lo lắng. Chúng vẫn có thể giao tiếp được bằng mắt, giao cảm tốt và vận động như trẻ bình thường.
Vậy biểu hiện của trẻ tự kỷ chậm nói là gì? Theo các chuyên gia, 5 biểu hiện của trẻ tự kỷ chậm nói mà mẹ có thể dễ dàng nhận thấy gồm:
- Dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng: Trẻ không nói được bập bẹ dù đã 12 tháng tuổi.
- 16 tháng tuổi mà con chưa nói được từ đơn.
- Con chưa nói được câu 2 từ hay chưa nói rõ dù đã 24 tháng.
- Những đứa trẻ mất đi kỹ năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng xã hội dù ở độ tuổi nào.
Đó là những biểu hiện mẹ có thể nhận biết con có bị tự kỷ hay không. Còn kết luận chính xác thì mẹ vẫn phải đưa con đến khăm tại các trung tâm, phòng khám chuyên khoa về trẻ tự kỷ.
Một số liệu pháp cần can thiệp sớm để điều trị chứng bệnh trẻ tự kỷ chậm nói
Chứng tự kỷ khó có thể chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng theo các nhà nghiên cứu, nếu có biện pháp can thiệp kịp thời thì vẫn có thể cải thiện sự phát triển của trẻ. Một số liệu pháp can thiệp và mang lại hiệu quả cao khi điều trị chứng tự kỷ chậm nói của trẻ.
1. Điều trị hành vi
Liệu pháp hành vi được áp dụng ngày càng phổ biến để giúp trẻ tự kỷ học cách giao tiếp, phát triển ngôn ngữ và tương tác với người khác. Đây được gọi là phương pháp phân tích hành vi ứng dụng (ABA). Chúng sẽ khuyến kích trẻ thực hiện hành vi tích cực và hạn chế hành vi tiêu cực.
Còn một cách tiếp cận khác là Floortime. Phương pháp này là bố mẹ phải dành thời gian cho con để giúp con điều chỉnh những cảm xúc và các kỹ năng xã hội. Bên cạnh đó, các bé còn được điều trị qua chương trình TEACCH, là dùng tính hiệu thị giác và hình ảnh.
2. Giáo dục cho trẻ tự kỷ
Liệu pháp giáo dục cho trẻ tự kỷ chậm nói cũng khá hiệu quả. Trong các trường học cho trẻ tự kỷ sẽ có các dịch vụ đặc biệt giúp con phát triển ngôn ngữ và học tập.
3. Sử dụng thuốc
Hiện nay, chưa có cách điều trị y khoa nào cho chứng rối loạn tự kỷ. Một số loại thuốc chỉ có thể giúp cải thiện một số triệu chứng. Bác sĩ sẽ khám và kê toa thuốc điều trị trầm cảm cho trẻ. Mẹ cần theo dõi chặt chẽ để xem con phản ứng của thuốc với thuốc như thế nào.
Bạn có thể chưa biết:
Bé 18 tháng chưa biết nói có đáng lo không, đây có phải dấu hiệu tự kỷ?
Cách nhận biết trẻ tự kỷ khi bé 6 tháng tuổi có thể bạn chưa biết
Nếu trẻ gặp phải các vấn đề nghiêm trọng về hành vi thì cần thuốc chống rối loạn thần kinh. Một trong số thuốc hay được kê đơn là Risperdal có tác dụng làm giảm hành vi gây hấn, tự gây thương tích hay cáu gắt ở trẻ tự kỷ. Thuốc chống co giật sẽ được sử dụng khi bé lên cơn co giật.
4. Điều chỉnh cảm giác
Phần lớn, trẻ tự kỷ thường rất nhạy cảm với vị giác, cảm giác, thị giác, thính giác. Chẳng hạn, bé cảm thấy buồn khi đèn sáng nhấp nháy hay chuông điện thoại reo… Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu bé điều chỉnh những cảm giác khác nhau thì hành vi sẽ tốt hơn.
5. Chế độ ăn uống
Nhiều trẻ tự kỷ ăn những thứ không phải là thức ăn như giấy, đất. Do đó, bố mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống cho con để có thể giúp con hạn chế được những hành vi tiêu cực. Mẹ có thể thử cho con chế độ ăn kiêng không không chứa gluten trong lúa mì và casein có trong sữa protein. Những triệu chứng tự kỷ chậm nói của trẻ cũng được cải thiện khi chế độ ăn bổ sung vitamin B6 và magie.
Thay lời kết
Trẻ tự kỷ rất cần sự yêu thương và quan tâm từ gia đình, người thân. Ba mẹ không nên mặc cảm mà bỏ rơi hay để ai kỳ thị trẻ. Hãy luôn ở bên con và dành thời gian quan tâm con để giúp con chiến thắng tự kỷ. Việc điều trị tự kỷ cần 1 quá trình lâu dài, bền bỉ với sự kết hợp của nhiều phương pháp và nhiều nguồn. Gia đình cần phối hợp chặt chẽ với giáo viên, cộng đồng… thì mới đem lại hiệu quả chứ không thể chỉ trông cậy vào thuốc chữa trị.
Ba mẹ hãy theo dõi và quan sát con thật kỹ càng để kịp thời phát hiện các biểu hiện bất thường, hãy trao đổi với bác sĩ tâm lý, giáo viên… Khi xác định con bị tự kỷ, cần thực hiện theo đúng những lời khuyên và hướng dẫn trị liệu về việc chăm sóc và giáo dục trẻ để hỗ trợ tốt hơn cho bé, giúp con nhanh cải thiện tình trạng bệnh.
Biểu hiện của trẻ tự kỷ chậm nói cũng khá rõ rệt và dễ nhận biết. Nếu mẹ phát hiện con có triệu chứng đáng nghi thì cần đưa con đi khám ngay. Bác sĩ sẽ tư vấn và có liệu pháp can thiệp kịp thời giúp con cải thiện và có thể phát triển gần giống trẻ bình thường.
Xem thêm:
- Bé chậm nói có phải bị tự kỷ không? Biểu hiện của trẻ chậm nói là gì?
- Phát hiện sớm chứng tự kỷ ở trẻ nhỏ – khoa học đã tìm ra phương pháp!
- Bé 3 tuổi chậm nói là chắc chắn bị bệnh tự kỷ?
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!