Biểu hiện của sốt xuất huyết ở trẻ gồm có: sốt cao liên tục kéo dài 2-7 ngày và đột ngột trên 38°C mặc dù trước đó trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, trẻ quấy khóc, bỏ bú, mệt mỏi, nổi mẩn, phát ban dưới da, xuất hiện nốt xuất huyết,…Và một số biểu hiện khác nếu trẻ bước vào giai đoạn nghiêm trọng, mẹ có thể tham khảo để biết cách phòng và trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ.
-
Sốt xuất huyết là bệnh gì?
-
Biểu hiện của sốt xuất huyết ở trẻ
-
Điều trị như thế nào?
Sốt xuất huyết là bệnh gì?
Loài muỗi Aedes aegypti hay còn được biết đến với cái tên Muỗi vằn là mầm bệnh chứa virus Dengue gây nên bệnh sốt xuất huyết cho người.
Bạn có thể chưa biết:
Bệnh sốt xuất huyết ăn gì và kiêng ăn gì để mau chóng hồi phục?
Sốt xuất huyết do virus Dengue lây truyền bởi muỗi Aedes aegypti, là một loại muỗi vằn sống ở thành thị đốt truyền virus từ người bệnh sang người lành. Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh.
Đây là một bệnh cấp tính, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người lớn và trẻ nhỏ. Tổ chức Y tế thế giới WHO đã xếp loại bệnh này nằm trong nhóm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cần phải loại bỏ và tìm ra phương án điều chế vaccine đặc trị.
Biểu hiện của sốt xuất huyết ở trẻ
Có thể nói, biểu hiện của sốt xuất huyết ở trẻ không chỉ có một mà đa dạng và diễn biến khá phức tạp; và thường trải qua 3 giai đoạn
Giai đoạn sốt
Biểu hiện của sốt xuất huyết ở trẻ ở giai đoạn đầu bao gồm:
- Trẻ sốt cao đột ngột, liên tục 39 – 40 độ C .
- Đối với bé còn nhỏ thì sẽ bứt rứt, quấy khóc. Trẻ lớn hơn thì có biểu hiện đau đầu, cảm thấy chán ăn, buồn nôn.
- Biểu hiện da sung huyết, tức nếu ba mẹ quan sát sẽ thấy có chấm xuất huyết dưới da
- Đau cơ khớp
- Nhức ở hai hố mắt
- Chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
Thông thường kết quả xét nghiệm máu ở giai đoạn sốt thường không phản ánh rõ ràng. Cụ thể, dung tích hồng cầu (Hematocrit) đa số là bình thường, số lượng tiểu cầu bình thường hoặc giảm dần, trong khi đó lượng bạch cầu thường giảm.
Biểu hiện của sốt xuất huyết ở trẻ trong giai đoạn nguy hiểm
Với tiến triển bệnh khá nhanh, nếu giai đoạn sốt không phát hiện kịp thời thì chỉ khoảng sau 3 – 7 ngày sau khi mắc bệnh thì sẽ chuyển qua giai đoạn nguy hiểm.
Biểu hiện của sốt xuất huyết ở trẻ trong giai đoạn này là:
- Còn sốt hoặc đã thuyên giảm
- Trẻ bị thoát huyết tương khiến bụng bị chướng to, thường kéo dài trong 24 – 48 giờ, nguy cơ dẫn đến tử vong ở các bệnh nhi sốt xuất huyết.
Thời điểm này khi đi khám có thể nhận thấy các triệu chứng sốt xuất huyết ở bé nặng hơn:
- Tràn dịch ở màng phổi, màng bụng
- Gan to bất thường
- Mi mắt phù nề.
Đặc biệt, trẻ bị xuất huyết dưới da hoặc xuất hiện các mảng bầm tím, các nốt xuất huyết nằm rải rác hoặc tập trung ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, ở phần bụng, đùi, mạng sườn; xuất huyết ở niêm mạc, như chảy máu mũi, chảy máu chân răng, tiểu ra máu.
Bạn có thể chưa biết:
Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em và cách chăm sóc trẻ bị bệnh
Bác sĩ giải đáp các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ và cách chăm sóc bé tại nhà
Tuy nhiên, xuất huyết không phải là biểu hiện bắt buộc của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em. Đôi khi con đã mang bệnh nhưng lại hoàn toàn không biểu hiện triệu chứng xuất huyết. Vì vậy, dù có hoặc không có biểu hiện của sốt xuất huyết ở trẻ thì bệnh vẫn có thể đã tới giai đoạn nguy hiểm, có thể khiến bé tử vong.
Ở giai đoạn nguy hiểm này, xét nghiệm máu thấy lượng tiểu cầu giảm mạnh chỉ còn dưới 100.000/mm3, trường hợp nặng bé có thể bị rối loạn đông máu, vô cùng nguy kịch.
Giai đoạn phục hồi
Sau giai đoạn nguy hiểm khoảng 48 – 72 giờ với điều trị kịp thời thì sẽ đến giai đoạn phục hồi. Lúc này, con sẽ hết sốt, tình trạng cải thiện nhiều, biểu hiện thèm ăn, huyết áp ổn định hơn và tiểu nhiều hơn.
Vế mặt xét nghiệm thì xét nghiệm máu sẽ cho thấy số lượng bạch cầu tăng lên nhanh, số lượng tiểu cầu dần trở về mức bình thường, nhưng thường chậm hơn so với bạch cầu.
Điều trị như thế nào?
Không phải trường hợp nào cũng cần phải điều trị tại bệnh viện. Đôi khi bác sĩ sẽ cho bệnh nhi được về và điều trị tại nhà và hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết. Bởi khi tình trạng bệnh không nguy kịch, việc điều trị và theo dõi tại nhà sẽ hạn chế được các khó khăn và nguy cơ lây lan khác.
Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết ở trẻ và cả người lớn
Trời đã bắt đầu có những cơn mưa đó là điều kiện thuận lợi để muỗi vằn – nguyên nhân chính gây bệnh sốt xuất huyết, sinh sôi và truyền bệnh. Loại muỗi vằn sống chủ yếu ở các vũng nước đọng nhân tạo như bể chứa lâu ngày, chậu cây thủy sinh, nước đọng trong vật dụng như lu, vại… Vì thế mỗi gia đình nên làm vệ sinh thường xuyên, phát quang bụi rậm vào những ngày mưa nhiều để không tạo điều kiện cho sự xuất hiện của muỗi vằn đó là cách phòng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em.
- Dành thời gian để dọn dẹp nhà cửa, sân vườn, tất cả đồ dụng, vật dụng bằng xà phòng hoặc các chất khử trùng hoặc chất tẩy rửa thông thường. Ngoài ra dọn dẹp và lắp đầy các trũng nước có lăng quăng, muỗi, bọ gậy,…
- Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…
- Dùng bình xịt muỗi, kem xua muỗi hoặc vợt điện để diệt và đuổi muỗi…
- Ngủ trong màn che và mặc đồ kín đáo nhưng thoáng mát để tránh muỗi đốt;
- Phát quang cây cối và không cho trẻ đến chơi những nơi ẩm thấp.
- Luôn giữ vệ sinh thân thể được sạch sẽ và rửa tay thường xuyên.
- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
- Thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi người được cách ly khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: ho, sốt, khó thở.
Sốt xuất huyết dễ trị nhưng cũng rất nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thế. Vì thế, cha mẹ đừng nên bỏ qua những dấu hiệu nhỏ, và đưa con đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn nhé!
Xem thêm:
- Bệnh sốt xuất huyết ăn gì và kiêng ăn gì để mau chóng hồi phục?
- Sốt xuất huyết thời điểm cuối năm – Mối nguy hiểm trong thời gian sắp tới
- Bệnh sốt xuất huyết có lây không và những lưu ý quan trọng để trẻ không bị lây bệnh
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!