Bị trĩ khi mang thai hay việc bị táo bón là khá phổ biến. Nếu không được điều trị, táo bón có thể dẫn đến bệnh trĩ, đó là lúc các tĩnh mạch sưng xung quanh hậu môn. Cứ 10 phụ nữ mang thai thì có 7-8 người bị bệnh lý này.
- Nguyên nhân của bị trĩ khi mang thai
- Ảnh hưởng của bệnh trĩ khi mang thai đến mẹ bầu và thai nhi
- Phòng ngừa bị trĩ khi mang thai
- Bị trĩ khi mang thai cần lưu ý gì?
Nguyên nhân của bị trĩ khi mang thai
Bác sĩ chuyên khoa II Lại Thị Nguyệt Hằng – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long chia sẽ: Bệnh trĩ là một căn bệnh khiến rất nhiều mẹ bầu cảm thấy ám ảnh mỗi khi nhắc đến. Bệnh sẽ gây khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày của mẹ và đặc biệt là vào giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ.
Trong suốt quá trình chuyển dạ, lực co bóp từ tử cung sẽ có thể khiến bệnh trĩ diễn biến nặng hơn. Nhưng mẹ đừng quá lo lắng, thông thường bệnh trĩ sẽ tự hết sau khi mẹ đã sinh. Nhưng nếu mẹ đã mắc bệnh trĩ trước khi mang thai thì nhiều khả năng mẹ sẽ bệnh sẽ nặng hơn hoặc mắc lại bệnh sau khi sinh
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón ở phụ nữ mang thai như do:
- Hormon thai kỳ là progesterone gây giãn và làm giảm hoạt động của nhu động ruột,
- Thuốc (bổ sung viên sắt, viên canxi trong thai kỳ),
- Mệt mỏi và hạn chế vận động.
- Quá trình phát triển của thai nhi cũng làm gia tăng áp lực lên khung xương chậu, gây sung huyết, làm tình trạng táo bón, và bệnh trĩ trở nên nặng hơn.
- Rối loạn tiêu hoá khi mang thai, phụ nữ hay bị táo bón, khó đi cầu, khi táo bón buộc phải rặn gây áp lực lên hậu môn, rặn lâu dài sẽ chuyển sang trĩ, búi trĩ to dần lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài.
Ngoài ra, với những người phụ nữ có thai lại kèm thêm bệnh như viêm đại tràng, táo bón, gan, đái đường hay mắc một số bệnh cấp tính phải uống nhiều kháng sinh thì nguy cơ bị trĩ càng nặng hơn.
Ảnh hưởng của bệnh trĩ khi mang thai đến mẹ bầu và thai nhi
Từ táo bón đã gây rất nhiều khó khăn cho mẹ bầu, và nếu không điều trị kịp thời l1uc táo bón có thể dẫn đến tình trạng trĩ nặng hơn, trĩ biến chứng như chảy máu, sa nghẹt, hoại tử búi trĩ. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ mà còn ảnh hưởng đến cả sự phát triển của thai nhi.
Tuy không gây tử vong nhưng bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống, khiến nhiều chị em ăn không ngon, ngủ không yên.
Bạn có thể xem:
Ngăn ngừa bị trĩ khi mang thai
Cố gắng ngăn ngừa hoặc khắc phục táo bón. Bằng cách này, mẹ bầu sẽ cảm thấy thoải mái hơn và có thể tránh được bệnh trĩ.
- Tăng chất xơ trong chế độ ăn uống của mình bằng cách ăn nhiều bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi và khô, rau, các loại hạt và đậu khô nấu chín và đậu lăng – nên đặt mục tiêu ăn 30 – 40 gram chất xơ mỗi ngày.
- Uống ít nhất 6 – 8 ly nước mỗi ngày.
- Tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn – đi bộ là một lựa chọn tuyệt vời.
Nếu bạn bị táo bón và phát triển bệnh trĩ, hãy thử những ý tưởng sau để giúp giảm bớt sự khó chịu
- Chườm túi lạnh hoặc một viên đá được bọc trong khăn giấy trên hậu môn của bạn để giảm sưng và kích ứng
- Giữ cho vùng hậu môn của bạn thật sạch sẽ bằng cách rửa nhẹ nhàng (điều này giúp kiểm soát cơn ngứa) sau mỗi lần đi tiêu.
- Ngoài ra còn có các loại kem và khăn lau trĩ có thể giúp giảm bớt sự khó chịu của bạn và phù hợp để sử dụng trong khi mang thai.
Bạn có thể xem:
Bị trĩ khi mang thai cần lưu ý gì?
Ngâm nước ấm
Các bà bầu bị trĩ với mức độ nhẹ có thể áp dụng các phương pháp giảm đau tạm thời như ngâm phần dưới cơ thể trong nước ấm từ 10 – 15 phút một vài lần mỗi ngày. Điều này giúp giảm bớt khó chịu, kích thích máu lưu thông, làm giảm cảm giác đau đớn.
Vệ sinh sạch sẽ
Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sau mỗi lần tiểu tiện. Càng nhịn đi tiêu, vệ sinh không sạch sẽ thì bệnh không có dấu hiệu giảm bớt đi mà lại càng trở nên nặng hơn. Lưu ý nếu trĩ lòi ra ngoài không nên sử dụng giấy vệ sinh sau khi đi vệ sinh, nên rửa bằng nước ấm và dùng vải thấm khô. Bệnh nhân bị trĩ có thể dùng nước pha muối và lá trầu, chè xanh… không để vệ sinh hậu môn, không dùng xà phòng để rửa.
Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Ngoài ăn uống, vệ sinh có thể dùng thuốc (thuốc bôi, thuốc uống, thuốc đặt hậu môn…) hoặc tiêm ngay vào búi trĩ nhưng cần thận trọng. Thuốc dùng cũng phải tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc để tránh ảnh hưởng tới thai nhi.
Phẫu thuật là phương pháp lựa chọn cuối cùng và trị được tất cả các loại trĩ. Phụ nữ có thai vẫn có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên cần chú ý tránh 3 tháng đầu vì dễ gây sẩy thai và 3 tháng cuối thai kỳ vì dễ đẻ non.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng, khi chữa trĩ, mọi người cũng cần lưu ý chữa các bệnh toàn thân để phối hợp điều trị. Mỗi người bị trĩ sẽ khác nhau nên không được dùng kinh nghiệm của người này để chữa cho người kia mà phải tùy theo mức độ, loại trĩ để điều trị. Bởi vậy để điều trị trúng đích cần phải được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa.
Bài viết liên quan
- Tất tần tật về bầu bì – Hãy xem chuyên mục bầu bì của chúng tôi
- Bí quyết làm vùng kín lành nhanh sau sinh
- Chuột rút khi mang thai