Nuôi con bằng sữa mẹ giỏi nhất thế giới
Đối với nhiều bà mẹ tương lai, chỉ nghĩ đến việc được bế và ôm ấp đứa con mới chào đời, thì họ sẽ cảm thấy thật hồi hộp. Đi cùng với cảm giác này là sự tự tin rằng họ có bản năng làm mẹ tốt – và dĩ nhiên điều này gần như luôn luôn đúng.
Tuy nhiên, có một vài khía cạnh của việc làm mẹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố hơn chỉ là bản năng làm mẹ và cho con bú sữa mẹ là một trong số đó.
Một số bà mẹ và trẻ sơ sinh không có vấn đề nào khi bắt đầu cho con bú mẹ. Những người khác có thể gặp một chút khó khăn. Một số vẫn kiên trì tìm cách giải quyết, và thậm chí nuôi con bằng sữa mẹ đến nhiều năm sau. Nhưng đối với nhiều người, họ cảm thấy quá khó khăn và có thể bỏ cuộc.
Nói cho cùng, điều quan trọng nhất là bà mẹ và em bé cảm thấy hạnh phúc và khỏe mạnh. Nhưng đồng thời, chúng ta không thể bỏ qua những thông điệp mạnh mẽ từ các cơ quan có thẩm quyền về sức khoẻ như Tổ chức Y tế Thế giới về lợi ích của việc cho con bú hết năm đầu (và lâu hơn) mà cả em bé và bà mẹ được hưởng
Nuôi con bằng sữa mẹ không bị kỳ thị trong quá khứ – đó là tiêu chuẩn. (Hình ảnh – Pinterest)
Vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ: các vấn đề của xã hội phát triển?
Từ thời xa xưa, các bà mẹ khắp thế giới đã cho con bú sữa mẹ. Ở một số nền văn hoá, họ vẫn không có vấn đề gì với việc cho con bú đến suốt khi bé 5 hay 6 tuổi (hoặc lâu hơn). Điều tương tự xảy ra trong quá khứ ở nhiều quốc gia mà hiện đang là các nước phát triển trên toàn thế giới, cả phương Tây lẫn các nơi khác.
Nhưng trong thời gian gần đây, hành vi cho bú sữa mẹ ngày càng trở nên bị kỳ thị vì nhiều lý do khác nhau. Tin vui là nhiều chiến dịch đã được xây dựng để làm việc cho con bú sữa mẹ trở nên bình thường trên toàn thế giới.
Với rất nhiều sự tập trung vào những người cố gắng bình thường hóa hành động này, chúng tôi đã nghĩ đến việc mang đến cho bạn những ví dụ về văn hoá từ khắp nơi trên thế giới, những nơi mà việc cho con bú sữa mẹ vẫn luôn là bình thường – trong cả quá khứ và hiện tại, và những gì chúng ta có thể học được từ họ.
Hãy đi vòng quanh thế giới với nhà nhân chủng học Brooke Scelza (Đại học Los Angeles, California) và cùng cô khám phá những thói quen của một số người nuôi con bằng sữa mẹ giỏi nhất trên thế giới và chỉ ra một điểm chung của tất cả những người nuôi con bằng sữa mẹ.
Một bà mẹ Himba xinh đẹp và đứa con của cô.
Bộ lạc Himba từ Namibia
Himba là một nhóm dân tộc sống ở sa mạc phía bắc Namibia, cách xa các thành phố hiện đại. Họ sống trên đất liền và ngôi nhà của họ là những căn lều bùn cơ bản.
Các bà mẹ trong bộ lạc này sinh đẻ ở nhà và tất cả họ đều chăm con bằng sữa mẹ. Scelza nói, “Tôi chưa từng gặp một người phụ nữ nào mà không thể cho con bú mẹ. Có những phụ nữ có vấn đề với việc tiết sữa, và họ bổ sung với sữa dê, việc đó không phải là hiếm. Nhưng về cơ bản, không có sữa công thức hoặc bình sữa hoặc bất cứ thứ gì tương tự như vậy trong ý thức của chúng tôi. ”
Sẽ không có gì lạ khi bạn bắt gặp hình ảnh một người phụ nữ Himba làm công việc hàng ngày của cô với em bé của cô địu trên lưng cô, cho con bú khi bé đói, cô sẽ quay em trở lại, và tiếp tục với bất cứ việc gì cô đang làm.
Scleza và các nhà nhân chủng học khác đã đưa ra giả thuyết rằng phụ nữ Himba rất giỏi cho việc cho con bú bởi vì:
- Họ có thời gian tiếp xúc lâu dài, không bị gián đoạn với em bé sau khi sinh
- Không có chuyên gia y tế nào đưa trẻ sơ sinh đi đến các buổi kiểm tra khác nhau, và vì vậy cho trẻ thời gian để có những phản xạ bú sữa ngay từ khi mới sinh.
- Nuôi con bằng sữa mẹ ở nơi công cộng là bình thường vì những người phụ nữ nhìn thấy mẹ, bạn bè và họ hàng của họ cho con bú khi lớn lên. Khi họ có con riêng của mình, họ biết phải làm gì.
Tất cả điều này xảy ra trong bộ lạc của họ. Nhưng thật bất ngờ rằng các giả thuyết này không đúng.
Khi Scelza thực sự nói chuyện với những phụ nữ này một vài năm trước đây, cô phát hiện ra rằng giống như nhiều người phụ nữ khác trên thế giới, họ cũng có những vấn đề của những “bà mẹ hiện đại”, trong đó có cả sự đau đớn, lo lắng về nguồn sữa và nhiều hơn nữa.
Vậy vũ khí bí mật của họ là gì để vượt qua những vấn đề này là gì?
Bà của em bé!
“Khi một phụ nữ sinh con, bà thường về nhà ở cùng với mẹ em bé trong ba tháng cuối của thai kỳ và ở đó vài tháng sau khi sinh”, Scelza cho biết. Bà sau đó dạy cho người mẹ mới tất cả những gì cô cần biết về chăm sóc trẻ sơ sinh và cho con bú.
“Các bà mẹ của họ thực ra đã ngủ trong túp lều với họ sau khi sinh và đánh thức người mẹ mới dậy và bảo, ‘Đã đến lúc cho con bú! Đã đến lúc cho con bú! “, Cô giải thích.
The Beng, Bờ Biển Ngà
Trong cộng đồng nhỏ này, những bà mẹ trẻ biết cách cho con bú sữa mẹ với sự hỗ trợ của những phụ nữ khác, theo lời giải thích của nhà nhân loại học Alma Gottlieb trong cuốn sách “Cuộc sống kiếp sau là nơi chúng ta bắt nguồn”.
Gottlieb viết: “Trong vài tuần đầu tiên, một phụ nữ mới sinh, đặc biệt là người lần đầu làm mẹ… có một lượng khách thăm liên tục, đặc biệt là phụ nữ. Hầu hết các bà mẹ đều đã tự cho con mình bú, và họ sẵn lòng chia sẻ sự khôn ngoan của họ về chăm sóc em bé. Thông qua họ, bà mẹ mới sẽ nhanh chóng chấp nhận những gợi ý cho trẻ bú được đưa ra bởi những người phụ nữ có kinh nghiệm hơn “.
Nhiều người theo các phương pháp tập trung truyền thống giúp các bà mẹ nhanh chóng hồi phục sau khi sinh, ủng hộ việc cho con bú sữa mẹ và gắn bó.
Trung Quốc (và các nền văn hoá châu Á khác)
Chúng tôi về gần Singapore hơn . Ở Trung Quốc, các bà mẹ mới thường tập zuo yue zi (坐月子), hoặc “thời gian ngồi nhà”. Đó là khi một bà mẹ mới ở lại nhà riêng trong một tháng, được chăm sóc bởi những người phụ nữ họ hàng. Các thành viên của hệ thống hỗ trợ toàn phụ nữ này nấu những thực phẩm bổ dưỡng cho bà mẹ mới, những công thức nấu ăn giúp bà mẹ tiết nhiều sữa hơn và phục hồi sau khi sinh. Họ cũng dạy cô cách chăm sóc em bé mới sinh. Một lần nữa, những bà mẹ mới học hỏi từ mạng lưới những người phụ nữ lớn tuổi, giàu kinh nghiệm hơn của họ.
Các bài học kinh nghiệm
Từ ba ví dụ trên đây, có thể thấy rõ ràng tầm quan trọng của việc có một hệ thống hỗ trợ mạnh mẽ để giúp những bà mẹ mới vượt qua các khó khăn khi cho con bú và tốt nhất là cho con bú trong sáu tháng đầu. Sự hỗ trợ, giáo dục và nhận thức có thể giúp ích rất nhiều cho các bà mẹ mới trong mọi lĩnh vực làm mẹ. Hơn bao giờ hết, từ “làng xóm” trở nên vô cùng quan trọng – vì vậy hãy tiếp cận với hàng xóm của bạn và đừng quên chính bạn hỗ trợ những bà mẹ mới mà bạn biết.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!