Nhiều người chủ quan, nghĩ rằng người lớn không bị bệnh tay chân miệng. Bệnh lý này chỉ xảy ra ở trẻ em. Nhưng thực tế bệnh tay chân miệng ở người lớn còn có biến chứng nguy hiểm hơn cả trẻ em.
Vậy cùng tìm hiểu về loại bệnh này về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh hiệu quả nhất hiện nay.
Bệnh tay chân miệng ở người lớn là gì?
Bệnh được gây nên bởi 2 loại virus là virus coxsackievirus A16 và enterovirus 71. Hình thức lây lan chủ yếu là qua đường tiêu hóa. Những người lớn mà cơ thể có sức đề kháng yếu rất dễ bị bệnh tay chân miệng.
Đặc biệt, bệnh tay chân miệng ở người lớn dễ gây biến chứng nguy hiểm hơn cả ở trẻ em. Thậm chí có thể đe dọa đến cả tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Nếu người bệnh điều trị đúng cách thì sẽ khỏi chỉ sau 1 tuần.
Nguyên nhân nào gây bệnh ở người lớn?
Bệnh chân tay miệng là bệnh nhiễm trùng lây từ người qua người. Nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm trùng coxsackievirus A16 qua việc hắt hơi, tiếp xúc với dịch tiết ra từ các nốt phồng rộp hay phân của người đang nhiễm bệnh.
Vì vậy, các bạn cần phải vệ sinh chân tay sạch sẽ cũng là cách giúp phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở người lớn hiệu quả.
Dấu hiệu nhận biết nhanh nhất bệnh tay chân miệng ở người lớn
Các bạn có thể dễ dàng nhận biết bệnh tay chân miệng ở người thông một số triệu chứng như:
- Ho
- Sốt
- Sổ mũi
- Mệt mỏi
- Nôn mửa
- Tiêu chảy
- Đau họng
- Đau nhức cơ
- Cảm giác ăn uống không ngon
- Xuất hiện các nốt phồng ở lưỡi, nướu, bên trong má và gây đau
- Nốt ban đỏ xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc thậm chí là mông mà không có gây ngứa.
Bà bầu bị tay chân miệng có nguy hiểm không?
Bà bầu bị tay chân miệng gây ra nhiều biến chứng không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn cả thai nhi. Trong đó, một số biến chứng mẹ bầu không được chủ quan như nhiễm trùng khi mang thai, tăng nguy cơ sẩy thai, thai chết lưu…
Một số nghiên cứu cho rằng, bệnh tay chân miệng có mối liên quan đến nhiều bất thường của trẻ sơ sinh và khuyết tật tim bẩm sinh. Nhưng kết luận này cần được làm rõ hơn và chưa có công bố chính thức.
Phòng tránh và điều trị bệnh tay chân miệng ở người lớn như thế nào hiệu quả nhất?
Bệnh tay chân miệng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nên việc phòng tránh là vô cùng cần thiết. Vậy các bạn hãy tham khảo ngay một số cách phòng ngừa hiệu quả và điều trị khi người lớn bị mắc bệnh ngay dưới đây.
Phòng tránh bệnh tay chân miệng như thế nào hiệu quả nhất?
- Bạn nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, nhất là trước khi chế biến đồ ăn hay ăn uống.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Đặc biệt, chú ý đến các vị trí như tay vịn cầu thang, mặt bàn, tay nắm cửa.
- Mọi người không nên sử dụng chung đồ vật ăn uống. Cũng cần tráng nước sôi các vật dụng trước khi sử dụng.
- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với dịch mũi, nước bọt hay những chất thải của người bệnh.
- Tăng sức đề kháng cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước, ăn uống khoa học và có chế độ ngủ nghỉ hợp lý.
Cách điều trị bệnh như thế nào?
Bệnh tay chân miệng sẽ tự khỏi chỉ sau từ 7 đến 10 ngày. Hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có vaccxine hay thuốc điều trị cụ thể. Nhưng người bệnh vẫn có thể giảm nhẹ các triệu chứng khi điều trị bằng các biện pháp phù hợp tại nhà. Hay uống thuốc hạ sốt, giảm đau và chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
Bệnh tay chân miệng ở người lớn có thể điều trị hết. Nhưng biến chứng nó gây nên không hề đơn giản nên cách tốt nhất là phòng ngừa. Hãy luôn giữ vệ sinh sạch sẽ và tăng sức đề kháng cho cơ thể là cách phòng tránh bệnh tay chân miệng tốt nhất.
Xem thêm:
-
Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng – Căn bệnh dễ gây biến chứng ở trẻ em
-
Những dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em cha mẹ cần biết trước khi bệnh trở nặng
-
Cách phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ em trong mùa dịch mẹ nhất định phải biết
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!