X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Bé sơ sinh bị bỏ rơi trong khe tường đang phục hồi tốt, đã có người thân đến nhận

Mất 5 phút để đọc
Bé sơ sinh bị bỏ rơi trong khe tường đang phục hồi tốt, đã có người thân đến nhận

Sức khoẻ của bé sơ sinh bị bỏ rơi trong khe tường giữa 2 nhà ở thị trấn Trâu Quỳ (Gia Lâm) đang tiến triển theo hướng tích cực. Thêm một tin vui khác là thân nhân của bé đã đến chính quyền làm thủ tục nhận cháu.

Sức khoẻ của bé ổn định hơn, tình trạng nhiễm khuẩn đã giảm hơn rất nhiều

Ngày 24/8, Th.S – bác sĩ Thái Bằng Giang – Trưởng khoa Sơ sinh (Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội) thông tin về bé sơ sinh bị bỏ rơi trong khe tường. Tình hình của bé đã khả quan hơn: “Sau khi chúng tôi thay thế kháng sinh điều trị thì mọi vấn đề của bé đã tốt hơn. Hôm nay chúng tôi kiểm tra thì tình hình của bé đang tiến triển theo hướng rất tích cực, sức khoẻ hiện ổn định hơn”.

“Đặc biệt là tình trạng nhiễm khuẩn của bé đã giảm đi nhiều. Bé đã có thể tự bú bình thường, không phải thở oxy và cũng không phải nuôi qua đường tĩnh mạch nữa”, Th.S – bác sĩ Thái Bằng Giang vui mừng thông báo.

be-so-sinh-bi-bo-roi-trong-khe-tuong

Sức khoẻ của bé sơ sinh bị bỏ rơi dưới tường giữa khe 2 nhà ở thị trấn Trâu Quỳ (Gia Lâm) đang tiến triển theo hướng rất tích cực

Ông ngoại đến nhận cháu, sẽ thử ADN để xác minh quan hệ huyết thống

Cùng ngày, thông tin tới PV, ông Ngô Quốc Trịnh – Phó Chủ tịch UBND thị trấn Trâu Quỳ (huyện Gia Lâm) cho biết: “Bé trai N.P.Đ – bé sơ sinh bị bỏ rơi trong khe tường giữa 2 nhà ở số nhà 45 phố Đào Nguyên A đã được người thân đến làm thủ tục nhận nuôi, đó là ông ngoại của bé. Hiện chúng tôi đã giao cho lực lượng chức năng xác minh qua ADN”.

“Lực lượng chức năng mới tiến hành lấy mẫu để xét nghiệm ADN vào ngày thứ Sáu tuần trước (21/8). Sau khoảng 10 ngày nữa sẽ có kết quả xét nghiệm ADN. Nếu kết quả chứng minh giữa 2 người có mối quan hệ ruột thịt thì chúng tôi sẽ tiến hành dẫn người nhà vào bệnh viện để tiếp tục làm thủ tục nhận bé”.

Ông Trịnh bày tỏ niềm vui khi bé đã có người thân đến nhận về: “Chúng tôi vui mừng thay cho bé và rất hy vọng, mọi kết quả như mong muốn để bé được trao cho chính người thân chăm sóc, giáo dục tốt hơn”.

bi-vut-bo-trong-khe-tuong

Trước đó, vào khoảng 17h50 phút, ngày 18/8, người dân trú tại nhà trọ số 45 phố Đào Nguyên A, thị trấn Trâu Quỳ đã kinh ngạc phát hiện bé sơ sinh bị bỏ rơi dưới khe giữa 2 tường của 2 dãy nhà trọ. Bé trai sơ sinh khoảng 2,2kg, được sơ cứu tại Trạm y tế thị trấn Trâu Quỳ và được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Gia Lâm.

Tuy nhiên, nhận thấy nhịp tim của bé trai hơi yếu nên các bác sĩ đã chuyển bé sang Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn để tiếp tục theo dõi, điều trị cho bé.

Xử lý thế nào đối với nữ sinh Đại học bỏ rơi con?

Theo thông tin trên báo Đại Đoàn Kết, người mẹ của cháu bé sơ sinh bị bỏ rơi trong khe tường tên là N.K.H. (20 tuổi, trú tại Kim Sơn, Ninh Bình), là sinh viên năm thứ 2 của trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Được biết lý do H. vứt con sau khi sinh vì có thai ngoài ý muốn, do tâm lý lo sợ ảnh hưởng đến việc học nên đã giấu bạn bè và gia đình và làm chuyện dại dột là bỏ con.

be-so-sinh-bi-bo-roi-trong-khe-tuong

Hình ảnh người dân khoan tường cứu cháu bé.

Trao đổi với PV, luật sư Nguyễn Anh Thơm, Trưởng văn phòng Luật sư Nguyễn Anh (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) thông tin, Luật Trẻ em 2016 nghiêm cấm bố mẹ bỏ rơi, bỏ mặc con của mình, nhất là khi vừa sinh ra.

Hành vi vi phạm pháp luật này của người phụ nữ  trẻ người non dạ này sẽ được xử lý bằng biện pháp hành chính theo theo Điều 22 Nghị định 144/2013/NĐ-CP, phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với hành vi “Bỏ hoặc không chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi sinh”.

Theo kenh14

Xem thêm

Video: Bố ném con trai hơn 2 tuổi xuống ghế tử vong, mẹ ruột bình thản quay video

Phát hiện ảnh con gái trên trang web ấu dâm, mẹ trẻ chết điếng vì hành động tưởng chừng vô hại của mình

VIDEO: Nghi phạm bắt cóc bé trai 2 tuổi để lừa gia đình người yêu, mong được làm đám cưới

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

Hòa Đặng

  • Home
  • /
  • Phong cách sống
  • /
  • Bé sơ sinh bị bỏ rơi trong khe tường đang phục hồi tốt, đã có người thân đến nhận
Chia sẻ:
  • theAsianparent Việt Nam và Bé Yêu đã về chung một nhà

    theAsianparent Việt Nam và Bé Yêu đã về chung một nhà

  • Ý kiến chuyên gia: 14 lời khuyên cho các nạn nhân bạo lực gia đình

    Ý kiến chuyên gia: 14 lời khuyên cho các nạn nhân bạo lực gia đình

  • Cách làm mặt nạ dưỡng da an toàn cho mẹ bầu trong thai kỳ

    Cách làm mặt nạ dưỡng da an toàn cho mẹ bầu trong thai kỳ

  • theAsianparent Việt Nam và Bé Yêu đã về chung một nhà

    theAsianparent Việt Nam và Bé Yêu đã về chung một nhà

  • Ý kiến chuyên gia: 14 lời khuyên cho các nạn nhân bạo lực gia đình

    Ý kiến chuyên gia: 14 lời khuyên cho các nạn nhân bạo lực gia đình

  • Cách làm mặt nạ dưỡng da an toàn cho mẹ bầu trong thai kỳ

    Cách làm mặt nạ dưỡng da an toàn cho mẹ bầu trong thai kỳ

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it