Các mốc phát triển và cách chăm bé sơ sinh 3 tháng tuổi tốt nhất dành cho ba mẹ!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé sơ sinh 3 tháng tuổi đã đạt được nhiều mốc phát triển khiến ba mẹ không khỏi bất ngờ. 

Bé sơ sinh 3 tháng tuổi và các mốc phát triển thể chất và nhận thức quan trọng

Bước sang tháng thứ 3, bé sơ sinh của ba mẹ đã có những phát triển vượt bậc về thể chất cũng như nhận thức.

Ở tháng này, trung bình một bé trai sẽ dài 58,4 – 67,6cm; nặng 5,4 – 8,5kg;  trong khi bé gái dài tầm 57,2 – 66cm và nặng 5 – 7,8kg.

Cũng trong thời gian này, xương của trẻ phát triển tương đối khỏe và dần trở nên cứng cáp hơn. Khi nằm sấp, bé sẽ dùng sự hỗ trợ của tay để có thể đẩy người lên cao một chút còn đầu thì có thể ngẩng lên.

Các mốc phát triển về vận động

  • Nhìn vào mặt khoản cách gần rất chăm chú
  • Nhìn theo các đối tượng chuyển động
  • Nhận ra các vật thể và người quen thuộc ở khoảng cách xa
  • Bắt đầu sử dụng tay và mắt phối hợp
  • Nhận rõ nụ cười với giọng nói của mẹ
  • Bắt đầu nói lảm nhảm
  • Bắt đầu bắt chước một số âm thanh
  • Quay đầu về hướng âm thanh

Về mặt nhận thức, bé đã bắt đầu ghi nhớ được sự vật tốt hơn. Một điều tuyệt vời là giờ đây bé có thể nhận diện được khuôn mặt của người thân thường xuyên chăm sóc bé, đặc biệt là người mẹ.

Để bé 3 tháng tuổi sớm cứng cáp và khỏe mạnh thì ngoài chế độ dinh dưỡng, bé cũng cần các bài tập nhằm giúp bé vận động một cách linh hoạt. Ví dụ như các bài tập nằm sấpbế bé ở tư thế bế vác.

Mục đích cho con được nhìn ngắm môi trường xung quanh, tập cho cổ cứng cáp. Bố mẹ nên sử dụng các đồ chơi vải có tiếng kêu hoặc chuông treo cũi nhằm kích hoạt khả năng với và cầm nắm của con.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé sơ sinh 3 tháng tuổi đã có các mốc phát triển thể chất và nhận thức vượt bậc

Lượng ăn phù hợp dành cho bé sơ sinh 3 tháng tuổi

Bé 3 tháng tuổi cần tiếp tục được ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức hoàn toàn bởi hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non nớt.

Lượng sữa trung bình dành cho bé trong độ tuổi này nên từ 120-180ml/cữ và gồm 6-8 cữ/ngày. Lúc này thay vì cho bé ăn cách 2 giờ một lần thì mẹ nên giãn cữ lên từ 3,5-4 tiếng/cữ sẽ giúp bé ăn tốt hơn.

Tùy từng thể trạng và sức ăn của các bé mà chế độ dinh dưỡng có thể thay đổi đôi chút. Tuy nhiên, dù mẹ chia các bữa sữa cho bé như thế nào thì trong giai đoạn 3 tháng tuổi này, bé vẫn cần được bú khoảng 700 – 800ml/ngày.

Ngoài ra mẹ đừng quên tiếp tục bổ sung vitamin D nhỏ giọt cho bé dưới sự tư vấn của bác sĩ. Vậy sẽ đảm bảo cho con có một hệ cơ xương chắc khỏe.

Bé sơ sinh 3 tháng tuổi đã có thể ngủ giấc dài 5-6 tiếng liền mạch về đêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Số giờ ngủ và nếp sinh hoạt của trẻ trong tháng này

Tổng số giờ ngủ của bé giờ đây chỉ còn khoảng 15 tiếng/ngày mà thôi. Giấc ngủ ngày của bé cũng ngắn xuống. Hầu hết trẻ sẽ ngủ 3 giấc/ngày, thời gian ngủ khoảng 1-2 tiếng/giấc.

Khi về đêm, bé có thể ngủ được giấc dài liên tục 5-6 tiếng đồng hồ. Thậm chí bé ngủ liền mạch tới sáng mà chỉ thức dậy ăn sữa 1-2 lần.

Cơ thể bé dần điều chỉnh để thích nghi với giấc ngủ bình thường của con người. Nó thông qua khả năng phân biệt được ngày, đêm.

Với các mẹ có con đang trong 3 tháng tuổi, điều mà nhiều mẹ cảm thấy dễ chịu hơn chính là được nghỉ ngơi về đêm nhiều hơn. Vì giờ đây nếu trẻ có một thói quen ngủ tốt thì mẹ chỉ cần tỉnh giấc 1-2 lần trong đêm là đủ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thêm vào đó, khi bước sang tháng thứ 3, dạ dày của bé đã dần dần đi vào hoạt động bình thường như một cơ thể thực thụ. Nó giúp cho việc tiêu hóa sữa tốt hơn so với tháng đầu tiên. Chính vì thế mà con ngủ được giấc dài hơn về đêm.

Khi bé sơ sinh 3 tháng tuổi, con sẽ trải qua thời điểm khủng hoảng bởi những mốc phát triển thể chất và nhận thức bé cần đạt được

Những thời điểm bé dễ quấy khóc mà ba mẹ cần lưu tâm 

Một em bé sơ sinh 3 tháng tuổi sẽ phải trải qua tuần khủng hoảng. Nó còn gọi là wonder week ở tuần thứ 11 hoặc 12. Vào thời điểm này, bé cần học các kĩ năng vận động mới như lật mình, trườn, ngóc đầu, …

Khoảng thời gian “say sưa” học hành này sẽ khiến trẻ thường ăn kém đi. Trẻ ngủ không theo giờ giấc như cũ. Bé cũng quấy khóc, mút tay, đòi bế nhiều hơn, …

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Điều duy nhất mà ba mẹ nên làm vào thời điểm này chính là kiên nhẫn chờ đợi. Họ có thể đánh lạc hướng các cơn quấy khóc bằng trò chơi, mát xa, hát và vỗ về bé, …

Rồi dần dần ba mẹ sẽ nhận thấy rằng bé đã đạt được các kĩ năng cần thiết. Bé sẽ sớm trở lại là một em bé đáng yêu.

Xem thêm bài liên quan

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương