Kẹo luôn là điều tuyệt vời nhất vởi trẻ con. Nhưng sẽ ra sao nếu những thứ các em đưa vào mồm trông như kẹo mà thực chất lại là thuốc diệt chuột?
Đối với người lớn, đa phần chỉ cần nhìn là phân biệt được đâu là thuốc diệt chuột, đâu là kẹo. Chưa kể đến hình dạng, khi cầm vào hoặc khi ngửi mùi, chúng ta cũng phân biệt được.
Nhưng trong mắt con trẻ, những thứ có màu sắc lung linh, mùi thơm đều được định nghĩa chung là Kẹo!
Nhập viện khẩn cấp bởi cho thứ tưởng là kẹo vào mồm
Thuốc diệt chuột thường có màu sắc bắt mắt
Mới đây, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh vừa tiếp nhận một ca bệnh khá phổ biến.
Bệnh nhân là một bé trai 26 tháng tuổi, nhập viện trong tình trạng bắt đầu có biểu hiện khó thở và tím tái.
Ngay lập tức, các bác sỹ nhanh chóng tiến hành rửa dạ dày cấp cứu và sử dụng than hoạt, sorbitol, truyền dịch để thải chất độc ra ngoài. Kết quả cho thấy, có một mớ dịch màu hồng nhạt trong dạ dày của em bé.
Theo mẹ của nạn nhân, chị mới mua một hộp thuốc diệt chuột, sơ ý chưa kịp cất. Bé trai 26 tháng tuổi do tò mò đã bỏ thuốc diệt chuột vào mồm nhai.
Ngay lập tức, bé được gia đình đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Sau 2 ngày điều trị tích cực, tình trạng sức khỏe của bé đã dần ổn định. Kết quả phục hồi tốt và bé đã được ra viện.
Cẩn trọng với những gì trẻ cho vào mồm
Thuốc diệt chuột hay là kẹo?
Theo các bác sỹ Khoa Hồi sức Cấp cứu, trường hợp trên đây không phải là hiếm mà khá thường xuyên. Cha mẹ thường chủ quan, không để ý đến những vật dụng xung quanh có thể gây hại cho trẻ.
Thuốc diệt chuột, băng phiến, thuốc diệt gián hoặc các loại thuốc có tác dụng tương tự thường có mùi thơm, màu bắt mắt.
Với tính tò mò, không khó để lý giải vì sao các em hay cho vào mồm những thứ có màu sắc lòe loẹt, giống với kẹo như vậy.
Ngoài ra, còn một số thứ các em bé rất hay đưa vào mồm, ví dụ như:
- Cúc áo
- Gim băng
- Đinh
- Đồ chơi
- Ốc vít
…
Khi phát hiện bé có hiện tượng lạ, gia đình cần lập tức đưa các em đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời.
Thuốc diệt chuột & những hệ lụy
Nhiều bệnh nhi nhập viện do ăn nhầm thuốc diệt chuột
Thuốc diệt chuột thường chứa chất Warfarin, được biết đến là chất chống đông máu sử dụng khá phổ biến trong y học.
Độc tính chủ yếu của warfarin là gây xuất huyết khi sử dụng quá liều hoặc phơi nhiễm với super warfarin có trong thuốc diệt chuột.
Ở người lớn, thông thường 1-2 ngày đầu, bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng. Tình trạng xuất huyết sẽ xảy ra sau 2-3 ngày, ở các mức độ khác nhau: Chảy máu chân răng, chảy máu cam, chảy máu dưới kết mạc mắt, chảy máu não, tụ máu trong cơ…
Các triệu chứng khác có thể gặp như ý thức lơ mơ, đau đầu, rối loạn điều hòa vận động, đau bụng, buồn nôn. Nặng hơn có thể gặp tiêu cơ vân, suy hô hấp, co giật, hôn mê.
Ở trẻ em, những biểu hiện ở trên đây rõ ràng và diễn ra nhanh hơn.
Hãy nhớ, 6 giờ đầu tiên đối với người uống nhầm thuốc diệt chuột chính là giờ vàng. Bởi trong khoảng thời gian này, rửa dạ dày, dùng than hoạt tính và sử dụng chất giải độc đặc hiệu vẫn còn hiệu quả.
Sau 6 giờ, hậu quả sẽ nặng nề hơn rất nhiều.
Theo Zing
Xem thêm:
Sau cơn sặc chuối, tim bé trai 1 tuổi ngừng đập – Lời cảnh báo tới bố mẹ đừng rời mắt khỏi con
Nuốt đồng xu vào họng, bé trai nhập viện khẩn cấp trước sự kinh hoàng của bố mẹ
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!