5 cách khắc phục tình trạng sốt sau khi chích ngừa để con thoải mái, mẹ bớt lo lắng

Sốt là một triệu chứng bình thường sau khi trẻ được tiêm phòng. Nhiều ba mẹ lo lắng bé chích ngừa về bị sốt phải làm sao có thể áp dụng 1 số cách để con được thoải mái và bớt khó chịu hơn, đồng thời tiếp tục quan sát các biểu hiện của trẻ để đưa bé đi thăm khám kịp thời.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé chích ngừa về bị sốt phải làm sao là câu hỏi của nhiều mẹ. Các cách giảm sốt cho trẻ sau khi tiêm là: chườm khăn, mặc quần áo thoáng mát, bổ sung chất lỏng,...

Tiêm ngừa là một cách hiệu quả để ngăn vi rút và vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể con. Trẻ bị sốt sau khi tiêm chủng thường khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Cha mẹ nên làm gì nếu bé bị sốt sau khi tiêm chủng? Cùng theAsianparent Việt Nam giải đáp thắc mắc trong bài viết này nhé!

Nội dung bài viết:

  • Trẻ cần tiêm chủng những mũi gì?
  • Tác dụng phụ sau khi tiêm phòng
  • Trẻ tiêm phòng bị sốt phải làm sao?
  • Khi nào nên đưa bé đi bác sĩ?

Trẻ em cần tiêm chủng những bệnh gì?

Dưới đây là các loại chủng ngừa cần tiêm cho trẻ em từ 0-6 tuổi:

  • Viêm gan B
  • Vi-rút Rota (Rotavirus)
  • Bạch hầu
  • Uốn ván
  • Ho gà
  • Vi khuẩn Hib
  • Phế cầu khuẩn
  • Bệnh bại liệt
  • Bệnh cúm
  • Sởi, quai bị, rubella
  • Thủy đậu (Varicella)
  • Viêm gan A

Bạn có thể chưa biết:

Tiêm phòng bại liệt có sốt không? Làm gì sau khi tiêm phòng trẻ bị sốt?

Khi nào không nên cho trẻ tiêm phòng và những lưu ý sau khi tiêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tác dụng phụ sau khi tiêm chủng cho bé sơ sinh

Bên cạnh những lợi ích, bé sơ sinh sẽ có một số phản ứng khi tiêm ngừa. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể của con đã thành công trong việc tạo kháng thể mới. Dưới đây là tác dụng phụ của việc tiêm phòng cho bé sơ sinh:

Bé nên chích ngừa các bệnh sau để tăng sức đề kháng

  • Sốt
  • Đỏ, sưng nhẹ ở vùng cơ thể được tiêm
  • Quấy khóc nhiều
  • Khó ngủ vào ban đêm

Đặc biệt, sau khi tiêm vắc-xin bạch hầu và phế cầu khuẩn, con sẽ có thêm các triệu chứng sau:

  • Sưng ở bàn tay hoặc bàn chân
  • Mệt mỏi và buồn ngủ
  • Ăn không ngon

Các triệu chứng trên sẽ biến mất trong vài ngày nên cha mẹ đừng lo lắng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé chích ngừa về bị sốt phải làm sao?

Sốt là một triệu chứng bình thường sau khi trẻ được tiêm phòng. Tuy nhiên, cha mẹ có thể làm một số cách để con được thoải mái và bớt khó chịu hơn:

1. Chườm khăn

Trẻ nóng sau tiêm chủng là một hiện tượng bình thường. Cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng đơn giản nhất là chườm khăn cho trẻ. Ngoài ra, việc chườm khăn lạnh lên vùng da vừa tiêm sẽ giúp trẻ giảm đau và sưng tấy. Các bậc phụ huynh nên sử dụng khăn sạch và có chất liệu mềm.

2. Mặc quần áo thoáng mát

Mặc quần áo thoáng mát và thấm mồ hôi sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái khi bị sốt. Cha mẹ không nên cho bé mặc quá nhiều lớp quần áo vì con sẽ bị nóng.

Bạn có thể chưa biết:

Mẹ thắc mắc: Tiêm phòng về có nên tắm cho trẻ không? Sau tiêm bao lâu mới nên tắm cho bé?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mách mẹ một số cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng

3. Bổ sung chất lỏng

Sốt sẽ khiến cơ thể mất nước, đặc biệt là trẻ em. Khi con bị sốt, chất lỏng sẽ thoát ra ngoài qua mồ hôi hoặc nước tiểu khiến cơ thể bị yếu đi. Việc cho bé bú sữa mẹ thường xuyên là điều cần thiết để bù lượng chất lỏng đã mất.

Cho bé bú sữa mẹ để bù nước khi con bị sốt

4. Tạo không gian ngủ thoáng đãng

Các bậc phụ huynh nên cho bé ở phòng thoáng gió để quá trình trao đổi không khí được diễn ra tốt hơn. Đồng thời, bạn nên chỉnh nhiệt độ quạt hoặc điều hòa phù hợp cho bé (18 °C là nhiệt độ được khuyến nghị).

5. Uống paracetamol

Bạn có thể cho trẻ uống paracetamol hoặc ibuprofen nếu trẻ có biểu hiện sốt, căng thẳng và khó chịu sau khi tiêm chủng. Các bậc phụ huynh có thể dùng paracetamol cho trẻ dưới 2 tháng, có cân nặng dưới 4 kg và không bị sinh non. Trong khi đó, ibuprofen được dùng cho trẻ trên 3 tháng tuổi và cân nặng trên 5 kg.

6. Mẹ uống nước lá tía tô trước khi tiêm

1 cách chống sốt cho trẻ khi tiêm phòng nhiều mẹ rỉ tai nhau là uống nước lá tía tô trong vòng 1-2 ngày trước khi tiêm và cho bé bú sữa mẹ. Trẻ bị sốt, sưng đau chỗ tiêm là do hệ miễn dịch của bé phản ứng để chống lại kháng nguyên của virus, vi khuẩn có trong vaccine. Axit rosmarinic trong tía tô có khả năng kiểm soát dị ứng rất mạnh có thể ngăn ngừa tình trạng này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo Đông y, tía tô thuộc nhóm phát tán phong hàn bằng cách gây ra mồ hôi, giúp giải cảm, trị sốt. Do đó mẹ có thể uống nước lá tía tô để giúp bé giảm các triệu chứng khó chịu sau khi tiêm phòng.

Dẫu vậy trước khi uống, mẹ nên cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ Đông y hoặc tham khảo thêm các nguồn khác để đảm bảo an toàn.

Khi nào mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ?

Trẻ bị sốt sau khi tiêm chủng là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu con có những biểu hiện bất thường sau vài phút hoặc vài giờ tiêm, cha mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay. Các triệu chứng mà gia đình cần lưu ý là:

  • Khàn tiếng
  • Ngứa ngáy
  • Da nhợt nhạt
  • Mệt mỏi bất thường
  • Tim đập nhanh
  • Chóng mặt
  • Sưng tấy trên mặt hoặc cổ họng
  • Sốt trên 42 độ C
  • Co giật
  • Cơn sốt kéo dài hơn 3 ngày và ngày càng nặng hơn

Một dấu hiệu khác mà bạn nên lưu ý là con khóc không kiểm soát từ 3 tiếng trở lên. Một số trường hợp nghiêm trọng, vắc-xin có thể gây hôn mê, co giật lâu dài, thậm chí là tổn thương đến não vĩnh viễn. Tuy nhiên, trường hợp này là rất hiếm.

Nếu bé có triệu chứng bất thường sau khi tiêm, cha mẹ nên đưa con đến bác sĩ ngay

Bài viết trên đã cung cấp những cách mà gia đình nên làm nếu con bị sốt sau khi tiêm. Nếu có các triệu chứng bất thường, gia đình nên đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức để được điều trị phù hợp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo theAsianparent Indonesia

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Karen Le