Bé biếng ăn khi mới tập ăn dặm thì có bình thường không? Làm sao để giúp con ăn nhiều hơn?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé biếng ăn quá phải làm sao là băn khoăn của các mẹ bỉm sữa. Lời khuyên của bác sĩ cho tình trạng này là: không nên ép trẻ ăn, thức ăn dặm lúc đầu nên đa dạng,…

theAsianparent Việt Nam giới thiệu bài viết của Thạc sĩ – Bác sĩ Đặng Ngọc Hùng, Chuyên gia dinh dưỡng, Giảng viên thỉnh giảng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur và Founder tại H&H Nutrition.

Thời điểm nào trẻ có thể ăn dặm?

Sau khoảng thời gian bú sữa mẹ hoàn toàn, kể từ tháng thứ 6 trẻ bắt đầu tập ăn dặm. Thời điểm 6 tháng, hệ tiêu hóa của trẻ khá hoàn chỉnh, trẻ cần thức ăn bổ sung để phát triển khỏe mạnh vì nguồn sữa mẹ sau 6 tháng không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Vì đã quen với sữa mẹ nên khi tập ăn thức ăn thô, trẻ chưa thích nghi kịp. Giai đoạn mới bắt đầu ăn dặm, mục đích cho trẻ làm quen thức ăn. Nhiều bậc phụ huynh thấy con ăn ít nên sợ con biếng ăn và có khả năng suy dinh dưỡng.

Nhu cầu dinh dưỡng cho bé mới ăn dặm

Biếng ăn là tình trạng trẻ không có cảm giác thèm ăn, ăn ít hơn nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của bé theo độ tuổi. Khi mới tập ăn dặm ở tháng thứ 6, nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ khoảng 700 kcal, trong khi sữa mẹ chỉ cung cấp khoảng 450 kcal. Giai đoạn mới tập ăn dặm, trẻ cần khoảng 1-2 muỗng thức ăn cho mỗi lần ăn. Nhiều phụ huynh lầm tưởng rằng do trẻ biếng ăn nên ăn ít như vậy.

Mới tập ăn dặm ở tháng thứ 6, nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ là khoảng 700 kcal

Biểu hiện bé sẵn sàng để ăn dặm

Không phải bậc phụ huynh nào cũng có thể nhận biết được thời điểm bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm. Cha mẹ có thể dựa vào các biểu hiện sau đây của trẻ như: trẻ biết giữ đầu thẳng để mẹ đút thức ăn dễ dàng, đưa môi dưới ra trước để nhận thức ăn, thích thú khi nhìn thấy thức ăn,…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé biếng ăn quá phải làm sao?

Có nhiều nguyên nhân làm cho trẻ khi mới bắt đầu tập ăn dặm đã cảm thấy chán ăn. Nguyên nhân thường gặp nhất do ăn dặm không đúng cách. Vì vậy, mẹ nên nắm những nguyên tắc cơ bản khi tập cho trẻ tập ăn dặm là:

  • Thức ăn lỏng trong giai đoạn đầu và đặc dần lên, sau đó là thức ăn lợn cợn và cứng dần.
  • Lượng thức ăn nên tăng dần từ ít đến nhiều. Ban đầu chỉ nên tập ăn từ 1-2 muỗng bột, 2-3 cữ một ngày, tăng dần thành 1 chén cháo lúc trẻ được 12 tháng tuổi.
  • Thức ăn cho trẻ nên chuyển dần từ các loại bột có vị ngọt đến vị mặn. Ban đầu, bột ngọt có vị sữa, gần giống với sữa mẹ, trẻ sẽ dễ đón nhận hơn các loại khác.
  • Nên tập cho trẻ ăn 1 loại thức ăn nhiều lần cho trẻ quen vị trước khi chuyển sang 1 món ăn khác.
  • Trẻ dưới 1 tuổi không nên nêm thêm gia vị vào thức ăn vì thận của bé còn non nớt. Các loại gia vị sẽ làm tăng gánh nặng cho thận của trẻ.
  • Các loại thức ăn lúc mới bắt đầu ăn dặm nên đa dạng, đặc biệt là rau xanh và trái cây. Lúc này, vị giác của trẻ chưa hoàn thiện. Do đó, mẹ nên để trẻ tiếp nhận thức ăn để quen với mùi vị, tránh kén chọn các loại thức ăn về sau.
  • Không nên ép trẻ ăn: Hãy để việc ăn dặm của trẻ trở thành một trải nghiệm vui vẻ, tránh quát mắng, dọa nạt. Điều này sẽ tạo tâm lý không tốt, đồng thời ảnh hưởng lên thói quen ăn uống của trẻ sau này.

Hãy để việc ăn dặm của con trở nên vui vẻ và tuyệt vời

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu trẻ mới bắt đầu ăn dặm nhưng lại không chịu ăn bất cứ gì, cha mẹ nên xem lại cách chế biến thức ăn cho trẻ. Trẻ nên bắt đầu với những loại bột có vị ngọt tương tự sữa mẹ, với số lượng ít rồi tăng dần, không nên ép trẻ ăn quá nhiều. Ngoài ra, mẹ nên thường xuyên bổ sung vitamin D để con tránh bị còi xương. Nếu bé bú sữa mẹ, mẹ cũng cần ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, đồng thời bổ sung thêm sắt, canxi để đảm bảo chất lượng sữa cho bé.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!