Bé bị rôm sảy ở lưng là tình trạng phổ biến thường xảy ra vào mùa nóng. Tình trạng này không quá nguy hiểm nhưng nếu không khắc phục kịp thời sẽ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng.
- Nguyên nhân khiến bé bị rôm sảy
- Dấu hiệu
- Những biến chứng nguy hiểm
- Phương pháp chăm sóc, điều trị
Rôm sảy là hiện tượng khi da xuất hiện những nốt đỏ, mảng đỏ theo vùng trên người bé. Điều kiện phát triển của bệnh là các ống dẫn mồ hôi bị bít tắc làm mồ hôi bị ứ đọng ở lớp dưới da, chủ yếu trong lỗ chân lông khiến cho trẻ bị rôm sảy. Xét về bản chất, rôm sảy là bệnh do quá nóng mà ra, vì vậy mà khi thời tiết trở nên mát mẻ thì bệnh sẽ tự dưng hết. Tuy nhiên, triệu chứng đó sẽ tiếp tục tái phát nếu như gặp thời tiết nóng bức, nhất là vào mùa hè. Nếu tình trạng bệnh có diễn biến ngày càng nghiêm trọng trẻ bị rôm sảy sẽ có những biểu hiện kèm theo như nôn, sốt, da tái, mạch đập nhanh,…Lúc này bố mẹ cần đưa bé đến trung tâm y tế để được chữa trị kịp thời nhất. Sau đây là một số thông tin cần thiết khác:
Nguyên nhân khiến bé bị rôm sảy ở lưng
1. Tuyến mồ hôi ở lưng của trẻ chưa hoàn thiện
Không giống như người lớn, tuyến mồ hôi ở lưng của trẻ chưa hoàn thiện. Điều này khiến mồ hôi không thể điều tiết và thoát hết ra ngoài nên dễ gây bít tắc vùng da lưng. Thêm vào đó, da trẻ em thường nhạy cảm, mỏng manh nên rất dễ khiến rôm sảy phát triển.
Bạn có thể chưa biết:
4 loại lá tắm có tác dụng điều trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh cực kỳ hiệu quả
Cách trị rôm sảy cho bé hiệu quả ngày hè thật đơn giản
2. Trẻ thường phải nằm nhiều
Nổi sảy ở trẻ sơ sinh: Thói quen nằm nhiều, nằm lâu một chỗ là một trong những nguyên nhân khiến bé bị rôm sảy ở lưng. Bởi khi đó, bề mặt da lưng của trẻ không được tiếp xúc với không khí. Mồ hôi không thoát ra được, gây bí bách và hình thành rôm sảy.
Việc nằm quá nhiều cũng có thể là nguyên nhân khiến lưng bé bị rôm sảy
3. Lưng của bé không được vệ sinh tốt
Việc không vệ sinh tốt cho phần lưng cũng khiến trẻ dễ bị rôm sảy. Mồ hôi tích tụ trên da không được vệ sinh sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, khiến trẻ bị nổi sảy.
4. Cho trẻ mặc quá nhiều quần áo
Tại sao trẻ bị rôm sảy? Nhiều cha mẹ do sợ con cảm, lạnh nên thường cho mặc rất nhiều quần áo dày. Đây là nguyên nhân khiến bé bị rôm sảy ở lưng do không thoát mồ hôi được.
Ngoài 4 nguyên nhân như trên, tình trạng rôm sảy còn xảy ra khi trẻ bị sốt cao, nóng trong người…
Dấu hiệu bé bị rôm sảy ở lưng
Cha mẹ có thể dễ dàng phát hiện bé bị rôm sảy ở lưng dựa vào những dấu hiệu phổ biến như sau:
- Lưng trẻ xuất hiện những nốt đỏ mọc rải rác và có thể bị sần lên.
- Chỉ sau từ 1 đến 2 ngày, các vết đỏ li ti xuất hiện ngày càng nhiều. Chúng mọc lên thành từng đám.
- Các nốt đỏ có xu hướng lan rộng ra khắp vùng lưng của trẻ, thậm chí có thể xuất hiện mủ, bị vỡ gây lở loét.
- Bé cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, ngọ nguậy phần lưng và hay quấy khóc, bỏ bú, chán ăn.
Bé bị rôm sảy có thể kèm theo nhiều dấu hiệu như sốt, biếng ăn
Những biến chứng nguy hiểm khi bé bị rôm sảy ở lưng
Nếu tình trạng rôm sảy ở lưng trẻ không được phát hiện sớm và khắc phục kịp thời sẽ gây ra những biến chứng đáng lo ngại như sau:
- Nhiễm trùng: Biến chứng nhiễm trùng xảy ra khi các nốt mụn nước, mụn mủ trắng bị vỡ, lở loét. Điều này khiến con bị đau nhức, có thể để lại sẹo. Nguy hiểm hơn, trẻ có thể bị nhiễm trùng máu, viêm tắc tĩnh mạch.
- Viêm da: Đây là biến chứng phổ biến của hiện tượng rôm sảy lâu ngày. Lỗ chân lông trên lưng sẽ bị viêm, giảm khả năng miễn dịch. Trẻ còn có nguy cơ mắc các bệnh liên quan như: bong tróc, khô da…
- Các biến chứng khác: Hiện tượng rôm sảy lâu ngày còn gây ra những biến chứng nghiêm trọng như: nôn, sốt, mạch đập nhanh, da tái…
Bạn có thể chưa biết:
Mẹ đau đầu vì con bị rôm sảy: Nguyên nhân, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa tình trạng này
Hướng dẫn mẹ tắm cho trẻ sơ sinh bằng các loại lá mát, trị rôm sảy, cho bé giấc ngủ ngon
Phương pháp chăm sóc, điều trị khi trẻ bị rôm sảy ở lưng
Vệ sinh quần áo và ga gối cho bé đúng cách
Cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh? Các biến chứng đáng lo ngại ở trên sẽ không xảy ra khi bạn phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Theo bác sĩ chuyên khoa, cha mẹ nên áp dụng những phương pháp như sau khi bé bị rôm sảy ở lưng:
- Mẹ cần giữ lưng trẻ thông thoáng nhằm giảm thiểu mồ hôi tích tụ bằng cách cho trẻ ngồi, nằm nghiêng.
- Nên cho bé mặc quần áo mỏng nhẹ với chất liệu co giãn, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt như: cotton, lụa, vải lanh…
- Chú ý vệ sinh lưng cho trẻ bằng cách thường xuyên lau sạch bụi bẩn, mồ hôi ít nhất 2 lần mỗi ngày. Khi vệ sinh, mẹ nên sử dụng khăn bông sạch, mềm, lau nhẹ nhàng từ cổ xuống lưng.
- Mẹ nên thường xuyên vệ sinh, giặt giũ chăn, ga gối, thảm chơi của con để tránh nhiễm khuẩn. Ngoài ra, mẹ nên cho bé ở trong môi trường thoáng đãng, mát mẻ, hạn chế tiếp xúc bụi bẩn, khói thuốc.
- Sử dụng thảo dược, các loại lá để tắm cho con. Đây là phương pháp dân gian giúp làm mát, chống viêm, giảm ngứa cho trẻ. Các loại lá được sử dụng phổ biến và mang lại hiệu quả tốt như: trầu không, kinh giới, mướp đắng, tía tô… Tuy nhiên, bạn cần lưu ý vệ sinh lá thật kỹ trước khi nấu hoặc giã. Đồng thời, nước lá cần pha loãng với nước ấm khi tắm cho trẻ.
Tạm kết
Bài viết trên đây đã chia sẻ đến bạn tất tần tật những thông tin liên quan đến tình trạng bé bị rôm sảy ở lưng. Đây là căn bệnh thường gặp và không quá nguy hiểm. Tuy nhiên bệnh sẽ khiến bé rất khó chịu và có thể gây ra một số hệ lụy nếu không được chữa trị đúng cách. Bạn hãy tuân thủ theo những lưu ý trên để bé con nhanh khỏi bệnh nhé!
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!