Bé bị chàm sữa tái đi tái lại nhiều lần, mẹ cần làm gì để trị dứt điểm cho con?

Với những mẹ có bé bị chàm sữa, mẹo dân gian khuyên nên dùng lá trầu không để tắm cho con. Theo dân gian, lá trầu không có tác dụng trị mụn nhọt, mề đay, mẩn ngứa. Trong thành phần lá này có chứa hai hợp chất của phenol nên có khả năng ức chế hoạt động.của nhiều loại vi khuẩn và nấm gây hại như: tụ cầu, liên cầu khuẩn, E.coli.. ngăn ngừa tình trạng chàm bội nhiễm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé bị chàm sữa là tình trạng thường gặp. Tuy nhiên nếu bị tái phát nhiều lần rất thì da của trẻ sẽ dễ bị nhiễm trùng. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Chàm sữa trẻ sơ sinh gì?
  • Nguyên nhân khiến bé bị chàm sữa
  • Bé bị chàm sữa mãi không khỏi là vì lý do gì?
  • Mẹo chữa bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Chàm sữa là gì?

Chàm sữa hay còn gọi là lác sữa, viêm da cơ địa, eczema. Trẻ từ 3 đến 24 tháng tuổi rất dễ mắc căn bệnh ngoài da này. Có tới 20% trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc chàm sữa trong những năm tháng đầu đời. Tuy nhiên hầu hết các bậc cha mẹ lại không hề có chút kiến thức nào về bệnh lý này nên đã áp dụng sai cách chữa trị cho con.

Bé bị chàm sữa tuy không gây lây lan nhưng rất khó để điều trị dứt điểm và thường xuyên tái phát.

Dấu hiệu của bệnh rất dễ nhận thấy bằng mắt thường. Mẹ sẽ thấy các nốt mẩn đỏ xuất hiện ở mặt, hai má, đầu, mình và tứ chi của con. Chạm vào các nốt đỏ này sẽ thấy thô ráp, đóng vảy, có tróc vảy nhỏ li ti và xuất hiện mụn nước.

Chàm sữa sẽ khiến trẻ bị ngứa ngáy khó chịu, bé thường quơ tay lên mặt hay chà đầu, mặt vào gối cho đỡ ngữa. Chính sự ma sát này sẽ khiến nhiều mụn nước vỡ ra, nặng hơn sẽ gây rỉ máu, nhiễm trùng. Bé lúc này sẽ thường xuyên khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn.

Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Đình Huấn (Bệnh viện Nhi đồng 1 – TP.HCM) cho biết, chàm sữa là một bệnh viêm da mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần, không phải bệnh lây. Có thể hiểu đây là một bệnh rối loạn hệ miễn dịch ở bé sơ sinh.

Mẹ đã biết chưa?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguyên nhân khiến bé bị chàm sữa

  • Bệnh thường xuất hiện ở những bé có cơ địa dễ bị dị ứng hoặc gia đình có tiền sử mắc bệnh hen suyễn, mề đay, dị ứng da do khi thời tiết thay đổi.
  • Bé cũng có thể bị dị ứng do nguồn thức ăn của mẹ. Vì mẹ cho con bú nên các thức ăn này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới con. Nếu ăn nhiều đồ tanh, hải sản, chất giàu đạm trong khi cơ thể bé không thích ứng được sẽ dẫn đến nguồn sữa có vấn đề, gây ra dị ứng.
  • Bên cạnh đó, khói bụi, thời tiết, lông chó, mèo trong môi trường sống hoặc các đồ chơi của trẻ bị bẩn và ít được vệ sinh cũng sẽ làm cho bé bị chàm sữa.

Bé bị chàm sữa mãi không khỏi là vì lý do gì?

Đa số bé lên 4 tuổi sẽ không còn bị chàm sữa nữa, hay thời gian điều trị cho bé tầm 2 – 4 tuần là khỏi. Nhưng vẫn có nhiều trẻ bị tái đi tái lại căn bệnh khó chịu này. Lý do có thể là:

  • Sản phẩm điều trị chưa thực sự phù hợp. Có thể những loại thuốc bôi kháng viêm kháng khuẩn lại không hoạt động hiệu quả trên làn da của bé.
  • Chế độ ăn uống hàng ngày cũng có thể góp phần làm bệnh tái phát lại. Có thể kể đến các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao ở trẻ như tôm, cua, mực…
  • Mẹ vệ sinh cơ thể trẻ sai cách. Nếu cơ thể trẻ không được sạch sẽ, hay quần áo làm từ những chất liệu gây ngứa: len, vải tổng hợp làm trẻ bí bách thì bệnh cũng sẽ nặng hơn và không có dấu hiệu thuyên giảm.

Mẹo chữa bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Ngay cả khi không áp dụng bất kỳ biện pháp khắc phục nào thì chứng phát ban khó chịu này vẫn tự biến mất. Nhưng vì nó khó coi, các mẹ luôn muốn loại bỏ nó ngay lập tức bằng cách bôi kem. Một trong những biện pháp chữa chàm sữa chính là bôi kem steroid. Điều này thường được bác sĩ kê toa đặc biệt là khi phát ban rất đỏ, dày và kéo dài.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuy nhiên, hầu hết các bậc cha mẹ đều cảnh giác về việc sử dụng loại kem này vì nó có thể gây mỏng da và khiến da dễ kích ứng hơn. Sau đây là một số mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh ít tác dụng phụ mà mẹ có thể áp dụng:

1. Bé bị chàm sữa, hãy dùng hoa nhài 

Dùng hoa nhài để chữa mẩn ngứa cho trẻ bị chàm sữa

Phổ biến ở Đông Nam Á, hoa nhài có màu trắng, mùi hương ngọt ngào thường được sử dụng như là một phương thuốc tự nhiên. Hoa nhài được coi một loại thuốc an thần, chống trầm cảm rất tốt, nhưng ít ai biết nó còn là một trong những phương thuốc trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh hữu hiệu nhất. Mẹ hãy làm lạnh những bông hoa rồi chà nhẹ lên vết phát ban của bé. Tinh dầu được giải phóng từ hoa nhài không chỉ làm sạch mẩn ngứa mà còn giữ ẩm cho làn da bé.

2. Kem giữ ẩm trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Bôi kem giữ ẩm để phòng tránh trẻ bị chàm sữa

Hiện nay có rất nhiều loại kem trị chàm sữa hiệu quả, rẻ tiền và đa năng. Mẹ có thể dùng một trong các loại kem sau: cetaphil, ceradan, physioge…Nên thoa lên da bé khoảng 3 phút sau khi tắm. Thường xuyên thoa một lớp mỏng lên da bé để giữ ẩm, những loại kem này sẽ làm dịu mẩn ngứa và nhanh chóng chữa lành những vết chàm sữa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé bị chàm sữa bôi thuốc gì? Mẹ lưu ý không tự ý mua các loại thuốc bôi có chứa corticosteroid, nếu dùng lâu ngày loại thuốc này sẽ gây những tác dụng phụ khiến trẻ bị nhiễm nấm, teo da, mất màu da. Corticosteroid có thể khiến chàm lan rộng và nhiễm trùng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ...

3. Sữa rửa mặt dịu nhẹ trị chàm sữa hiệu quả

Sữa rửa mặt dịu nhẹ có thể phòng ngừa trẻ bị chàm sữa

Mẹ hãy thử rửa mặt cho bé bằng sữa rửa mặt Cetaphil hoặc Physiogel vì chúng được chứng minh là giúp loại bỏ chàm sữa chỉ trong vài ngày. Lưu ý khi tắm cho bé, các mẹ không nên ngâm lâu trong bồn tắm. Nên tắm cho bé bằng nước ấm vừa phải, tránh các loại sữa tắm, dầu gội đầu có bọt tiếp xúc với vùng da bệnh.

Mẹ đã biết chưa?

4. Trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh hiệu quả bằng sữa mẹ

Trẻ bị chàm sữa có thể khắc phục bằng cách rửa mặt cho bé bằng sữa mẹ

Tin hay không, sữa mẹ được coi là một trong những biện pháp khắc phục chàm sữa rất hiệu quả. Nó an và có đặc tính chữa bệnh tự nhiên. Chỉ cần làm ướt một chút bông rửa mặt bằng sữa mẹ và chà nhẹ lên vết phát ban hàng ngày cho đến khi nó biến mất.

5. Vệ sinh bằng khăn ướt

Chàm sữa có thể được ngăn ngừa và chữa lành bằng cách sử dụng một chiếc khăn ướt, sạch. Để loại bỏ phát ban, hãy đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho bé bằng khăn sau khi cho bé bú.

6. Thay khăn / quần áo thường xuyên

Thường xuyên thay đồ cho trẻ

Sau khi ăn, bé thường bị rây bẩn do sữa, thức ăn dính lên mặt, lên người. Mẹ nên thường xuyên thay đổi yếm, quần áo hoặc khăn sau khi ăn để ngăn ngừa chàm sữa cho con. Nên chọn quần áo 100% cotton để thấm mồ hôi. Không mặc đồ chật, các loại vải len, sợi tổng hợp vì dễ gây kích ứng da bé.

7. Tắm lá trầu không trị chàm sữa cho con

Với những mẹ có bé bị chàm sữa, mẹo dân gian khuyên nên dùng lá trầu không để tắm cho con. Theo dân gian, lá trầu không có tác dụng trị mụn nhọt, mề đay, mẩn ngứa. Trong thành phần lá này có chứa hai hợp chất của phenol nên có khả năng ức chế hoạt động.của nhiều loại vi khuẩn và nấm gây hại như: tụ cầu, liên cầu khuẩn, E.coli.. ngăn ngừa tình trạng chàm bội nhiễm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bên cạnh đó những dưỡng chất có lợi được tìm thấy trong lá trầu không như betel-phenol, chavicol sẽ giúp làm lành và tái tạo bề mặt da bị tổn thương, cải thiện các tổn thương như sưng, viêm, ngứa.

Cách tắm cho bé hết chàm sữa:

  • Lá trầu không tươi đem đi rửa sạch, đun với nước sôi trong 10 phút rồi pha với nước lạnh cho hơi ấm.
  • Dùng nước lá để tắm cho trẻ bị chàm.
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Mecoca