Em bé 6 tháng chưa biết ngồi! Mẹ có nên lo lắng?

Bước sang tháng thứ 6, bé đã đạt được nhiều cột mốc phát triển. Các kỹ năng, vận động, giao tiếp của con đã có nhiều sự thay đổi lớn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé 6 tháng chưa biết ngồi khi có sự hỗ trợ của người lớn là một dấu hiệu cần chú ý. Mẹ nên đưa con đi thăm khám và thực hiện một số bài tập để xương khớp con cứng cáp hơn, sẵn sàng cho việc tập ngồi. 

Nội dung bài viết:

  • Sự phát triển của bé 6 tháng tuổi
  • Em bé 6 tháng chưa biết ngồi có phải dấu hiệu bất thường?
  • Những cách khuyến khích bé 6 tháng tuổi ngồi

Sự phát triển của bé 6 tháng tuổi

  • Ở thời điểm này, đa số các bé 6 tháng tuổi sẽ được mẹ bắt đầu tập cho ăn món ăn dặm đầu tiên. Nhưng cũng có thể đã bắt đầu được từ trước đó khi con cứng cáp.
  • Khả năng cầm nắm tốt hơn – có thể sử dụng tất cả các ngón tay để giữ đồ vật
  • Có thể ngồi mà không cần sự hỗ trợ
  • Cải thiện khả năng nhận biết màu sắc
  • Có thể đưa tay, vươn người ra để lấy đồ vật hay kéo áo bố mẹ
  • Đã có thể tự lăn sang trái hay phải khi nằm
  • Có thể nhận ra những gương mặt quen thuộc

Em bé 6 tháng chưa biết ngồi có phải dấu hiệu bất thường?

Chúng ta luôn phải nhắc nhở bản thân rằng mỗi đứa trẻ sẽ có tốc độ phát triển riêng và không nên so sánh. Nhưng cũng cần phải biết rằng có những mốc, giai đoạn phát triển chung mà các bé nên/phải đạt được để biết được sự phát triển của con có bình thường hay không. Trừ trường hợp một số trẻ sinh non có thể chậm hơn các bé cùng trang lứa vài tuần hoặc vài tháng.

Nếu bé 6 tháng chưa biết ngồi khi có sự hỗ trợ thì phụ huynh nên đưa con đến thăm khám bác sĩ chuyên môn.

Tuy nhiên, chính bản thân phụ huynh cũng nên suy xét kỹ càng về việc mình có hỗ trợ bé 6 tháng chưa biết ngồi trước đó hay không. Điểm mấu chốt là, thật khó để hoàn thiện các kỹ năng như ngồi và bò khi ba mẹ không tạo cơ hội luyện tập cho bé.

Tất cả cột mốc phát triển của bé 6 tháng tuổi đã liệt kê ở trên thì hầu hết trẻ sơ sinh bắt đầu biết ngồi vào khoảng tháng thứ 6, một số trẻ ngồi sớm hơn nhiều. Nhưng cần lưu ý rằng thời điểm này khi nói đến bé đã có thể ngồi tức là còn cần phải có sự hỗ trợ. Phải đợi đến khoảng tháng thứ 8-9 thì bé mới có thể ngồi vững mà không cần đến sự hỗ trợ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có thể bạn chưa biết ===>

Những cột mốc khác của bé 6 tháng tuổi cần ba mẹ đưa đi thăm khám nếu chưa đạt 

  • Vẫn còn phản xạ cổ tonic. Tức là phản xạ khi đặt bé ở tư thế nằm ngửa, rồi xoay vùng đầu bé quay về một bên, chân và tay ở cùng một bên cổ quay sang sẽ duỗi thẳng còn chân và tay còn lại sẽ cong cong như thể bé đang cầm một thanh kiếm.
  • Không thể lật người từ bên này qua bên khác.
  • Vươn người chỉ với một tay trong khi tay kia nắm chặt.

Những cách khuyến khích bé 6 tháng tuổi ngồi

Động viên khuyến khích con nằm sấp và khám phá

Muốn bé ngồi và ngồi vững thì bước đầu phải tập giữ đầu con ổn định. Cách tốt nhất để làm được điều này là tăng cường cơ cổ và cơ lưng khi nằm sấp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ba mẹ hãy đặt con ở tư thế nằm sấp và để những món đồ chơi bé thích trước mặt. Khuyến khích bé nhìn đồ chơi bằng cách nâng đầu lên. Khuyến khích động viên con lặp lại động tác này khi bé đã làm được.

Động tác này sẽ giúp bé cân bằng trọng lượng của bản thân khi ngồi.

Di chuyển bé 6 tháng tuổi

Nếu bé 6 tháng chưa biết ngồi thì phụ huynh và người thân hãy giúp định hướng để bé tự vận động. Cách làm là hãy giữ bé và giúp bé lăn nhẹ nhàng trên một bề mặt mềm mại như chăn/nệm.

Có thể bạn chưa biết ===>

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Làm điểm tựa cho bé ngồi

Như đã phân tích ở trên, đôi khi bé 6 tháng chưa biết ngồi một phần do phụ huynh chưa biết cách tạo cơ hội cho bé.

Ba mẹ có thể dạy bé ngồi khi làm điểm tựa như chiếc ghế để bé dựa lưng vào. Gợi ý đơn giản là đặt đồ chơi yêu thích của bé lên thảm. Sau đó để bé ngồi trong lòng bạn và chơi với những món đồ chơi. Điều này sẽ giúp tăng cường sức mạnh của cơ lưng và quen với cảm giác ngồi.

Đôi khi, con chỉ hơi chậm một chút so với các bạn đồng trang lứa. Nhưng một số trường hợp lại nguy hiểm vì là dấu hiệu bé mắc phải chứng bệnh gì đó mới dẫn đến chậm phát triển như vậy. Trong khi chờ đợi, hãy cho bé thăm khám bác sị, và đảm bảo rằng con được thực hành nhiều hơn. Và hơn hết, hãy vui vẻ với bé và đừng thúc ép!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu