Bé 3 tháng tuổi 5 ngày không đi ngoài có cần đi bác sĩ?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé 3 tháng tuổi 5 ngày không đi ngoài được nên được ba mẹ đưa đi thăm khám bác sĩ. Chắc chắn là sẽ lo lắng nhưng cũng có trường hợp không đáng quan ngại nếu con vẫn xì hơi và sinh hoạt bình thường.

Tần suất trẻ sơ sinh nói chung và bé 3 tháng tuổi đi ngoài bao nhiêu là bình thường?

Em bé bú sữa mẹ

Sau khi mới lọt lòng mẹ thì bình thường con sẽ đi tiểu tiện 10 - 20 lần/ngày và đại tiện 5-10 lần/ngày. Nhiều bé đại tiện ngay sau mỗi lần bú. Sau đó, phân của con sẽ thay đổi dần theo thời gian, trung bình con sẽ đi ngoài từ 3-5 lần/ngày. Sau này, bé chỉ có thể ị sau mỗi vài ngày.

Trẻ bú sữa công thức

Cũng như trẻ mới sanh, trẻ bú sữa công thức vài ngày mới sinh cũng đi tiêu khá nhiều để tống phân su ra khỏi cơ thể. Nhìn chung sữa công thức sẽ khó tiêu hơn sữa mẹ, nên bé sẽ đi ngoài từ 1-2 lần/ngày.

Chất phân cứng hơn và có mùi hơn so với trẻ sử dụng sữa mẹ. Khi từ 6 tuần tuổi trở đi, phân bé sẽ có màu nâu nhạt hoặc hơi xanh. Trẻ đi ngoài ít nhất 1-4 lần đi tiêu mỗi ngày. Sau tháng đầu tiên, bé chỉ có thể đi đại tiện một lần mỗi ngày hay cách ngày.

Bé 3 tháng tuổi 5 ngày không đi ngoài được có sao không?

Có thể thấy bé 3 tháng tuổi 5 ngày không đi ngoài được thì đây là tần suất đi cầu quá ít so với bình thường. Hiện tượng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhìn chung, khi trẻ sơ sinh từ 8 tuần tuổi trở lên, ở cụ thể trường hợp này là bé 3 tháng tuổi 5 ngày không đi ngoài đồng nghĩa với việc trẻ bị táo bón hoặc các vấn đề về tiêu hóa.

Tốt nhất ba mẹ nên cho bé đi khám tại chuyên khoa nhi, tiêu hóa, dinh dưỡng để tìm nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp nếu việc cải thiện chế độ ăn và tập phản xạ đi cầu cho bé không hiệu quả.

Làm sao để biết bé 3 tháng tuổi 5 ngày không đi ngoài rất đáng lo ngại?

Tuy bé 3 tháng tuổi 5 ngày không đi ngoài cần được ba mẹ đưa đi bác sĩ để thăm khám, nhưng nếu bé vẫn có những dấu hiệu sau thì ba mẹ phần nào có thể yên tâm:

  • Vẫn xì hơi được, bụng không chướng to, trẻ sơ sinh vẫn ăn ngủ chơi bình thường.
  • Khi trẻ sơ sinh đi ngoài vẫn rặn bình thường, phân trẻ sệt mềm không bị cứng.

Nhưng nếu bé 3 tháng tuổi 5 ngày không đi ngoài có những dấu hiệu sau kèm theo thì có thể đáng lo ngại:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Bụng chướng to, sờ bụng dưới thấy có cục cứng, xì hơi nặng mùi, trẻ rặn khó khăn, đỏ mặt, rướn người, phân thành khuôn cứng, khô,… 
  • Bệnh lý như tắc ruột, lồng ruột. Bé có quấy khóc, khó chịu và đôi khi khóc thét vì đung bụng. Bụng trẻ phình, căng to và không xì hơi được. Ngoài ra còn kèm theo nôn ói nhiều.

Điều trị hỗ trợ thêm tại nhà cho bé 3 tháng tuổi 5 ngày không đi ngoài

Cho bé bú để cung cấp nhiều chất lỏng nhất

Mẹ hãy cố gắng vẫn cho con bú đủ sữa mẹ hoặc sữa công thức những khi con chịu bú.

Tập thể dục và massage cho bé

Em bé có thể chỉ trợ giúp một vài động tác như di chuyển để kích thích con đi tiêu. Hãy di chuyển chân của con như khi chuyển động đạp xe đạp. Hành động này có thể giúp kích thích cơ tiêu hóa của bé.

Nhu động ruột cũng cần được kích thích để tống phân xuống trực tràng và gây cảm giác mắc đi cầu khi đủ phân. Ba mẹ có thể massage bụng cho bé để kích thích nhu động ruột. Khi bé đi cầu nên xi thêm, tạo phản xạ có điều kiện để sau này nghe mẹ xi bé có phản xạ tăng co bóp để tống phân ra. Bé vận động nhiều sẽ có nhu động ruột tốt hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dùng thuốc

Nếu tình trạng con vẫn không có thay đổi dù thay đổi chế độ ăn uống của mẹ hoặc tập thể dục, bác sĩ có thể khuyên mẹ dùng thuốc cho bé để kích thích việc đi ngoài. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng cho con mẹ nhé. Hãy luôn dùng thuốc khi và chỉ khi có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Khi nào tình trạng của con là khẩn cấp cần bác sĩ can thiệp nhanh nhất có thể?

Trong một số trường hợp hiếm hoi, không ị được có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Kiểm tra các triệu chứng như:

  • Nôn mửa
  • Không chịu ăn hay bú
  • Khóc quấy nhiều hơn bình thường
  • Chướng bụng
  • Thấy con cong lưng như thể bé đang bị đau
  • Có dấu hiệu sốt

Chăm con đã là một công việc, một hành trình vất vả (nhưng chắc chắn nhiều niềm vui). Tuy nhiên, chắc chắn sẽ có trở ngại trên hành trình này. Và mẹ hay luôn nhớ tìm đến những bác sĩ, trung tâm y tế hay tổ chức mẹ và bé uy tín để được tư vấn và giúp đỡ nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu