Đọc vị nguyên nhân khiến bé 3 tháng bú ít. Đâu là giải pháp cho mẹ?

Các mẹ nuôi con thời hiện đại không còn quá xa lạ với khái niệm tuần khủng hoảng - wonder week. Đây là thời điểm con có biến đổi mạnh mẽ về thể chất, trí tuệ và hình thành thêm nhiều kỹ năng mới. Đôi khi, sự thay đổi của bản thân có thể khiến bé 3 tháng bú ít, lười bú và hay quấy khóc hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé 3 tháng bú ít phải làm sao để cải thiện? là thắc  mắc khá phổ biến mà các mẹ bỉm thường tìm kiếm trên các hội nuôi dạy con.  Đối với bé 3 tháng thì đây không phải là tình trạng thường gặp. Mẹ nên tham khảo bài viết để tìm ra nguyên nhân thật sự và cách xử lý trong tình huống này.

  • Lượng sữa cần thiết cho bé 3 tháng tuổi
  • Nguyên nhân nào khiến bé 3 tháng bú ít?
  • Bé 3 tháng không chịu bú phải làm sao?

Lượng sữa cần thiết cho bé 3 tháng tuổi

Bé 3 tháng bú bao nhiêu là đủ? Thông thường, khi bước vào giai đoạn 3 tháng tuổi, kích thước dạ dày của bé đã phát triển lớn hơn so với khi mới chào đời, cường độ co bóp mạnh hơn và khả năng tiêu hóa tốt hơn. Vì vậy, từ 3 tháng tuổi trở đi, việc cung cấp sữa cho bé sẽ tăng hơn nhiều so với những em bé mới 1 – 2 tháng.

Con cần khoảng 800ml sữa mỗi ngày, chia làm 5 – 6 lần, mỗi lần khoảng 150ml. Ngoài ra, khoảng thời gian giữa các cữ ăn cũng cần được cân chỉnh. Cữ ngày cách nhau từ 2 – 3 tiếng và ban đêm bé có thể ngủ giấc dài hơn, 4 – 5 tiếng mới bú 1 lần

Mẹ có thể quan tâm:

6 điều mẹ không nên làm với trẻ sơ sinh trong năm đầu đời

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa mẹ cần làm gì? Có nên cho trẻ bú lại không?

Nguyên nhân nào khiến bé 3 tháng bú ít?

Làm thế nào để mẹ có thể nhận ra trẻ 3 tháng chán bú? Đó là khi mẹ thấy nhu cầu dinh dưỡng của trẻ giảm đột ngột so với trước đây. Lượng sữa thừa trong bình hay thời gian bú mẹ quá ngắn cũng là dấu hiệu cho thấy bé đang trở nên khó ở và biếng ăn, lười bú. Tình trạng này càng kéo dài, mẹ càng thêm lo lắng. Rất có thể bé 3 tháng bú ít xuất phát từ những nguyên nhân phổ biến sau:

Con đang trong tuần hình thành kỹ năng – wonder week nên biếng ăn sinh lý

Các mẹ nuôi con thời hiện đại không còn quá xa lạ với khái niệm tuần khủng hoảng – wonder week. Đây là thời điểm con có biến đổi mạnh mẽ về thể chất, trí tuệ và hình thành thêm nhiều kỹ năng mới. Bé 3 tháng tuổi cũng vậy, trong khoảng thời gian từ tuần 9 – 12, nhiều bé đang học lẫy bất kể ngày đêm. Đôi khi, sự thay đổi của bản thân có thể khiến trẻ cảm thấy chưa kịp thích nghi và trở nên chán ăn, lười bú và hay quấy khóc hơn. Nhiều mẹ đã chia sẻ về việc phải vật lộn, chiến đấu với những ngày con bỏ ăn hoặc thức đêm không ngủ nhất là ở tuần 12.

Các bác sĩ cũng tư vấn rằng nếu lượng sữa bé bú có giảm đi nhưng con vẫn nhanh nhẹn, vui vẻ, không rối loạn tiêu hóa hay gặp vấn đề nào bất thường thì giai đoạn bé 3 tháng bú ít chỉ là tình trạng biếng ăn sinh lý. Mẹ không có gì phải quá lo ngại cả.

Trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe

1 em bé sơ sinh 3 tháng tuổi với hệ miễn dịch còn non yếu không tránh khỏi những thời điểm bị nhiễm bệnh và gặp các vấn đề về sức khỏe. 1 số chứng bệnh về tai, mũi, họng có thể khiến con bị đau đớn, khó chịu và cảm thấy không thoải mái khi bú.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

  • Nấm lưỡi hay tưa lưỡi. Nguyên nhân là bởi nấm candida albicans tạo thành nhiều vết loét nhỏ, trú ngụ dưới những lớp giả mạc màu trắng. Bề mặt lưỡi của bé dày lên bởi các mảng bám. Nếu để lâu, nấm sẽ lan rộng ra khắp lưỡi, làm trẻ mất vị giác, gây đau đớn khiến bé lười bú, khó bú, thậm chí là bỏ bú
  • Trẻ gặp các vấn đề về đường tiêu hóa, nhiệt miệng, vòm họng xuất hiện vết xước – vết loét gây đau đớn; trẻ đang bị sưng lợi, nứt lợi ở cuối tháng thứ 3, đầu tháng thứ 4 do mọc răng sớm nên mệt mỏi, cáu gắt, thường xuyên quấy khóc và từ chối cả ti mẹ lẫn ti bình.

Hương vị sữa mẹ/sữa công thức có sự thay đổi

Những em bé sơ sinh bú mẹ đều rất nhạy cảm với mùi vị sữa mẹ. Bất cứ khi nào mẹ thay đổi chế độ dinh dưỡng với các loại đồ ăn cay nóng, có gia vị nồng, sử dụng cà phê, rượu bia sẽ làm thay đổi hương vị quen thuộc của sữa mẹ. Bé sẽ nhanh chóng nhận ra sự khác biệt này và tỏ ra không hứng thú với việc bú mẹ.

Mẹ có thể quan tâm:

Trẻ bú sữa mẹ có chỉ số IQ cao hơn, sự thật có đúng như vậy?

Có nên cho trẻ bú đêm và những ảnh hưởng sức khỏe mẹ cần lưu ý

Ngoài ra, nếu bé bú bình bằng sữa mẹ nhưng sữa vắt ra bảo quản không đúng cách cũng làm thay đổi hương vị và ảnh hưởng đến chất lượng sữa hoặc sữa bột không được pha đúng công thức cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé 3 tháng bú ít.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bầu ngực của mẹ có vấn đề

Ngoài sự nhạy cảm với những khác lạ từ mùi vị sữa mẹ, trẻ còn cảm nhận được cả tâm trạng, thái độ và những thay đổi rất nhỏ khác trên cơ thể mẹ nên có thể phản ứng bằng cách lười bú, bú ít thậm chí là bỏ bú:

  • Mẹ dùng nước hoa, các loại mỹ phẩm dưỡng da lưu lại trên người.
  • Mẹ đang trong trạng thái căng thẳng, stress, cáu gắt ảnh hưởng đến cả chất lượng sữa và tình cảm giữa mẹ và con.
  • Trường hợp ti mẹ có vấn đề như đầu ti tụt, đầu ti to hoặc bị nứt cổ gà nên trẻ bú làm mẹ đau đớn và đôi khi quát mắng khiến con sợ hãi và không muốn bú nữa.
  • Sữa mẹ thất thường, quá ít hoặc quá nhiều, tia sữa mạnh cũng làm trẻ khó chịu trong mỗi cữ ăn và bú ít dần đi.

Tư thế cho bú không đúng

Cho con bú sai cách cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến 1 số bé 3 tháng ngày càng lười ăn, bú ít. Khi bú, nếu trẻ không bắt ngậm vú tốt thì sẽ dễ bị mỏi cơ miệng. Tình trạng này càng kéo dài càng khiến trẻ bỏ bú, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất.

Thói quen cho bú không tốt

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên được ăn theo nhu cầu nhưng không có nghĩa là bú vặt, bú lắt nhắt, bú không đúng cữ, vừa bú vừa chơi. Đây là 1 thói quen không tốt vì trẻ bú lai rai hay bị ép bú thêm dù đã bú no sẽ khiến bé luôn trong trạng thái lửng dạ và ngày càng bú ít đi.

Trẻ thiếu hụt chất dinh dưỡng và tác dụng phụ của các loại thuốc kháng sinh

Trong nhiều trường hợp bé phải điều trị bệnh thì tác dụng phụ của các loại thuốc kháng sinh cũng làm giảm bớt lợi khuẩn trong đường ruột, hệ tiêu hóa hoạt động kém đi và trẻ mất cảm giác ngon miệng sinh ra lười ăn, bú ít. Việc 1 số mẹ hòa thuốc vào sữa cho bú bình cũng làm thay đổi mùi vị khiến trẻ không hợp tác như thường ngày.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra, kể cả bé bú mẹ hay bú bình vẫn có thể thiếu hụt hàm lượng cần thiết 1 số khoáng chất quan trọng như vitamin A, D, sắt, kẽm…. Nếu không được bổ sung đúng cách như thay đổi chế độ dinh dưỡng của mẹ hoặc sử dụng viên uống theo hướng dẫn của bác sĩ, bé sẽ trở nên lười bú, chán ăn, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ

Bé 3 tháng không chịu bú phải làm sao?

Trẻ lười ăn, biếng bú luôn làm mẹ lo lắng vì nếu tình trạng kéo dài con sẽ thiếu hụt chất dinh dưỡng, chậm tăng cân, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, nếu gặp trường hợp bé 3 tháng bú ít, bên cạnh việc tìm hiểu chính xác nguyên nhân bé đang gặp phải, mẹ nên hiểu rõ tính cách và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Từ đó điều chỉnh phương pháp chăm sóc khoa học và hợp lý hơn.

Một trong những giải pháp được các bác sĩ bệnh viện Từ Dũ, TPHCM khuyên là mẹ có thể cho bé uống thêm vitamin D mỗi ngày và phơi nắng sáng để bé thêm cứng cáp. Điều này cũng giúp cải thiện tình trạng bé biếng bú. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xuất phát từ chính sức khỏe của mẹ như thiếu chất dinh dưỡng, hoặc chế độ ăn chưa lành mạnh, tinh thần không tích cực. Do đó, mẹ cũng nên uống thêm 1 viên vitamin Canxi + Vitamin D và bổ máu mỗi ngày. Bạn cũng nên xem lại chế độ ăn của bản thân, tăng cường lượng đạm, trái cây, sữa và những chất kích thích như cafe. Nếu tình trạng không giảm, thì mẹ mới nên đưa bé đi khám.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dưới đây là những cách khác để mẹ cải thiện tình trạng trẻ 3 tháng biếng bú:

  • Cho trẻ bú đúng, bú đủ, bú theo cữ. Không nên để cho trẻ quá đói mới được bú hoặc khi con đã bú no mẹ cũng đừng ép bé.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo nguồn sữa mẹ dồi dào và cung cấp đủ dưỡng chất cho bé. Nên tránh những thực phẩm không tốt cho mẹ, làm thay đổi mùi vị và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con.
  • Sữa mẹ vắt ra cần được bảo quản đúng cách, sữa công thức cần phù hợp với khẩu vị của con, nên pha đúng hướng dẫn và tránh cho bé bú sữa thừa, sữa đã để quá lâu. Lưu ý đối với những trẻ bú bình, mẹ nên chọn bình bú có chất liệu và kích cỡ đầu ti phù hợp với trẻ.
  • Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của bé để sớm phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh lý và có biện pháp xử lý kịp thời, không để trẻ bị mệt mỏi gây chán ăn.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi