Bà bầu ăn lựu có tốt không và nên ăn vào tháng thứ mấy là tốt nhất?

Mẹ không cần phải lo lắng bầu ăn lựu được không vì đây là loại trái cây rất tốt cho bà bầu nên mẹ có thể ăn thường xuyên, tuy nhiên, mẹ nên nhớ phải ăn cả những loại trái cây khác nữa để cung cấp đa dạng nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bà bầu ăn lựu rất tốt vì đây là trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể nên mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn được loại trái cây này.

Nội dung bài viết:

  • Thành phần dinh dưỡng của quả lựu
  • Bà bầu ăn lựu tốt không?
  • Mẹ có nên ăn hạt lựu?
  • Mẹ ăn hạt lựu thì con sinh ra có lúm đồng tiền có đúng không?
  • Ăn lựu thế nào cho đúng?
  • Lời khuyên cho mẹ về chế độ dinh dưỡng

Thành phần dinh dưỡng trong quả lựu

Trong 100g lựu chứa những thành phần dinh dưỡng quan trọng sau đây:

  • Chất xơ, chất béo, chất đạm
  • Đường
  • Các loại vitamin B1, B2, B3, B6, vitamin C
  • Pantothenic acid (B5), Folate (B9)
  • Các loại khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như Canxi, Sắt, Magiê, Phốt pho, Kali, Kẽm

Nội dung liên quan

Mẹ bầu ăn atiso cần thận trọng với 3 tác dụng phụ thường gặp

Bà bầu ăn lựu được không?

Nếu mẹ đang thắc mắc bà bầu ăn lựu được không thì câu trả lời là không những được mà ăn lựu còn rất tốt cho thai kỳ. Cùng tìm hiểu xem quả lựu mang lại những tác dụng kỳ diệu như thế nào cho bà bầu trong thai kỳ mẹ nhé!

Quả lựu chứa nhiều vitamin và khoáng chất (Nguồn ảnh: unsplash)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lợi ích cho mẹ bầu

  • Bổ sung nhiều năng lượng cho mẹ bầu khỏe mạnh cả một ngày dài
  • Tăng cường đề kháng: Lượng vitamin C dồi dào trong lựu rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể, giúp bảo vệ cơ thể mẹ và bé khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, virus
  • Phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt
  • Ngăn ngừa chuột rút ở chân khi mang thai
  • Giảm đau bụng, đau lưng
  • Tốt cho hệ tim mạch, phù hợp với người huyết áp cao, hạn chế nguy cơ tiền sản giật
  • Cải thiện mật độ xương
  • Ăn lựu có tốt cho bà bầu? Ăn lựu sẽ ngăn ngừa táo bón thường gặp ở bà bầu
  • Làm đẹp da, trị mụn nhọt, giúp da sáng mịn, hồng hào, ngăn ngừa các vết rạn da dưới tay, chân, bụng
  • Quả lựu bổ sung chất chống oxy hóa cho cơ thể, giúp tái tạo các tế bào và hỗ trợ hệ miễn dịch. Không ít người coi lựu là thức phẩm chức năng hỗ trợ sức khỏe tự nhiên giúp điều chỉnh hài hòa được mọi hoạt động của cơ thể
  • Lựu cung cấp lượng chất xơ cho cơ thể, giúp cải thiện tình trạng táo bón - tình trạng khá phổ biến ở mẹ bầu do sự thay đổi của hormone và cơ quan tiêu hóa bị chèn ép vì vị trí của thai nhi
  • Quả lựu đã được chứng minh là rất hữu ích trong việc điều trị các loại bệnh nhiễm trùng. Ăn lựu hằng ngày sẽ bảo vệ cả mẹ và con khỏi sự tấn công của vi trùng, vi khuẩn bên ngoài
  • Ăn lựu còn giúp mẹ mang thai cải thiện trí nhớ, chống lại bệnh Alzheimer. Các chất trong quả lựu giúp tăng cường các tế bào não và tăng cường khả năng lưu giữ lời nói và hình ảnh.

Lợi ích cho thai nhi

  • Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi: Một cốc nước ép lựu có thể mang đến 60mg folate. Trong khi đó, folate là chất vô cùng quan trọng giúp bé phòng ngừa dị tật bẩm sinh
  • Giảm nguy cơ chấn thương nhau thai
  • Ngăn ngừa tình trạng sinh non
  • Giảm tổn thương não của thai nhi nhờ chất chống oxy hóa dồi dào
  • Củng cố và phát triển hệ xương của bé
  • Hỗ trợ phát triển trí não của thai nhi, giúp con thông minh, làm giảm nguy cơ bị tổn thương ở não, bảo vệ thần kinh

Mẹ nên ăn lựu vào tháng thứ mấy?

Lựu chứa nhiều dưỡng chất và khá lành tính nên mẹ có thể ăn lựu vào bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ. Tuy nhiên, ăn lựu tốt nhất là từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 8 của thai kỳ. Ăn lựu vào những tháng cuối của thai kỳ giúp cân bằng huyết áp, hạn chế nguy cơ tiền sản giật.

Mẹ mang thai hoàn toàn có thể ăn lựu (Nguồn ảnh: unsplash)

Mẹ có được ăn hạt lựu không?

Có rất nhiều người ăn lựu nhả hạt, tuy nhiên cũng có những người thích ăn luôn cả hạt. Vậy bà bầu có được ăn hạt lựu không? Câu trả lời là được mẹ nhé. Hạt lựu có chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất nên mang lại rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như:

  • Tăng cường miễn dịch, chống vi khuẩn, chống oxy hóa
  • Hỗ trợ tiêu hóa tốt
  • Đẹp da, thúc đẩy cơ thể sản xuất collagen
  • Duy trì xương chắc khỏe
  • Giúp tẩy giun

Thực hư tin đồn con có lúm đồng tiền nếu mẹ bầu ăn trái lựu

Má lúm đồng tiền là một điểm nhấn trên khuôn mặt tạo nên nét dễ thương và một nụ cười rất duyên. Chỉ có 1/100 trẻ em sinh ra may mắn sở hữu má lúm đồng tiền. Theo kinh nghiệm dân gian, người ta đồn nhau rằng bà bầu ăn lựu thường xuyên trong thai kỳ thì em bé ra đời sẽ có một cặp má lúm đồng tiền vô cùng duyên dáng. Vậy thực hư tin đồn này có đúng hay không? Bà bầu ăn lựu thì con sẽ có lúm đồng tiền?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thực chất, chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh được bà bầu ăn lựu sẽ sinh con có lúm đồng tiền cả. Lúm đồng tiền trên mặt là do sự co cơ của một loại cơ bám trên da mặt gọi là cơ cười. Dù chưa biết hiệu quả ra sao nhưng đây là phương pháp dân gian vô hại, mẹ có thể thử áp dụng, nếu may mắn thì bé sẽ có lúm đồng tiền, còn nếu không thì cũng không gây ảnh hưởng gì đến sự phát triển của bé cả.

Nội dung liên quan

Bà bầu ăn dưa hấu có bị nóng trong người và ảnh hưởng đến thai nhi không?

Ăn như thế nào cho đúng?

  • Rắc hạt lựu lên salad để món khai vị hoặc tráng miệng của bạn thêm dưỡng chất
  • Làm nước ép lựu để uống
  • Pha nước ép lựu với sữa chua hoặc các loại sinh tố, nước ép khác
  • Nước ép lựu có vị ngọt nên mẹ có thể làm nước sốt rưới lên trên miếng thịt khi nướng để tăng thêm gia vị.

Ăn lựu có nên ăn hạt không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu ăn lựu tốt nhất nên bỏ hạt. Để tận dụng hết nguồn nước bổ dưỡng từ quả lựu, bạn có thể cho lựu ép lấy nước, hoặc có thể kết hợp với một số hoa quả khác như: xoài, lê, sơ-ri để được cốc nước bổ dưỡng và thanh mát.

Làm Salad cà chua lựu cho bà bầu

Nguyên liệu và dụng cụ

  • 3 quả cà chua
  • 1 quả ớt chuông xanh
  • 2 nhánh hẹ
  • 1 quả lựu
  • 10 lá bạc hà tươi
  • 1 muỗng cà phê muối

Các bước thực hiện

  • Cà chua, ớt, hẹ xắt nhỏ
  • Lựu tách lấy hạt mọng
  • Cho cà chua vào một tô lớn, rắc chút muối và để trong 15 phút vừa cho ngấm vừa để tiết ra một chút nước cà chua
  • Cho hạt lựu, ớt chuông và hẹ vào
  • Thêm muối, trộn nhẹ nhàng
  • Xếp salad ra đĩa, tưới nước sốt lên trên, trang trí bằng lá bạc hà

Lời khuyên về chế độ ăn cho mẹ bầu

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Viết Nhân, Chuyên gia tư vấn di truyền - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City khuyên mẹ nên có chế độ ăn uống đa dạng, cân bằng các nhóm chất trong thời gian mang thai, trong đó mẹ cần chú ý bổ sung:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ nên có chế độ ăn uống đa dạng (Nguồn ảnh: unsplash)

  • Thực phẩm giàu axit folic, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Axit folic có vai trò quan trọng trong việc hình thành ống thần kinh, ngăn ngừa dị tật nứt đốt sống ở trẻ
  • Thực phẩm giàu sắt như rau ngót, thịt nạc, cá biển...
  • Thực phẩm giàu canxi để bé có hệ xương và răng chắc khỏe
  • Không thể bỏ qua vitamin và khoáng chất trong rau xanh, củ quả tươi
  • Omega-3, DHA để phát triển trí não thai nhi...

Mẹ không cần phải lo lắng bầu 3 tháng đầu ăn lựu được không vì đây là loại trái cây rất tốt cho bà bầu nên mẹ có thể ăn thường xuyên, tuy nhiên, mẹ nên nhớ phải ăn cả những loại trái cây khác nữa để cung cấp đa dạng nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể mẹ nhé!

Nguồn tham khảo: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu: cần chuẩn bị từ trước khi mang thai - Vinmec

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Đỗ Vy