Bà bầu ăn lẩu mắm được không? Có gây rối loạn tiêu hóa hay không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bầu ăn lẩu mắm được không là một câu hỏi của không ít mẹ bầu. Khi mang thai, bà bầu được dặn dò phải kiêng cử nhiều món ăn. Trong đó có các loại mắm. Vậy đối với lẩu mắm thì các mẹ bầu có được ăn hay không? Thực tế, chị em vẫn có thể ăn món này. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn thêm thông tin chi tiết.

Giá trị dinh dưỡng của mắm

Những món mắm từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong bữa cơm của gia đình Việt Nam. Mắm có hương vị hấp dẫn nên dễ dàng kích thích vị giác của các mẹ bầu. Loại thực phẩm này được làm từ nguyên liệu chính là cá, tôm ướp muối cùng các loại gia vị.

Mắm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng

Mắm cung cấp cho mẹ bầu nhiều dưỡng chất như DHA, Protein, Vitamin B1, B2, B12, chất đạm, axit Amin, muối khoáng và sinh tố. Bên cạnh đó, trong mắm có những axit hữu cơ. Khi mẹ tiêu thụ mắm, cơ thể sẽ hấp thu ngay mà không cần qua quá trình phân giải ở ruột như ăn thịt, cá.

Các chuyên gia còn phân tích thấy có 20 loại axit Amin trong mắm. Trong đó có 8 loại rất cần thiết để tạo thành protid cho cơ thể. Những loại axit amin này, cơ thể không thể tự tổng hợp được. Thay vào đó, nó phải trải qua quá trình thu nạp từ thực phẩm ngoài.

Những lợi ích mắm mang lại cho mẹ bầu

Cung cấp chất sắt cho mẹ bầu

Trong mắm có rất nhiều khoáng chất sắt, giúp cho mẹ giảm tình trạng thiếu máu, sinh non hay băng huyết. Sắt là thành phần cấu tạo nên hemoglobin. Nó có chức năng vận chuyển oxy đi tới các cơ quan.

Mắm cung cấp sắt cho mẹ bầu

Thiếu sắt trong quá trình mang thai sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi. Nó gia tăng khả năng mẹ sinh non. Trẻ sinh ra bị thiếu cân. Nghiêm trọng hơn là thai nhi có thể bị chết lưu, tử vong sau khi sinh. Theo các chuyên gia, cứ 10ml mắm nêm sẽ cung cấp 10 mg sắt.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cung cấp chất béo Omega 3

Omega 3 là axit béo cần thiết cho các hoạt động của cơ thể thai phụ. Chất này giúp làm giảm mỡ máu, bảo vệ hệ tim mạch.

Nó là một nhân tố không thể thiếu trong phát triển hệ thần kinh và thị lực của thai nhi. Omega 3 còn có khả năng giảm chứng trầm cảm sau sinh của mẹ bầu. Trẻ sơ sinh được bổ sung omega đầy đủ thì sẽ có hệ miễn dịch tốt hơn.

Cung cấp các axit amin

Axit amin sẽ giups hình thành nên tế bào, sửa chữa các mô. Trong 8 loại axit amin không thể thay thế thì mắm có tới 5 loại: valine, isoleucine, phenylalanine, methionine, lysine. Các loại axit amin này còn giúp tạo kháng thể nâng cao miễn dịch cho cơ thể mẹ.

Cung cấp vitamin B12

Vitamin B12 tham gia quá trình trưởng thành và hình thành nhân của hồng cầu. Đây là một loại vitamin rất có lợi cho quá trình tạo máu của bà bầu trong kỳ thai nghén.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trong suốt thời gian mang thai, mẹ bầu nếu được cung cấp đầy đủ Vitamin B12 thì con sinh ra khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc các dị tật ống thần kinh.

Mẹ bầu ăn lẩu mắm được không?

Mắm mang lại giá trị dinh dưỡng rất lớn cho cơ thể của mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu ăn mắm lại là một con dao hai lưỡi. Bởi vì mắm được làm bằng cách ướp cá, tôm với muối và để cho phân huỷ. Đối với những mẹ bầu có hệ tiêu hoá kém, khi ăn mắm sẽ dễ dàng sinh ra những triệu chứng về tiêu hoá.

Thực tế, thai phụ có thể ăn lẩu mắm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuy nhiên lẩu mắm dường như lại là một lựa chọn an toàn hơn cho mẹ bầu thích ăn mắm. Lúc này mắm đã được nấu chín trong nước sôi. Các loại vi khuẩn cũng từ đó mà bị diệt đi phần nào. Mẹ có thể yên tâm ăn lẩu mắm mà không lo sợ đến việc gặp vấn đề với đường tiêu hoá.

Những lưu ý khi mẹ bầu ăn lẩu mắm

Khi mẹ bầu ăn mắm hay lẩu mắm, mẹ cần chú ý những điều sau:

  • Mắm được làm từ cá tôm, không ít thì nhiều hải sản vẫn chứa một phần chì hay thuỷ ngân. Mẹ bầu ăn nhiều mắm có thể khiến chì, thủy ngân có trong cơ thể mẹ tăng lên. Chì và thủy ngân tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, hoặc gây ra các dị tật bẩm sinh cho trẻ. Nó dễ dàng dẫn đến tổn thương hệ thần kinh của bào thai.
  • Mỗi tuần mẹ chỉ ăn mắm 2-3 lần, không ăn quá nhiều.
  • Mẹ nên ăn những món ăn mà mắm được nấu chín. Phần lớn các loại vi khuẩn sẽ chết trong quá trình đun nấu.
  • Khi mẹ ăn lẩu mắm, các loại rau đi kèm cần được rửa một cách kỹ càng. Bên cạnh đó, những món ăn trong lẩu cần được đảm bảo nấu chín. Mẹ không ăn những món ăn nấu tái hoặc chưa chín kỹ.
  • Mẹ bầu không nên ăn mắm ở các quán vỉa hè bởi vệ sinh không đảm bảo, rất dễ ngộ độc, gây ra các hậu quả không đáng có.

Kết

Mắm hay lẩu mắm là một món ăn không thể thiếu trong thực đơn ẩm thực của người Việt Nam. Bên cạnh đó, mắm còn cung cấp hàm lượng dinh dưỡng lớn cho sức khỏe mẹ bầu. Mẹ hãy tự tin dùng mắm trong thực đơn của mình. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý đến hàm lượng tiêu thụ cũng như nguồn gốc xuất xứ rõ ràng của mắm. Mẹ nên ăn mắm cũng như lẩu mắm tại nhà để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như sức khoẻ của hai mẹ con.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Vũ Mỵ