Bà bầu ăn hồng giòn được không và cần lưu ý gì khi ăn?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hồng giòn là loại trái cây rất ngon và giàu dinh dưỡng với hàm lượng chất xơ cực kỳ cao. Vậy bà bầu ăn hồng giòn được không và cần lưu ý gì khi ăn? Tất cả sẽ có trong bài viết sau đây. Mời các mẹ tham khảo ngay nhé!

Hồng giòn là gì?

Có 2 loại hồng được mọi người ưa chuộng là hồng giòn và hồng chín. Quả hồng chín có vỏ cam, ruột dẻo và có vị ngọt thanh. Trong khi đó, hồng giòn là loại được ủ hơi chín, vỏ có màu hơi ngả vàng, được ăn lúc còn tươi chưa chín mềm, vị hơi chát, không ngọt như hồng chín do còn chứa nhiều tannin nhưng nhai lại giòn giòn nên rất nhiều mẹ bầu ưa thích. Khi quả hồng chín thì lượng tannin này sẽ biến mất nên chúng sẽ có vị ngọt hơn.

Ngoài ăn quả tươi, hồng còn được dùng để làm bánh kẹo, hồng sấy khô, mứt hồng hoặc chế biến hồng thành lát mỏng dùng chung với các món rau, xà lách trộn, kem, sữa chua,...

Lợi ích của quả hồng giòn đối với sức khỏe bà bầu

Trong quả hồng giòn có chứa rất nhiều nước, protein, chất xơ, chất chống oxy hóa, các loại vitamin C, vitamin A cùng nguồn khoáng chất dồi dào như chất sắt, canxi, magie,... Dưới đây là một số lợi ích nổi bật cho bà bầu khi ăn hồng giòn:

1. Tăng cường hệ miễn dịch

Trong quả hồng giòn có chứa hàm lượng vitamin C cực kỳ cao, đáp ứng được đến 80% nhu cầu vitamin C hàng ngày của cơ thể. Bà bầu ăn hồng giòn giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa các căn bệnh do vi khuẩn, virus gây bệnh từ môi trường bên ngoài.

Ngoài ra, thành phần catechins và polyphenolic trong hồng có tác dụng chống oxy hóa mạnh giúp kháng viêm, chống nhiễm trùng hiệu quả cho các mẹ trong thời gian mang thai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

2. Tốt cho hệ tiêu hóa

Quả hồng chứa hàm lượng chất xơ cực kỳ cao so với các loại trái cây khác nên chúng rất tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu, làm tăng tiết dịch dạ dày, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn, từ đó làm giảm các triệu chứng táo bón và tiêu chảy. Ngoài ra, lượng tannin dồi dào có trong hồng giòn có khả năng kích thích các hoạt động của nhu động ruột nên đây cũng là vị thuốc phòng ngừa tiêu chảy rất tốt.

3. Giảm huyết áp cao

Huyết áp cao khi mang thai có thể gây nên các triệu chứng tiền sản giật, sản giật, thai nhi có nguy cơ chết lưu hoặc sinh non rất nguy hiểm. Trong khi đó, hồng giòn là loại quả rất giàu kali. Chất này hoạt động như một loại thuốc giãn mạch và làm giảm huyết áp cho mẹ bầu.

4. Đẹp da

Chất chống oxy hóa có trong hồng giòn giúp mẹ mang thai ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa của da như nếp nhăn, đốm đen, đồi mồi,... Ngoài ra, ăn hồng còn giúp cải thiện các chứng mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, suy giảm thị lực cùng nhiều vấn đề về sức khỏe khác.

5. Chống ung thư

Hồng giòn có chứa hợp chất Betulinic acid, chất này được chứng minh là có khả năng phòng chống các loại ung thư khác nhau cho cơ thể. Theo một số nghiên cứu, ăn hồng giúp làm giảm kích thước của khối u và ngăn chặn sự tiến triển thành ung thư.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bà bầu ăn hồng giòn được không?

Mặc dù ăn hồng giòn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng theo các chuyên gia bác sĩ, phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên ăn nhiều hồng giòn. Lượng lớn tannin có trong hồng giòn dễ gây ra các tác dụng phụ có hại như kích ứng dạ dày, buồn nôn, tổn thương gan thận, đau nửa đầu,... Thậm chí, nếu ăn hồng thường xuyên với liều lượng cao sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư cổ họng hoặc mũi.

Bên cạnh đó, tannin còn cản trở sự hấp thụ chất sắt từ các loại rau trong những bữa ăn của mẹ bầu. Vì vậy, mẹ không nên ăn hồng chung hoặc ngay sau khi uống thuốc sắt để tránh gây lãng phí.

Tóm lại, nếu mẹ thắc mắc bà bầu ăn hồng giòn được không thì câu trả lời là vẫn được. Tuy nhiên mẹ chỉ nên ăn với liều lượng vừa phải, tránh ăn quá nhiều sẽ không tốt cho cơ thể.

Bà bầu ăn hồng giòn như thế nào để không gây hại cho sức khỏe?

  • Không ăn hồng khi bụng đói, nên dùng khoảng 1 giờ sau khi ăn do chất tannin và pectin kết hợp với axit dạ dày lúc đang đói về lâu dài sẽ tạo thành sạn trong dạ dày, phải phẫu thuật để lấy ra
  • Ngâm rửa hồng thật sạch và nên gọt vỏ khi ăn để loại bỏ hóa chất, chất bảo quản và nhất là hạn chế chất tanin
  • Ăn hồng giòn với liều lượng vừa phải
  • Chọn quả ngọt, chín vừa, không ăn hồng giòn có vị chát
  • Khi ăn nên nhai kỹ để dễ tiêu hóa
  • Mẹ bầu tiểu đường không nên ăn hồng vì trong hồng có chứa nhiều loại đường có hại như sur – cose, fructose, glucose
  • Đánh răng súc miệng kỹ sau khi ăn hồng vì chất tannin bám lại ở kẽ răng dễ gây sâu răng, răng xỉn màu

Vừa rồi là những thông tin giải đáp cho thắc mắc bà bầu ăn hồng giòn được không. Câu trả lời là có, bà bầu được ăn hồng giòn khi mang thai nhưng tốt nhất vẫn nên hạn chế, không ăn quá nhiều để tránh gây hại cho sức khỏe mẹ nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Đỗ Vy