Bà bầu 7 tháng uống kháng sinh có sao không? Có ảnh hưởng đến bé không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bầu 7 tháng uống kháng sinh có sao không? Có thể nói nếu đã được bác sĩ chỉ định và thực hiện đúng như lời bác sĩ dặn thì sẽ không có ảnh hưởng gì đến mẹ và bé.

Những lý do có thể khiến bà bầu 7 tháng uống kháng sinh

Khi mang thai, cơ thể người mẹ phải chia sẻ rất nhiều với đứa con bé bỏng đang lớn trong bụng. Oxy và chất dinh dưỡng truyền từ người mẹ sang em bé qua nhau thai, một cơ quan trong tử cung đóng vai trò như huyết mạch của em bé. Vì lý do đó, các loại thuốc mẹ dùng trong khi mang thai có thể truyền sang con.

Hầu hết các loại thuốc có thể an toàn, nhưng có khả năng một số thuốc có thể gây tổn hại cho quá trình phát triển thai nhi. Đặc biệt là tại Việt Nam, tình trạng người dân dễ dàng mua và uống thuốc càng khiến tình hình phức tạp.

Trong thai kỳ, bà bầu 7 tháng uống kháng sinh có thể là do một vài bệnh lý. Như với bệnh nhiễm trùng thường gặp trong thời gian mang thai như nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiễm trùng Streptococcus nhóm B thì kháng sinh là loại thuốc duy nhất có tác dụng. Tuy nhiên, tất cả đều phải do bác sĩ chỉ định.

Mẹ bầu 7 tháng uống kháng sinh có sao không?

Cơ thể người phụ nữ mang thai có nhiều đặc điểm sinh lý thay đổi so với lúc bình thường. Vì vậy, quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa của thuốc vào cơ thể cũng thay đổi.

Việc thai phụ sử dụng thuốc kháng sinh phải luôn theo chỉ định của thầy thuốc. Tức là chỉ dùng thuốc khi có chỉ định và kê toa của bác sĩ, uống thuốc đúng liều lượng và đủ thời gian, chỉ ngừng thuốc khi bệnh đã khỏi hoàn toàn.

Cần tránh tuyệt đối việc sử dụng tùy tiện và lạm dụng thuốc kháng sinh gây ra những chủng vi khuẩn lờn thuốc. Do đó, hãy nghe lời bác sĩ. Đúng là uống thuốc không tốt trong thai kỳ, nhưng chỉ khi dùng không đúng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ví dụ như nhiễm trùng Streptococcus nhóm B, nếu mẹ từ chối không điều trị chỉ vì sợ bầu 7 tháng uống kháng sinh sẽ ảnh hưởng đến bé thì đây là sai lầm nghiêm trọng. Vì trường hợp này khả năng bệnh ảnh hưởng đến thai nhi còn cao hơn khả năng con bị phơi nhiễm kháng sinh.

Các tác dụng phụ phổ biến nhất khi bà bầu 7 tháng uống kháng sinh

Dùng thuốc lúc nào cũng sẽ có nguy cơ đi kèm theo những tác dụng phụ, có thể kể đến như:

  • Nôn mửa
  • Đau bụng
  • Bệnh tiêu chảy

Nếu có tiền sử về bệnh dạ dày, hãy uống thuốc khi đang dùng bữa với thức ăn. Ngoài ra, hãy nhớ uống với một cốc nước lọc đầy.

Trong một số trường hợp, kháng sinh có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Hãy cho bác sĩ biết ngay lập tức nếu thai phụ có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào, bao gồm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Phản ứng dị ứng
  • Tiêu chảy ra máu hoặc nhiều nước
  • Cơ thể mệt, li bì một cách thất thường, thiếu năng lượng
  • Chảy máu hoặc bầm tím bất thường
  • Co giật
  • Vàng da
  • Đau quặn bụng

Những lưu ý thai phụ nên biết khi dùng thuốc nói chung và kháng sinh nói riêng

Trong quá trình trao đổi với bác sĩ, hãy luôn nhớ những điều sau:

  • Đảm bảo thông báo với bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào khác mà thai phụ đang sử dụng (kê đơn hoặc không kê đơn). Điều này có thể giúp bác sĩ dễ dàng theo dõi bất kỳ tương tác thuốc có nguy cơ nào.
  • Nếu đã biết cơ thể có dị ứng hay kháng với bất kỳ thuốc hay thành phần nào của thuốc thì hãy luôn cho bác sĩ hay biết.
  • Dùng thuốc theo đúng cách bác sĩ đã kê đơn và uống đầy đủ cho đến khi hết đơn thuốc. Ngừng điều trị sớm có thể khiến vi khuẩn kháng thuốc.
  • Gọi cho bác sĩ nếu bà bầu không cảm thấy tốt hơn sau khi kết thúc liệu trình thuốc.
  • Không dùng amoxicillin nếu bị dị ứng với amoxicillin, penicillin hoặc kháng sinh cephalosporin như cefazolin, cefaclor và cephalexin.

Chăm sóc sức khoẻ tốt, ngay cả khi uống thuốc kê đơn hay không kê đơn có thể giúp đảm bảo thai kỳ của mẹ khỏe mạnh và con phát triển tốt nhất nhất có thể.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mInH.tHu