Bầu 3 tháng đầu có ăn được tỏi không khi dùng sống lẫn khi đã nấu chín? Chắc chắn đây là nguyên liệu thực phẩm thai phụ có thể ăn, nhưng cũng nên lưu ý nhiều điều để đảm bảo sức khoẻ.
Tác dụng của tỏi đối với đời sống
Từ lâu củ tỏi đã đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của mỗi người. Củ tỏi có nhiều giá trị dinh dưỡng tuyệt vời, vừa là nguyên liệu không thể thiếu khi nấu ăn, vừa có công dụng tuyệt vời trong phòng chữa bệnh.
Theo nghiên cứu, trong 100g tỏi có chứa:
- 6,36g protein
- 33g carbohydrates
- 150g calo
- Các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho,…
Thành phần công hiệu chính trong tỏi là hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides. Ngoài ra, trong tỏi còn có hàm lượng cao germanium và selen. Đặc biệt, hàm lượng germanium trong tỏi cao hơn so với các dược liệu như nhân sâm, trà xanh, trà đỏ,…
Tác dụng chung của củ tỏi với sức khoẻ
Về mặt sức khoẻ, tỏi mang lại những lợi ích nổi bật sau:
- Cảm cúm
- Chống viêm
- Giúp khắc phục sự thiếu hụt estrogen
- Giảm LDL (cholesterol xấu) và làm tăng HDL (cholesterol tốt) trong cơ thể
- Hỗ trợ lọc máu
- Giảm huyết áp
- Kiểm soát bệnh đái tháo đường
- Điều trị bệnh Scorbut
- Ngừa tim mạch và Alzheimer
- Phòng ngừa ung thư
Ngoài ra, đặc tính kháng sinh của tỏi là kết quả trực tiếp của lượng allicin được sản sinh từ tỏi tươi nghiền nhỏ. Chất này bị vô hiệu hóa khi được nấu chín.
Bà bầu 3 tháng đầu có ăn được tỏi không? Cả ăn sống và khi dùng chín?
Có thể nói củ tỏi rất an toàn để tiêu thụ trong thời kỳ mang thai miễn là với lượng vừa phải. Điều này đặc biệt đúng đối với ba tháng đầu của thai kỳ. Nói một cách khác, nếu có thắc mắc liệu bầu 3 tháng đầu có ăn được tỏi không thì câu trả lời là hoàn toàn được.
Nếu muốn thêm tỏi vào bất kỳ món ăn nào hay ăn sống, thì mẹ không phải chần chừ nhé. Những tác dụng của tỏi đối với bà bầu 3 tháng đầu nói riêng và cả thai kỳ nói chung:
- Có tác dụng tăng trọng đối với thai nhi có rủi ro thiếu cân. Bên cạnh đó, tỏi cũng giúp giảm thiểu những rủi ro khác trong thai kỳ như tiền sản giật (có sự liên hệ với chứng cao huyết áp).
- Hàm lượng allicin kỳ diệu trong tỏi giúp giảm mức cholesterol và giữ chúng trong tầm kiểm soát. Hợp chất tương tự cũng giúp giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.
- Hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại và giữ cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Chống lại các bệnh nhiễm trùng, bao gồm cả cảm lạnh và cúm.
- Allicin có trong tỏi có đặc tính chống nấm, hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng nấm âm đạo khác nhau như nhiễm nấm Candida mãn tính và hội chứng quá mẫn với nấm men.
- Ngăn ngừa rụng tóc và cũng thúc đẩy sự phát triển của tóc mới
- Axit folic có trong những tép tỏi giúp hệ thần kinh và hệ vận động của trẻ phát triển khỏe mạnh bình thường
Tuy nhiên, tỏi có mùi và vị khá nồng và bà bầu 3 tháng đầu có thể khá nhạy cảm với mùi và dễ ốm nghén. Vì thế, hãy cẩn trọng trước khi ăn nhé.
Bầu 3 tháng đầu hay cả thai kỳ ăn bao nhiêu tỏi là đủ?
Phụ nữ mang thai có thể tiêu thụ khoảng 2-4 tép tỏi tươi mỗi ngày, tức khoảng 600 – 1200 mg chiết xuất tỏi thô. Không nên ăn quá nhiều vì sẽ gây ra những tác dụng phụ như:
- Làm loãng máu tự nhiên.
- Huyết áp thấp.
- Phản ứng tiêu cực với một số loại thuốc chống đông máu như insulin, cyclosporine, coumadin và saquinavir.
- Làm tăng giải phóng insulin và giảm lượng đường trong máu quá mức cần thiết.
- Cũng có thể làm giảm khả năng hấp thụ iốt và dẫn đến suy giáp.
- Rối loạn hệ tiêu hóa và dẫn đến các vấn đề về dạ dày.
Hướng dẫn cách chọn những tép tỏi ngon
- Chọn những củ tỏi rắn, cầm chắc tay (lưu ý là tỏi to quá sẽ không thơm). Không chọn những loại củ bị thâm, mềm, chảy nước.
- Vỏ tỏi bên ngoài đầu củ tỏi phải còn nguyên vẹn và có màu hơi trắng, nếu lớp vỏ bị nhăn, không căng, mẩy thì không nên lấy.
- Nhánh của củ tỏi phải đầy đặn và không quá khô, cũng không bị nhăn và có màu hơi trắng. Tránh chọn những củ tỏi có nhánh màu xám hoặc vàng vì sẽ không có mùi thơm.
Tỏi là một nguyên liệu tuyệt vời trong nấu ăn và là phương thuốc lâu đời cho nhiều tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên, tỏi chỉ có lợi với bà bầu chỉ khi tiêu thụ với lượng thích hợp. Thai phụ nên thảo luận và hỏi ý kiến với bác sĩ về những lợi ích và tác dụng phụ của việc tiêu thụ tỏi trong thai kỳ nhé.
Xem thêm:
- Bà bầu ăn sứa đỏ có được không và cần lưu ý gì khi ăn?
- Uống bia khi mang thai tháng đầu có gây dị tật, sảy thai không?
- Uống tỏi ngâm mật ong vào lúc nào để hiệu quả mang lại tốt nhất cho sức khoẻ?
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!