Trứng vịt lộn là món ăn dân dã quen thuộc và được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, mẹ bầu 3 tháng đầu ăn trứng vịt lộn được không? Theo chuyên gia y tế, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên ăn trứng vịt lộn, nguyên nhân vì sao mời các mẹ cùng theo dõi bài viết để tìm hiểu nhé!
Lợi ích của trứng vịt lộn đối với sức khỏe
- Trứng vịt lộn còn bổ sung năng lượng và khoáng chất thiết yếu cho mẹ bầu trong suốt thai kì. 1 quả trứng vịt lộn sẽ chứa khoảng:
- 182 kcal năng lượng
- 13,6g protein
- 212g photpho
- 12,4g lipid
- 82mg canxi
- 600mg cholesterol
- Các nhóm vitamin A, B, C cần thiết khác.
- Trứng vịt lộn có chứa nhiều vitamin A tự nhiên. Mẹ bầu ăn trứng sẽ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh bình thường, đặc biệt đối với các cơ quan nội tạng của trẻ như tim, phổi, gan, thận và hệ thần kinh trung ương
- Ăn trứng vịt lộn cũng giúp mẹ giảm được tình trạng hoa mắt, mệt mỏi do thiếu máu gây ra bởi hàm lượng sắt trong trứng vịt lộn cao hơn nhiều so với trứng gà. Vì vậy, mẹ có thể ăn trứng vịt lộn trong quá trình mang thai để ngăn ngừa thiếu sắt và thiếu máu
- Canxi trong trứng vịt lộn là trợ thủ đắc lực giúp thai nhi phát triển xương khớp, cũng như giúp mẹ tránh được các vấn đề về xương khớp do thiếu canxi gây ra.
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn trứng vịt lộn được không?
Trứng vịt lộn cung cấp rất nhiều dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ bầu. Tuy nhiên, phụ nữ đang mang thai trong 3 tháng đầu thì không nên ăn trứng vịt lộn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trứng vịt lộn rất dễ gây ra chứng đầy bụng và khó tiêu. Đây là nguyên nhân gián tiếp gây ra chứng biếng ăn ở mẹ bầu và dẫn đến tình trạng thiếu chất cho cả mẹ và bé.
Bên cạnh đó, nếu cơ thể được bổ sung quá nhiều vitamin A và beta – carotene từ trứng vịt lộn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi và làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thai nghén.
Chính vì thế, tốt nhất phụ nữ mang thai không nên ăn trứng vịt lộn vào 3 tháng đầu, thay vào đó mẹ chỉ nên tăng cường bổ sung vào những tháng cuối của thai kỳ.
Quan niệm sai lầm về trứng vịt lộn đối với thai phụ
Một số quan niệm lưu truyền trong dân gian cho biết, mẹ bầu ăn nhiều trứng vịt lộn thì sinh con ra sẽ có nhiều tóc, chân dài và da trắng ngay từ khi mới ra đời là hoàn toàn không có cơ sở. Hiện nay, vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào chứng minh quan niệm này là xác thực.
Trứng vịt lộn có chứa nhiều canxi, protein cùng các dưỡng chất giúp hỗ trợ sự phát triển của thai nhi khỏe mạnh. Tuy nhiên, không phải mẹ cứ ăn nhiều trứng vịt lộn thì chân con sẽ càng dài, da càng trắng mịn. Trên thực tế, chiều cao của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như gen di truyền, chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động, môi trường xung quanh… Trẻ sẽ chỉ phát triển chiều cao vượt trội khi tất cả các yếu tố trên được đảm bảo, cũng như được cung cấp chế độ dinh dưỡng đa dạng, hợp lý. Việc mẹ chỉ tập trung ăn một món trứng vịt lộn để cải thiện chiều cao của con khi mang thai là điều hoàn toàn sai lầm.
Nguy hiểm hơn, mẹ bầu ăn trứng vịt lộn quá nhiều còn làm gia tăng nguy cơ dung nạp nhiều cholesterol xấu khiến chị em có thể bệnh tim mạch, tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp thai kỳ.
Cũng có nhiều người cho rằng, bà bầu ăn nhiều trứng vịt lộn sẽ làm gia tăng nguy cơ hen suyễn ở trẻ khi sinh ra. Tuy nhiên, hiện tại chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào khẳng định được điều này. Vì thế, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.
Lưu ý khi mẹ bầu ăn trứng vịt lộn 3 tháng đầu
- Khi mang thai, mẹ cần bổ sung dinh dưỡng từ nhiều nguồn khác nhau, tránh tình trạng ăn quá nhiều một loại thực phẩm. Mỗi tuần chỉ nên ăn nhiều nhất 2 quả trứng vịt lộn và không nên ăn cùng một lúc
- Đối với thai phụ bị tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao hoặc các bệnh tim mạch, cần hạn chế ăn trứng vịt lộn để tránh tình trạng tắc nghẽn mạch máu do lượng cholesterol cao
- Rau răm thường được ăn kèm với trứng vịt lộn. Tuy nhiên, ăn rau răm trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể làm ra máu, thậm chí tăng nguy cơ sảy thai. Vì vậy, mẹ chỉ nên ăn 1, hoặc 2 lá rau răm để tăng hương vị thôi nhé
- Khi ăn trứng vịt lộn, chị em không nên ăn cùng các loại thực phẩm nhiều vitamin A như gan động vật và thuốc, thực phẩm chức năng khác
- Nên được rửa sạch và nấu chín kỹ trứng trước khi ăn.
Lời kết
Vậy là mẹ đã biết lời giải đáp cho câu hỏi “bầu 3 tháng đầu ăn trứng vịt lộn được không” rồi phải không! Thực tế trứng vịt lộn là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng dù là thực phẩm nào thì cũng đều không nên lạm dụng để tránh hậu quả ngoài mong muốn. Bên cạnh trứng vịt lộn, chị em hoàn toàn có thể đa dạng dưỡng chất từ nhiều nguồn khác nhau. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!
Xem thêm
- Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn? Những lưu ý mẹ nhất định phải biết
- Mẹ sau sinh ăn trứng vịt lộn có ảnh hưởng đến sữa cho con bú hay không?
- Bà bầu ăn trứng vịt lộn 3 tháng cuối có thật sự tốt không hay chỉ vào mẹ mà không vào con?