Băng huyết sau sinh là gì? Đâu là cách phòng ngừa băng huyết hiệu quả?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Băng huyết sau sinh là một trong năm biến chứng sản khoa thường gặp nhất. Đây cũng là một những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tử vong cho mẹ trong quá trình sinh con. Tìm hiểu băng huyết sau sinh là gì và cách phòng ngừa biến chứng này có vai trò quan trọng giúp các mẹ nhanh chóng hồi phục.

Băng huyết sau sinh là gì?

Băng huyết sau sinh là hiện tượng ra máu âm đạo nhiều sau khi sinh con. Cụ thể là mẹ bị mất trên 500ml khi sinh thường hoặc trên 1000ml khi sinh mổ. Hiện tượng xuất huyết nhiều trong vòng 24 giờ đầu được gọi là băng huyết tiên phát. Xuất huyết từ 24 giờ đến 12 tuần sau kinh  được gọi là băng huyết thứ phát.

Hiện tượng này được coi là một trong những nguyên nhân trực tiếp lớn nhất dẫn đến tử vong mẹ. Khi mẹ chết trong khi sinh, trẻ sơ sinh có nguy cơ tử vong trong vòng 30 ngày.

Nguyên nhân dẫn đến băng huyết sau sinh

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến băng huyết sau sinh. Trong quá trình sinh, tử cung co bóp (thắt chặt các cơ tử cung) để tống nhau thai ra ngoài. Khi nhau thai được sinh ra, tử cung co thắt giúp nén các mạch máu ở khu vực mà nhau thai bám vào. Khi tử cung không co bóp đủ mạnh (đờ tử cung), các mạch máu chảy nhiều dẫn đến hiện tượng băng huyết.  

Bên cạnh đó, mẹ cũng có nguy cơ băng huyết sau sinh cao khi:

  • Nhau bong non -  nhau thai bong ra sớm khỏi tử cung.
  • Nhau tiền đạo - biến chứng sản khoa này xảy ra khi nhau thai che phủ cổ tử cung một phần hoặc toàn bộ.
  • Tử cung quá căng - do mang thai đôi, đa thai hoặc em bé quá to.
  • Tăng huyết áp thai kỳ hoặc tiền sản giật.
  • Chuyển dạ kéo dài, trên 12 giờ.
  • Mẹ trên 35 tuổi. Đặc biệt mẹ sinh con lần đầu trên 40 tuổi.
  • Nhiễm trùng, béo phì. Hoặc mẹ sử dụng thuốc để tránh thai, kích thích chuyển dạ, để ngừng các cơn co thắt
  • Mẹ được đỡ đẻ hỗ trợ bằng kẹp hoặc chân không...

Tình trạng mất máu quá nhiều sau khi sinh xảy ra sớm là do sự co bóp yếu của tử cung. Lúc này, bác sĩ sẽ tiêm thuốc để giúp tử cung co bóp hoặc mát xa bụng cho bạn. Nếu các phương pháp này không hiệu quả, bạn sẽ phải dùng đến thuốc để giúp tử cung co bóp. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tử cung.

Băng huyết sau sinh có nguy hiểm không?

Theo tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có khoảng 14 triệu phụ nữ bị băng huyết sau sinh. Hay nói cách khác, mỗi 4 phút trôi qua, trên thế giới có một trường hợp tử vong vì băng huyết . Hơn 50% số ca tử vong này xảy ra trong vòng 24 giờ đầu sau sinh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Băng huyết sau khi sinh còn đưa đến nhiều hậu quả nặng nề khác. Phổ biến nhất là suy hô hấp, bệnh lý về đông cầm máu, sốc, mất khả năng sinh sản, hoại tử tuyến yên… 

Mẹ cần làm gì để bảo vệ mình trước nguy cơ băng huyết sau sinh?

Khám thai định kỳ

Một trong những giải pháp hiệu quả nhất giúp hạn chế nguy cơ bị băng huyết sau sinh là thai phụ nên khám thai theo lịch hẹn. Như vậy, bác sĩ có thể chẩn đoán, phát hiện sớm và tư vấn các biện pháp phòng ngừa, điều trị kịp thời.

Đảm bảo dinh dưỡng không thừa hoặc thiếu chất sắt

Chế độ dinh dưỡng trong khi mang thai rất quan trọng.

Mẹ bầu tuyệt đối không nên để xảy ra tình trạng thiếu máu. Đồng thời, cân nặng của thai nhi vượt chuẩn quá nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn con.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra, mẹ cần bổ sung sắt dưới dạng thực phẩm hoặc dạng uống thuốc sắt theo bác sĩ chỉ định.

Trong quá trình sinh con

Bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín, có đầy đủ trang thiết bị hiện đại để sinh con. Điều này đặc biệt quan trọng với những mẹ bầu thường gặp vấn đề sức khỏe, thai nghén và đã được cảnh báo có thể xảy ra tình trạng băng huyết sau khi sinh. 

Sau sinh, mẹ phải được nghỉ ngơi hoàn toàn. Tuyệt đối không được làm việc nặng nhọc quá sức. Cố gắng giữ tâm lý vui vẻ, thoải mái. Không nên tức giận, lo buồn quá mức. Áp lực tâm lý có thể gây tái phát băng huyết sau sinh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thời kỳ hậu sản

Trong suốt thời kỳ hậu sản (khoảng 42 ngày sau sinh con), mẹ cần được:

  • Cung cấp đủ chất dinh dưỡng để cơ thể chóng hồi phục. 
  • Uống nhiều nước để bù đắp lượng máu đã mất và tạo sữa cho con.
  • Giữ gìn và vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Không đặt bất kỳ vật gì vào âm đạo để tránh nhiễm trùng. Kiêng quan hệ tình dục nếu vẫn còn sản dịch.
  • Đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện vấn đề gì bất thường.

Băng huyết sau sinh là hiện tượng thường gặp ở các mẹ sau quá trình "vượt cạn". Tuy nhiên, nếu phát hiện và xử lý kịp thời, các biến chứng nguy hiểm này được giảm thiểu rõ rệt. 

Chúc mẹ có thể tự bảo vệ mình thật tốt trước nguy cơ băng huyết sau sinh!

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nhi Le