Bác sĩ 29 tuổi mất vì nhiễm corona khi chưa kịp đám cưới với bạn gái, vợ sắp cưới của anh chia sẻ “Anh ấy đã làm việc 48 tiếng liên tục sau khi dịch bệnh bùng phát. Phòng khám luôn thiếu bác sĩ, và anh ấy sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp. Anh ấy là bác sĩ nam duy nhất trong khoa, ngoài giám đốc”
Tấm thiệp nằm nguyên trong ngăn tủ là điều day dứt lớn nhất của tôi
Cục Sức khỏe y tế Khu Giang Hạ, thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) tối 20-2 thông báo anh Bành Ngân Hoa, bác sĩ khoa hô hấp Bệnh viện Hiệp Hòa Giang Nam và Bệnh viện Nhân dân số 1 Giang Hạ, đã qua đời.
Theo tờ Thông Tin Vũ Hán, Peng Yinhua và bạn gái dự định kết hôn vào mùng 8 tháng Giêng âm lịch. Do dịch bệnh bùng phát, anh quyết định hoãn cưới để tham gia nhiệm vụ chống dịch corona.
Bác sĩ 29 tuổi mất vì nhiễm corona khi chưa kịp đám cưới với bạn gái
Với lời hẹn ước “dù có dịch bệnh cũng không thể chia cắt đôi ta, dời lại ngày cưới”. Sự thông cảm của người vợ sắp cưới là nguồn động lực để bác sĩ Hoa kiên trì bám trụ ở tuyến đầu trong công tác phòng chống dịch bệnh nguy hiểm.
Những tấm thiệp hồng còn chưa kịp gửi cho đồng nghiệp vẫn còn nằm trong tủ bàn làm việc của bác sĩ Hoa. Sau khi nhận nhiệm vụ, bác sĩ Hoa liên tục làm việc từ sáng đến tối. “Tấm thiệp mời còn nằm nguyên trong ngăn tủ là điều day dứt lớn nhất của tôi đối với vợ”, anh từng nói.
“Tấm thiệp mời còn nằm nguyên trong ngăn tủ là điều day dứt lớn nhất của tôi đối với vợ”
Đêm giao thừa, các đồng nghiệp bảo bác sĩ Hoa về nhà với vợ sắp cưới nhưng anh lại nói: “Thôi để các anh chị có gia đình về nhà nghỉ ngơi nhiều hơn, em còn trẻ, để em làm”.
Sau khi gọi điện nói vài câu với vợ sắp cưới, bác sĩ Hoa lại tiếp tục khoác lên mình bộ áo quần phòng hộ lao vào phòng bệnh để cứu chữa cho các bệnh nhân đang cần anh.
Bác sĩ Bành Ngân Hoa lây nhiễm COVID-19 và nhập viện Bệnh viện Nhân dân số 1 vào ngày 25-1. Bệnh viện đã tích cực cứu chữa, do bệnh tình nghiêm trọng vào ngày 30-1 nên đã được chuyển sang Bệnh viện Kim Ngân Đàm. Do bệnh tình trở nặng, bác sĩ Hoa đã qua đời lúc 21h50 ngày 20-2 tại Bệnh viện Kim Ngân Đàm, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc vì virus corona khi mới 29 tuổi.
Những con người hi sinh cả tính mạng để thực hiện nhiệm vụ
Vào tối ngày 24/2 cơ quan y tế Trung Quốc và một nhóm từ Tổ chức Y tế Thế giới đã báo cáo có 3.387 nhân viên y tế ở Trung Quốc đã bị nhiễm COVID-19, hơn 90% trong số đó là ở Hồ Bắc, nơi bệnh dịch khởi phát.
Tỷ lệ nhiễm bệnh mới và tử vong nói chung dường như đang chậm lại ở Trung Quốc. Nhưng số ca nhiễm của các nhân viên y tế tăng lên cho thấy cái giá phải trả của phản ứng chậm trễ khiến hệ thống chăm sóc sức khỏe của Vũ Hán và Hồ Bắc choáng ngợp.
Ngày 22/2, chính quyền đã công bố các biện pháp tăng cường hỗ trợ cho nhân viên y tế, bao gồm mức lương cao hơn và danh hiệu “anh hùng” cho người đã hy sinh.
Theo Los Angeles Times, đã có ít nhất 18 trường hợp tử vong của các nhân viên y tế liên quan đến COVID-19 kể từ ngày 24/2, bao gồm các y tá và bác sĩ đã chết không phải do nhiễm virus mà do tình trạng thiếu thiết bị bảo vệ, thiếu nhân viên và phương tiện vận chuyển cộng dồn với số lượng bệnh nhân quá đông dẫn khiến họ bị đột tử hoặc các bệnh khác do làm việc quá sức và mệt mỏi.
Hầu như bác sĩ đã chết không phải do nhiễm virus mà do đột tử hoặc các bệnh khác do làm việc quá sức và mệt mỏi
Cái chết của y tá tuyến đầu Lưu Hoàn, 49 tuổi, đã cho thấy mức độ tàn khốc của virus. Cả bốn người trong gia đình bà đều bị nhiễm virus sau khi được cách ly tại nhà. Bố, mẹ và anh trai của Lưu đều lần lượt qua đời tại nhà riêng vì không tìm được giường bệnh nào ở Vũ Hán.
Cũng có những cái chết vì làm việc quá sức. Dược sĩ Tống Anh Kiệt, 28 tuổi, đã một mình quản lý đơn thuốc của bệnh viện, sau đó kiểm tra thân nhiệt tại một điểm dừng trên đường cao tốc vào ban đêm. Anh làm việc đến nửa đêm 2/2, đứng bên lề đường trong gió lạnh, theo một đồng nghiệp đi cùng. Đó là ngày làm việc thứ 10 liên tiếp của anh trong đội phản ứng chống virus. Cuối cùng, anh được tìm thấy đã chết trong ký túc xá bệnh viện vào chiều hôm sau. Nguyên nhân là đột tử vì kiệt sức.
John Nicholls, nhà nghiên cứu bệnh học của Đại học Hong Kong, cho biết kiệt sức là lý do khiến các nhân viên y tế có nguy cơ nhiễm bệnh cao.
Những vấn đề khác bao gồm thiếu đào tạo về thiết bị bảo vệ cá nhân, bề mặt bị ô nhiễm, tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân bị bệnh và – có lẽ thích hợp nhất với tình hình Trung Quốc – những người hoạt động ngoài lĩnh vực chuyên môn của họ.
Nguồn tuoitre.vn
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của TheAsianParent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!