Bà đẻ có ăn được sầu riêng không, ăn sầu riêng liệu có hại đến sữa mẹ? Cùng tìm hiểu những thông tin quan trọng về cách ăn sầu riêng với mẹ sau sinh.
Sầu riêng ngon nhưng lại là con dao 2 lưỡi với sức khỏe
Sầu riêng được xem là “vua của các loại trái cây” không chỉ bởi hương vị mà còn có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa và chữa bệnh cho con người.
Thành phần của sầu riêng gồm nhiều chất dinh dưỡng như:
- Vitamin A
- Canxi
- Kali
- Protein
- Chất béo
- Chất xơ
- Giàu năng lượng
Ngoài ra, loại quả này còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người:
- Làm giảm cholesterol trong máu
- Làm sạch máu
- Có tác dụng cho cơ bắp, giúp cơ bắp phát triển tốt vì chứa hàm lượng protein mềm cao
- Chống nhiễm trùng vì sầu riêng là một nguồn cung cấp dồi dào các hợp chất có đặc tính chống nấm men và kháng khuẩn tuyệt vời
Tuy nhiên nếu ăn sai cách, loại quả béo ngậy này sẽ mang lại nhiều khó chịu, hay thậm chí là nguy hại như:
- Gây đầy hơi
- Tăng lượng đường trong máu
- Tăng cân
- Gây khó ngủ
Bà đẻ ăn được sầu riêng không?
Với những lợi ích và tác hại như trên, mẹ sau sinh nên lưu ý rằng, sầu riêng cũng như một số loại quả có tính nóng khác như mít, vải, nhãn, … là vẫn có thể ăn được nhưng cần ăn đúng cách và với một lượng rất ít thì sẽ mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe như:
Cung cấp nguồn năng lượng dồi dào
Mẹ sau sinh cơ thể yếu nên cần bổ sung một hàm lượng dinh dưỡng cao để đảm bảo nguồn năng lượng mỗi ngày để phục hồi cơ thể và đảm bảo lượng sữa đủ và đầy cho con. Sầu riêng được xem là nguồn cung cấp một nguồn năng lượng dồi dào.
Tăng cường sức đề kháng cho mẹ sau sinh
Thịt sầu riêng giàu vitamin C giúp chống oxy hóa. Tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin C giúp cơ thể phòng chống miễn dịch, nhiễm trùng và các gốc tự do có hại, nhất là đối với bà đẻ, những người có sức đề kháng kém vì chưa phục hồi hoàn toàn.
Giàu khoáng chất
Sầu riêng có chứa rất nhiều khoáng chất như sắt, đồng, mangan và magiê. Những khoáng chất này rất có lợi cho những phụ nữ sau sinh đang cần bổ sung máu để sản xuất ra sữa mẹ cũng như bù đắp lại lượng máu đã mất đi trong quá trình sinh nử.
Mẹ sau sinh tuyệt đối không được ăn sầu riêng nếu mắc các bệnh này
Một quả sầu riêng cỡ nhỏ có thể cung cấp tới 885 calories. Bà đẻ có ăn được sầu riêng không? Hàm lượng đường và carbohydrate cao trong sầu riêng có thể có hại cho một số mẹ sau sinh.
Do đó, nếu mẹ sau sinh ăn quá nhiều sầu riêng sẽ dễ gây nóng trong cơ thể, gây ra hiện tượng táo bón, từ đó ảnh hưởng tới sữa mẹ và bé đang bú sữa mẹ.
Đặc biệt với những người thuộc nhóm:
- bị bệnh tiểu đường
- bị đau họng, ho, táo bón khó tiêu, nóng trong
- có tiền sử bệnh thận và bệnh tim
Thì cần kiêng hoàn toàn sầu riêng cũng như một số loại trái cây nóng trong, nhiều tinh bột và quá ngọt khác.
Những lưu ý để bà đẻ ăn sầu riêng an toàn cho cả mẹ và bé
Để có thể đảm bảo được dinh dưỡng cho bé và không gây tác hại ngược cho cơ thể thì mẹ sau sinh cần phải ăn đúng lượng. Bà đẻ ăn sầu riêng được không? Việc quan trọng nhất là bạn nên thăm hỏi bác sỹ xem có bị mắc các bệnh trên không, nếu có cần phải tránh xa sầu riêng. Nếu không thì có thể ăn 1-2 lần/tuần.
Bà đẻ có ăn được sầu riêng không? Điều quan trọng là bà đẻ không nên ăn sầu riêng quá nhiều mà nên đa dạng thực đơn với nhiều loại hoa quả có lợi khác như chuối, táo, đu đủ, …
Còn sầu riêng thông thường, mẹ sau sinh có sức khỏe tốt, không bị tiểu đường, không bị huyết áp, tim mạch,… có thể ăn trung bình 150g sầu riêng/ngày. (khoảng 1 múi 1 ngày). Múi sầu riêng bạn không nên ăn hết trong 1 lần mà hãy ăn từ từ.
Ngoài ra, tuyệt đối không ăn chung sầu riêng với sữa bò, rượu, coca, cua, thịt bò, thịt dê, thịt chó, quả vải, các loại trái cây nóng, ớt, tiêu, xã, tỏi, gừng, hẹ, cà tím và bí ngô,… bởi chúng đều có tính nóng, gây bốc hỏa, bứt rứt khó chịu trong người, tăng nguy cơ ngộ độc cho cơ thể.
Xem thêm:
- Ăn sầu riêng khi cho con bú liệu có làm thay đổi vị sữa mẹ khiến bé chê sữa?
- Đang cho con bú ăn sầu riêng được không? Những loại quả nên tránh khi cho con bú
- Bà đẻ nên ăn gì để mát sữa giúp con ham bú và mau ăn chóng lớn?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!