Đi tiểu nhiều khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không?

Có một sự thật mà các mẹ bầu phải chấp nhận là tình trạng đi tiểu nhiều sẽ "đồng hành" trong suốt thời gian mang thai, dù gây khó chịu. Vậy làm thế nào để khắc phục hiện tượng đi tiểu nhiều khi mang thai tháng cuối? Đọc bài viết của chúng tôi để được giải đáp thắc mắc trên nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đi tiểu nhiều khi mang thai tháng cuối thường do thai nhi quay đầu gây áp lực lên bàng quang của mẹ. Để giảm tình trạng này, mẹ có thể làm một số điều sau như: hạn chế uống nước trước khi đi ngủ, tập các bài Kegel,… Tuy nhiên nếu đi tiểu kèm dấu hiệu đau rát, mẹ cần đến khám bác sĩ ngay.

Bạn nên đọc bài viết này để biết:

  • Khi nào đi tiểu nhiều khi mang thai tháng cuối được xem là bình thường?
  • Làm thế nào để cải thiện tình trạng đi tiểu nhiều khi mang thai tháng cuối?

Khi nào đi tiểu nhiều khi mang thai tháng cuối được xem là bình thường?

Từ khi bắt đầu mang thai cho đến khi em bé chào đời, nội tiết tố trong cơ thể mẹ sẽ có sự thay đổi liên tục để phù hợp với quá trình lớn lên của thai nhi.

Bạn có thể chưa biết:

Bà bầu đau bụng đi ngoài khi mang thai tháng cuối có đáng lo ngại?

Đi ngoài nhiều khi mang thai tháng cuối – Mẹ bầu phải làm sao?

Đây cũng chính là một trong những lý do khiến mẹ bầu gặp phải nhiều khó chịu khi mang thai như đau nhức, ốm nghén, … và thậm chí là đi tiểu với tần suất nhiều hơn mức bình thường.

Vào tháng cuối của thai kỳ, hầu hết thai nhi đã quay đầu, di chuyển dịch xuống vùng xương chậu để sẵn sàng cho ngày mẹ sinh nở. Đồng thời, điều này gây ra tình trạng bọc ối của thai nhi sẽ gây áp lực lên bàng quang.

Nội tiết tố trong cơ thể có sự thay đổi liên tục nên mẹ thường đi tiểu nhiều

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ hãy tưởng tượng, bàng quang nằm trên tử cung, khi mang thai tử cung giãn khiến cho kích thước bàng quang bị thu hẹp. Khi đó lượng nước tiểu không nhất thiết phải là 400-500ml mới gây buồn tiểu, có khi 100-200ml đã muốn đi tiểu rồi.

Chính vì vậy, hiện tượng mẹ bầu mang thai tháng cuối đi tiểu nhiều lần trong ngày, đặc biệt là về đêm có thể coi là bình thường, không có gì đang lo lắng.

Làm thế nào để cải thiện tình trạng đi tiểu nhiều khi mang thai tháng cuối?

Có một sự thật mà các mẹ bầu phải chấp nhận là tình trạng đi tiểu nhiều sẽ đồng hành với chúng ta trong suốt thời gian mang thai.

Mặc dù vậy, theo các bác sĩ sản khoa, nếu mẹ chịu khó áp dụng một nếp sinh hoạt phù hợp cùng với lưu ý về cách ăn uống thì vẫn có thể cải thiện được tình trạng này.

Mẹ bầu nên hạn chế uống nhiều nước trước khi đi ngủ

Phụ nữ mang thai cần cắt giảm lượng chất lỏng nạp vào cơ thể trước khi đi ngủ nhưng vẫn phải đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ nước.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo Viện Y học Hoa Kỳ, mẹ bầu nên uống 8 – 10 cốc nước hoặc đồ uống khác (sữa, nước trái cây) mỗi ngày. Điều này giúp cơ thể có đủ lượng nước cần thiết cho các hoạt động.

Mẹ bầu có thể nhận biết mình uống đủ nước hay chưa thông qua việc quan sát màu sắc của nước tiểu.

Nước tiểu trong hoặc có màu vàng nhạt nghĩa là mẹ đã uống đủ nước. Nước tiểu có màu vàng đậm hoặc đục là dấu hiệu cho biết cơ thể mẹ bầu cần lượng nước nhiều hơn so với lượng bạn đang uống mỗi ngày.

Bạn có thể chưa biết:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Táo bón khi mang thai tháng cuối: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Tiểu buốt khi mang thai tháng cuối là do đâu, có nguy hiểm không?

Luyện tập cho cơ dẻo dai với bài tập Kegel

Bài tập giúp mẹ bầu tăng cường các cơ bắp xung quanh niệu đạo, ống “trục xuất” nước tiểu ra khỏi cơ thể. Không chỉ vậy, Kegel còn giúp thắt chặt và thư giãn “cô bé” và “cửa sau” của mẹ bầu.

Thường xuyên tập Kegel giúp mẹ bầu kiểm soát bàng quang tốt hơn, và đây cũng là biện pháp giúp mẹ thu nhỏ “cô bé” sau sinh một cách hiệu quả.

Đi tiểu trước khi đi ngủ

Đây là một trong những cách khắc phục tình trạng đi tiểu nhiều vào tháng cuối thai kỳ. Trước khi đi ngủ, mẹ nên cố gắng đi tiểu để hạn chế số lần phải thức dậy nhiều lần khi đang ngủ. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo khoảng cách từ giường ngủ đến nhà vệ sinh có đèn và không có vật cản, giúp mẹ di chuyển an toàn khi đi tiểu vào ban đêm.

Ngồi chúi người về phía trước khi đi tiểu

Nhiều mẹ có thể chưa biết nhưng việc ngồi chúi người lúc đi tiểu sẽ tạo lực ép lên bang quang, giúp nước tiểu được đẩy hết ra ngoài và không để sót. Điều này giúp số lần đi tiểu ít hơn, giảm tình trạng đi tiểu nhiều khi mang thai 3 tháng cuối.

Đi tiểu ngay khi có nhu cầu

Nếu muốn đi tiểu thì mẹ nên đi ngay, đừng cố nhịn. Việc nhịn tiểu nhiều lần khiến cơ sàn chậu của mẹ bị yếu, dẫn đến tình trạng tiểu không tự chủ. Các mẹ bầu tháng cuối đi tiểu nhiều nên chú ý điều này, nếu không muốn tình trạng tiểu tiện trở nên nghiêm trọng hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng quan trọng đến việc đi tiểu nhiều 

Trong đó, mẹ cần lưu ý về chế độ ăn hàng ngày như sau:

  • Các loại thực phẩm như cam, quýt, chanh,… có chứa axit đều dễ dàng gây kích ứng bàng quang khiến bạn nhanh chóng buồn tiểu. Do đó mẹ không nên ăn các loại quả này trước giờ đi ngủ.
  • Bữa tối mẹ nên ăn nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ để giúp cơ thể duy trì nồng độ kiềm ổn định, giảm các áp lực lên thận.
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu protein thực vật, động vật, các chế phẩm từ đậu, ngô, thịt nạc, cá, gà,… đều có lợi với mẹ bầu đi tiểu nhiều.
  • Hạn chế đồ cay, nóng cũng là cách để bảo vệ bàng quang của mẹ bầu.

Bổ sung các loại thực phẩm giàu protein thực vật, động vật có lợi cho bà bầu đi tiểu nhiều

Việc mẹ bầu thường xuyên đi tiểu nhiều lần khi mang thai là chuyện bình thường nhưng nếu như mẹ bầu đi tiểu kèm theo nóng ruột và đau buốt thì phải đến các cơ sở chuyên khoa để khám ngay, vì rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương