Bà bầu đau bụng trên gần ức là bị làm sao, có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ sản khoa, hiện tượng bà bầu đau bụng trên gần ức là hiện tượng khá phổ biến trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu trường hợp bệnh lý nghiêm trọng thì mẹ bầu cần phải hết sức chú ý.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bà bầu đau bụng trên gần ức báo hiệu điều gì? Đau bụng ở phần trên rốn bất thường khiến mẹ bầu lo lắng. Mời các mẹ cùng theo dõi bài viết sau để có thêm kiến thức về thai kì nhé!

  • Bà bầu đau bụng trên gần ức là bị làm sao?
  • Vì sao bà bầu bị đau bụng trên gần ức?
  • Mẹ bầu nên làm gì khi thấy các dấu hiệu khó chịu?
  • Hiện tượng đau bụng trên gần ức có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?
  • Mẹ bầu có được dùng thuốc khi gặp phải tình trạng này không?
  • Những cách giúp cải thiện tình trạng đau bụng trên gần ức của mẹ bầu

Bà bầu đau bụng trên gần ức là bị làm sao?

Bụng trên ức là gì? Bụng trên gần ức còn gọi là vùng thượng vị. Vùng này được tính từ rốn trở lên đến phía dưới xương ức. Do đó, nếu mẹ bầu gặp phải tình trạng này thì có thể gọi là đau thượng vị.

Theo các bác sĩ sản khoa, hiện tượng bà bầu đau bụng trên gần ức là hiện tượng khá phổ biến trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu trường hợp bệnh lý nghiêm trọng thì mẹ bầu cần phải hết sức chú ý. Mẹ bầu bị đau bụng trên gần ức trong quá trình mang thai có thể làm tăng nguy cơ tổn thương túi mật, gan, tuyến tụy và lá lách. Các triệu chứng này có thể ngày một nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ bầu.

Việc điều trị cũng sẽ gặp phải nhiều hạn chế và khó khăn khi mẹ trong thời gian thai kỳ. Những cơn đau ở dạ dày hay khó chịu này làm mẹ ăn không ngon miệng, thường xuyên cảm thấy buồn nôn thậm chí mẹ còn chán ăn, bỏ bữa. Từ đó có thể gây nên sự thiếu hụt dinh dưỡng ở người mẹ. Mẹ bầu không cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi, làm thai nhi phát triển không khỏe mạnh. Tăng nguy cơ sinh non hay nguy hiểm hơn nữa là việc sảy thai.

Bạn có thể chưa biết:

Đau bụng đẻ là đau bụng trên hay dưới, cảm giác và biểu hiện như nào?

Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4 có nguy hiểm không?

Vì sao bà bầu bị đau bụng trên gần ức?

Nguyên nhân gây ra đau thượng vị: Ngoài việc thay đổi hormone thai kỳ và do thai nhi ngày càng lớn lên thì còn có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng này. Trong đó phổ biến nhất có thể kể đến là:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Mẹ bầu bị ợ nóng, đầy bụng do hấp thụ các thực phẩm không thích hợp với dạ dày, khiến bộ phận này gặp khó khăn với quá trình tiêu hóa
  • Ăn quá nhiều nên mẹ bị đau tức bụng trên khi mang thai. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra khi người phụ nữ mang thai thường có tâm lý ăn cho 2 người
  • Cơ thể không dung nạp lactose. Triệu chứng đi kèm thường bao gồm đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, ...
  • Bà bầu đau bụng trên gần ức bên phải do một số bệnh lý về đường tiêu hóa như thoát vị hoành, viêm thực quản, dạ dày, trào ngược da dày, ...

Rõ hơn, nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau bụng gần ức do thoát vị hoành, viêm thực quản, dạ dày, trào ngược dạ dày là gì? Thoái vị hoành xảy ra khi một phần của dạ dày đẩy lên qua cơ hoành và tiến vào ngực, biểu hiện thường gặp là đau thượng vị, khó tiêu, ợ lớn tiếng, ngứa, đau rát cổ họng. Các vấn đề với túi mật chẳng hạn như sỏi mật, viêm túi mật cũng có thể gây đau vùng thượng vị khi mang thai, kèm theo các triệu chứng như đau phía trên, phía phải của dạ dày, vàng da. Viêm thực quản và trào ngược dạ dày đều do trào ngược axit, rối loạn hệ thống miễn dịch, nhiễm trùng hoặc do kích ứng với loại thuốc mẹ bầu đang dùng, kèm theo đó là biểu hiện khó thở, buồn nôn, ho dai dẳng,...

Mẹ bầu nên làm gì khi thấy các dấu hiệu khó chịu?

Nếu các cơn đau diễn ra với tần suất nhiều, thêm vào đó là các dấu hiệu nguy hiểm đi kèm như:

  • Sốt cao
  • Khó thở
  • Ngất xỉu
  • Đau ngực
  • Nôn ra máu
  • Phân có màu đen
  • Máu xuất hiện trong phân

Mẹ bầu nên đi khám để được kiểm tra, thực hiện các xét nghiệm cần thiết nhằm tìm ra hướng điều trị phù hợp, giúp phòng tránh những nguy cơ rủi ro đối với thai nhi.

Hiện tượng đau bụng trên gần ức có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

Với những mẹ bầu bị đau thông thường (tần suất ít, cải thiện ăn uống và nghỉ ngơi sẽ đỡ) thì vấn đề này không ảnh hưởng gì nhiều đến thai nhi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhưng khi trở thành bệnh lý nghiêm trọng (đau thượng vị kéo dài) có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng như:

Mẹ bầu và thai nhi bị thiếu dinh dưỡng

Các cơn đau và khó chịu ở dạ dày khiến bà bầu chán ăn, ăn mất ngon hoặc thường xuyên cảm thấy buồn nôn. Điều này có thể gây thiếu hụt dinh dưỡng ở người mẹ và dẫn đến sự phát triển không khỏe mạnh ở thai nhi, tăng nguy cơ sinh non hoặc thậm chí là sảy thai.

Gây ra tình trạng mệt mỏi triền miên 

Mẹ bầu đau bụng trên dẫn đến mệt mỏi và dễ tức giận. Điều này có thể ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ và cả thai nhi.

Tác động tới các cơ quan khác

Bị đau tức bụng trên khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan, túi mật, lá lách và tuyến tụy. Việc điều trị trong quá trình mang thai thường gặp nhiều khó khăn, hạn chế, khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ.

Mẹ bầu có được dùng thuốc khi gặp phải tình trạng này không?

Mặc dù trong giai đoạn mang thai, sử dụng thuốc tây để chữa bệnh là điều không nên. Tuy nhiên, trong trường hợp mà đau thượng vị nặng hoặc nó còn là biểu hiện của các bệnh lý nghiêm trọng, mẹ bầu cần phải uống thuốc để chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những cách giúp cải thiện tình trạng đau bụng trên gần ức của mẹ bầu

Đau thượng vị và cách điều trị? Những đau nhức, khó chịu của thai kỳ thường kéo dài và chỉ kết thúc sau khi bạn đã sinh con một thời gian. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng và lối sống hoàn toàn có thể giúp mẹ bầu có được một thai kỳ khỏe mạnh và dễ chịu, đồng thời cải thiện tình trạng bị đau tức bụng trên khi mang thai.

Với bà bầu đau bụng trên gần ức bên phải thông thường và không có các dấu hiệu bệnh nghiêm trọng, mẹ chỉ cần lưu ý một số nguyên tắc như sau:

  • Ăn uống khoa học và đủ chất, tránh ăn nhiều thực phẩm khô cứng, dưa muối, măng, ...
  • Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn, khi ăn cần nhai thật chậm và kĩ
  • Lựa chọn các loại thực phẩm dễ tiêu như hoa quả, rau xanh, cá, ...

Bạn có thể chưa biết:

Vì sao bạn và chàng thường bị đau bụng trên sau khi quan hệ?

5 nguyên nhân khiến bà bầu mang thai 37 tuần đau bụng trên

Hầu hết bệnh tật cơ thể mắc phải 1 phần nguyên nhân là do thói quen sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy mẹ hãy thay đổi thói quen làm việc, nghỉ ngơi, đặc biệt là trong thời gian mang thai bà bầu không nên thức khuya, căng thẳng, mất ngủ..., những việc này sẽ tạo điều kiện cho bệnh tiêu hóa phát triển. Nên tập những bài thể dục nhẹ nhàng, tốt cho sức khỏe như thiền, đi bộ để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

1 cách đơn giản để làm giảm tình trạng mẹ bầu đau bụng trên là chườm ấm, nếu không có túi chườm, chỉ cần dùng 1 cái chai và đổ đầy nước ấm vào, sau đó áp lên vùng bị đau vài phút rồi nghỉ, lặp lại vài lần mẹ sẽ thấy hiệu quả. Lưu ý là chỉ nên dùng nước ấm với nhiệt độ phù hợp để tránh bỏng da.

Nguồn tham khảo: Bà bầu đau bụng trên gần ức nguyên nhân do đâu? - Bệnh viện Phương Đông

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương