Bầu ăn na có tốt không? Ăn na giúp bà bầu cải thiện hệ thống miễn dịch, hệ thần kinh và có lợi cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Cùng tìm hiểu nội dung bài viết để biết:
- Giá trị dinh dưỡng của quả na
- Bà bầu có nên ăn na không?
- Lợi ích của quả na đối với sức khỏe thai kỳ
- Tác dụng phụ có thể gặp khi ăn na
- Bà bầu cần lưu ý gì khi ăn na để có một thai kỳ khỏe mạnh?
Giá trị dinh dưỡng của quả na
Quả na hay còn được gọi là mãng cầu ta, mãng cầu dai, sa lê, phan lệ chi,… là một loại trái cây thơm ngon và hấp dẫn với phần thịt quả có dạng kem mềm và vị ngọt hấp dẫn. Chính vì vậy nên đây là loại trái cây được rất nhiều người ưa thích, trong đó có các mẹ bầu. Cùng tìm hiểu về những giá trị dinh dưỡng bên trong quả na để xem bà bầu có được ăn na không mẹ nhé!
Trong quả na có chứa các thành phần dinh dưỡng như:
- Năng lượng, carbohydrates
- Chất béo
- Nước
- Protein
- Vitamin A, C, B1, B2, B3, B5, B6
- Magiê, Sắt, Canxi, Photpho, Kali, Natri
Bạn có thể xem:
Bà bầu có nên ăn na không?
Trong suốt thai kỳ, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để nuôi thai nhi là việc làm vô cùng cần thiết. Mẹ bầu không nên quá kiêng khem để tránh việc thiếu hụt chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Rất nhiều mẹ bầu thắc mắc không biết bà bầu có được ăn na không và bà bầu ăn na tốt không. Câu trả lời là bà bầu mang thai hoàn toàn có thể ăn na trong thai kỳ của mình. Ăn na không hề gây hại gì cho thai kỳ mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ và bé. Cùng tìm hiểu xem những lợi ích đó là gì nhé!
Lợi ích của quả na đối với sức khỏe thai kỳ
Đối với bà bầu
- Giảm thiểu nguy cơ sảy thai và ngăn ngừa việc chuyển dạ sớm
- Giúp mẹ giảm đau trong quá trình chuyển dạ
- Ngăn ngừa táo bón, kiểm soát tiêu chảy và kiết lỵ, giúp điều chỉnh và kích thích lượng phân đi ngoài
- Giảm các triệu chứng ốm nghén như buồn nôn, nôn, mệt mỏi, khó chịu, chán ăn,…
- Loại bỏ độc tố trong cơ thể nhờ khả năng chống oxy hóa cao
- Cải thiện tâm trạng, giải tỏa căng thẳng, stress, vấn đề thường gặp khi mang thai do sự thay đổi hormone
- Bảo vệ mẹ bầu khỏi các vấn đề về tim và giúp thư giãn các cơ trên cơ thể
- Cải thiện cân nặng và chống suy nhược cho mẹ bầu bị thiếu cân. Đối với mẹ bầu tăng cân cũng có thể ăn na vì loại quả này không hề gây béo phì
- Ăn na khi mang thai giúp lợi sữa cho mẹ bầu sau sinh
- Tăng cường hệ miễn dịch, giúp mẹ chống lại các bệnh cảm cúm, bệnh truyền nhiễm,…
Đối với thai nhi
- Thường xuyên ăn na khi mang thai sẽ tốt cho quá trình hình thành các dây thần kinh và não bộ của thai nhi
- Tốt cho tóc, da, mắt của bé, giúp da, dây chằng và mạch máu của thai nhi phát triển khỏe mạnh
Bạn có thể xem:
Tác dụng phụ có thể gặp khi ăn na
Có thể thấy quả na mang lại rất nhiều lợi ích cho mẹ và bé. Hơn thế nữa đây là loại quả rất thơm, ngọt và ngon nên được lòng hầu như tất cả mẹ bầu, kể cả những mẹ đang ốm nghén, khó ăn. Tuy nhiên, bà bầu ăn na có tốt không còn phụ thuộc vào cách ăn. Nếu ăn quá nhiều na, mẹ cũng có thể gặp một số tác dụng phụ như:
Mọc mụn
Ăn nhiều quả na có thể gây nóng trong cơ thể, khiến mẹ bầu bị nổi mụn, nhất là với những mẹ đã có sẵn tính nóng trong người.
Táo bón
Táo bón là tình trạng phổ biến rất nhiều mẹ bầu gặp phải trong thai kỳ. Trong khi đó, quả na lại có tính nóng nên có thể khiến nhiều mẹ bầu bị táo bón nếu ăn na quá nhiều.
Tăng lượng đường trong máu
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ tốt nhất không nên ăn na vì loại quả này chứa hàm lượng đường tương đối cao, có thể làm tăng lượng đường trong máu, khiến tình trạng tiểu đường của mẹ trở nên trầm trọng hơn.
Bà bầu cần lưu ý gì khi ăn na để có một thai kỳ khỏe mạnh?
Trong gian đoạn mang thai, bà bầu cần nạp khoảng 100mg hàm lượng đồng hàng ngày. Đồng sẽ giúp bà bầu cải thiện mức huyết sắc tố (hemoglobin) trong cơ thể. Từ đó, giúp bầu ngăn ngừa tình trạng chuyện dạ sớm. Hơn nữa, chất khoáng đồng còn có các dụng cho da, dây chằng và mạch máu của thai nhi, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh trong suốt thai kỳ. Và na là một trong những loại trái cây có giàu chất khoáng này. Do đó, mẹ bầu có thể bổ sung na vào thực đơn dinh dưỡng để bổ sung loại chất này.
Như vậy, bà bầu ăn na tốt không còn phụ thuộc vào cách ăn như thế nào để đạt lợi ích tối đa, tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là một số lưu ý khi ăn na để có một thai kỳ khỏe mạnh:
Chọn na tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng
Một số tiêu chí để chọn được na tươi ngon đó là:
- Quả to tròn, chín mềm, không nên ăn na còn sống vì sẽ có vị chát và có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa
- Vỏ xanh non, không có đốm đen, cũng không có nhiều vẩy trắng, không có vết nứt nẻ hay bị chảy nước
- Mắt na to, kẽ mắt trắng ngà, không thâm đen
- Cuống nhỏ, bám chặt
Không cắn vỡ hạt na
Khi ăn na, mẹ không nên cắn vỡ hạt na bởi hạt na có độc tính. Nếu lỡ không may nuốt phải hạt, mẹ cũng không cần quá lo lắng vì lớp vỏ cứng bao bọc bên ngoài hạt sẽ không làm hạt na phát chất độc ra ngoài.
Bà bầu nên ăn chỉ ăn một quả na một ngày
Ăn một quả na mỗi ngày được xem là số lượng phù hợp và an toàn, không gây tác dụng phụ cho mẹ bầu. Mẹ có thể ăn na vào các bữa phụ thay thế cho các loại bánh kẹo ngọt, đồ ăn nhanh.
Vừa rồi là những thông tin giải đáp cho thắc mắc bà bầu có nên ăn na hay không. Câu trả lời mẹ hoàn toàn nên ăn vì đây là loại quả mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ và bé, tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý một số điều trên để hạn chế tác dụng phụ và có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!
Xem thêm:
- 4 quan điểm sai lầm trong ăn uống khi mang bầu
- Bà bầu nên tránh ăn gì trong 3 tháng đầu và cách để hạn chế ốm nghén
- Bà bầu có nên ăn nhãn không? Tác hại nếu bà bầu ăn nhãn quá nhiều là gì?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!