Bà bầu có ăn được lá tía tô không và nên ăn như thế nào để không bị tác dụng phụ?

Bà bầu có ăn được lá tía tô không? Dù là lá tía tô hay loại thực phẩm nào thì cũng không nên ăn quá nhiều hoặc ăn dài ngày để tránh gây phản ứng không tốt cho cơ thể.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bà bầu có ăn được lá tía tô không? Mẹ có thể ăn tía tô khi mang thai như là biện pháp giải cảm hiệu quả, giảm ốm nghén và cải thiện tình trạng phù chân.

Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • 4 lợi ích bất ngờ của lá tía tô đối với bà bầu
  • Tác hại của lá tía tô đối với bà bầu
  • Bà bầu có ăn được lá tía tô không?
  • Khi nào bà bầu nên uống nước lá tía tô?
  • Các món ngon không thể thiếu lá tía tô trong thành phần

4 lợi ích bất ngờ của lá tía tô đối với bà bầu

Bầu có ăn được rau tía tô không? Có nên ăn lá tía tô khi mang thai? Trước hết, chúng ta hãy cùng liệt kê những lợi ích mà tía tô mang lại cho các mẹ bầu nhé! Dùng lá tía tô đúng cách và đúng thời điểm sẽ cải thiện đáng kể sức khoẻ của mẹ bầu trong thai kỳ vì những công dụng mà loại lá này mang lại.

Tía tô trị cảm cúm, cảm lạnh cho bà bầu

Công dụng lá tia tô là gì? Lá tía tô có tác dụng gì cho bà bầu? Trong thời gian mang thai, nếu chẳng may bị cảm cúm hay cảm lạnh, chị em khó có thể sử dụng thuốc tây để trị bệnh vì nó có thể gây tác dụng phụ không tốt đến thai nhi. Chị em có biết có một cách an toàn hơn nhiều, đó là dùng lá tía tô. Cách dùng như sau:

  • Đơn giản nhất là nấu cháo tía tô. Cháo giải cảm cho bà bầu là mẹo dân gian được các cụ thường sử dụng.
  • Cách thứ 2 là đun sôi một nắm lá tía tô với ít vỏ quýt và gừng rồi chắt lấy 1 chén nước, uống khi còn nóng ấm, rồi đắp chăn cho ra mồ hôi. Cách này vô cùng hiệu quả bởi chỉ sau 1 lần thực hiện, triệu chứng cảm giảm đi rõ rệt.

Lưu ý là chỉ nên áp dụng trong vòng 2-3 ngày, vì nếu dùng tía tô lâu ngày sẽ dễ làm bà bầu tăng huyết áp.

Lợi ích bất ngờ của lá tía tô đối với bà bầu (Nguồn ảnh: istockphoto)

Giảm triệu chứng ốm nghén

3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn kinh khủng nhất đối với hầu hết các mẹ, vì thời gian này các chị em thường bị ốm nghén và sẽ cảm thấy buồn nôn, mệt mỏi. Một trong các cách cải thiện triệu chứng nghén là dùng lá tía tô kết hợp với một số thành phần khác, sẽ mang lại hiệu quả đáng kể cho bà bầu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có bài thuốc Nam kết hợp tía tô với đương quy, hoài sơn, phòng sâm, cam thảo, đại táo… với liều lượng nhất định sắc thành thang thuốc uống. Mẹ bầu nếu không bị cao huyết áp có thể tham khảo cách này để những triệu chứng ốm nghén giảm đi đáng kể.

Tía tô giúp giảm phù chân ở bà bầu trong những tháng cuối thai kỳ

Công thức một nắm lá tía tô nấu với nước sôi khoảng 5 phút rồi bỏ thêm muối hạt, để nguội rồi ngâm chân sẽ giúp các chị em giảm phù nề trong giai đoạn gần sinh. Cách làm đơn giản này giúp cơ thể mẹ bầu đào thải bớt độc tố, thư giãn và đi vào giấc ngủ dễ hơn.

Chống viêm mụn và làm trắng da ở bà bầu

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu có thể dễ bị nổi mụn ở mặt, lưng, vai... do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Lá tía tô có thể giúp cải thiện tình trạng viêm của mụn và làm trắng da một cách an toàn cho bà bầu trong giai đoạn này.

Vì theo các nghiên cứu, lá tía tô có chứa các hợp chất như: xeton, aldehyde, furan, hydrocarbon. Có tác dụng tiêu diệt những loại vi khuẩn gây sưng viêm có trong mụn và trên bề mặt da. Đặc biệt, các loại hợp chất này còn giúp ít rất nhiều cho quá trình phục hồi tế bào và làm chậm quá trình lão hóa.

Cách làm cụ thể như sau: lá tía tô rửa sạch để ráo nước, sau đó giã nát và chắt lấy nước cốt. Dùng bông thoa phần nước cốt này lên phần da mặt hoặc cơ thể bị mụn rồi đợi khoảng 20 phút, sau đó rửa/tắm lại bằng nước ấm. Nếu không có thời gian, chị em cũng có thể vò nát tía tô với nước ấm để rửa mặt hoặc tắm hàng ngày.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cải thiện tình trạng đau lưng

Đau lưng là tình trạng mẹ bầu thường gặp trong những tháng cuối thai kỳ do lúc này bụng mẹ đã to hơn khiến dây chằng giãn ra và mềm đi. Khi dây chằn giãn ra gây áp lực lớn lên vùng xương chậu và các khớp ở vùng lưng dưới dẫn đến đau lưng. Trong tình huống này, mẹ bầu có thể uống nước lá tía tô để giảm đau.

Đầu tiên mẹ nướng cháy gừng, thêm bạch truật, sa sâm, thục địa, phục long can, ngải diệp, hoàng cầm, đương quy, bạch thược và cam thảo. Những nguyên liệu này mẹ có thể dễ dàng tìm mua ở những tiệm thuốc bắc và đem nấu chung với lá tía tô.  Sắc uống mỗi ngày 1 thang, uống vài ngày giúp giảm đau, nhuận huyết và an thai.

Cải thiện tình trạng đau lưng (Nguồn ảnh: istockphoto)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ có thể quan tâm:

Bà bầu uống nước dừa có tốt không? Cần lưu ý những gì?

Tác hại của lá tía tô đối với bà bầu

Bà bầu có nên uống nước lá tía tô không? Bên cạnh những lợi ích to lớn kể trên, tía tô cũng có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn đối với các mẹ bầu nếu dùng không đúng cách hay quá lạm dụng.

Gây tăng huyết áp

Theo bác sĩ Trần Văn Thanh, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Châm cứu Trung ương: “Trong Đông y lá tía tô cũng là một loại thuốc, có tác dụng giải cảm. Với người có thai, việc dùng tía tô trong vòng 2-3 ngày để chữa cảm cúm cũng rất tốt. Tuy nhiên, bước vào thai kỳ, do sự thay đổi của hormone làm cho nhiệt độ cơ thể cao hơn khiến thai phụ nóng hơn. Vì thế nếu dùng lá tía tô dài ngày hoặc dùng thay nước uống hằng ngày có thể dẫn đến tình trạng tăng huyết áp, gây hại cho sức khỏe thai phụ”.

Lá tía tô nếu lạm dụng trong thời gian dài hoặc với liều lượng quá nhiều sẽ làm huyết áp của mẹ bầu tăng cao, dễ dẫn đến biến chứng như tiền sản giật, đẻ non, thai nhi mắc bệnh tim mạch... Ngoài ra, nếu uống nước tía tô lâu ngày sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, kém ăn, khó thở, táo bón, tiểu tiện đỏ...

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tình trạng xuất huyết tồi tệ ở một số bà bầu khi dùng lá tía tô để kích đẻ

Dân gian truyền miệng nhau cách uống lá tía tô khi sắp chuyển dạ giúp dễ đẻ. Tuy nhiên, cách làm này không dựa theo nghiên cứu nào, và đã gây ra tình trạng xuất huyết ồ ạt ở một số mẹ bầu khi chuẩn bị lâm bồn, gây nguy hiểm đến tính mạng cho cả mẹ và con.

Dùng tía tô không tốt đối với người bị cảm nóng hoặc có cơ địa ra nhiều mồ hôi

Theo bác sĩ Trần Văn Thanh, Giám đốc Bệnh viện Châm cứu Trung ương (Hà Nội), tía tô không được dùng với người bị cảm nóng hoặc người có cơ địa ra nhiều mồ hôi.

Mẹ có thể quan tâm:

Bà bầu uống nước sấu có tốt không, uống bao nhiêu là đủ?

Bà bầu có ăn được lá tía tô không

Qua những kiến thức chia sẻ ở trên, mẹ hoàn toàn yên tâm rằng bà bầu có thể ăn được lá tía tô. Tuy nhiên, dù là lá tía tô hay loại thực phẩm nào thì cũng không nên ăn quá nhiều hoặc ăn dài ngày để tránh gây phản ứng không tốt cho cơ thể. Tía tô có tính ấm, dùng thường xuyên và nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, khiến bà bầu có nguy cơ bị tăng huyết áp. Tía tô là một vị thuốc, khi không có bệnh chỉ nên dùng như một gia vị. Vì thế, các chị em không nên tự ý dùng bừa bãi nhé!

Bà bầu có ăn được lá tía tô không? (Nguồn ảnh: istockphoto)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi nào bà bầu nên uống nước lá tía tô

Theo kinh nghiệm dân gian, nước tía tô giúp quá trình chuyển dạ diễn ra nhanh chóng hơn, kích thích tử cung mở nhanh hơn và giảm cơn đau đáng kể. Vì vậy, mẹ bầu nên uống nước lá tía tô trước ngày dự kinh khoảng 1 tuần.

Cách nấu lá tía tô đơn giản cho chị em có thể làm theo

  • Rửa sạch lá tía tô
  • Cho nước vao nối với khoảng 1-2 lít nước đun càng sôi càng tốt
  • Để nguội rối cho vào bình để uống

Những lưu ý khi uống nước tía tô trước khi chuyển dạ

  • Mẹ bầu chỉ nên uống nước lá tía tô khi đã có dấu hiệu chuyển dạ.
  • Không nên uống nước lá tía tô quá nhiều vì uống nhiều sẽ làm mẹ bị tăng huyết áp gây ảnh hưởng tới sức khỏe cả mẹ và bé.
  • Hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi bắt đầu .

Các món ngon không thể thiếu lá tía tô trong thành phần

Tía tô nấu món gì tốt cho mẹ bầu? Mẹ bầu hãy tham khảo danh sách những món ăn có lá tía tô mà trong đó tía tô giúp làm nổi bật hẳn hương vị của món chính lên nhé. Đây là những món vô cùng quen thuộc và không quá khó để chuẩn bị:

  • Cháo thịt bằm kết hợp với hành và tía tô giải cảm
  • Món cà bung nấu với thịt heo, đậu rán, thêm mẻ, mắm tôm, hành và tía tô vô cùng hấp dẫn
  • Ba chỉ om chuối đậu kèm tía tô
  • Ốc nấu chuối đậu thịt không thể thiếu tía tô cho dậy mùi
  • Chả ốc tía tô
  • Bánh xèo giòn ăn kèm với tía tô và các loại rau thơm khác

Lời kết

Mẹ bầu hãy ăn tía tô như một thứ gia vị đi kèm với các món chính nhé, và đã là gia vị thì chỉ vừa phải, không nên ăn quá nhiều. Nếu muốn sử dụng tía tô như một vị thuốc để trị bệnh, các mẹ nên tìm hiểu kỹ và hỏi ý kiến thầy thuốc để có bài thuốc an toàn nhất cho sức khoẻ. Tía tô có nhiều tác dụng có lợi cho bà bầu nhưng chỉ tốt khi dùng trong thời gian ngắn. Chúc các mẹ có chế độ ăn hợp lý mà không phải bỏ lỡ món rau gia vị phổ biến này!

Ngoài ra, mẹ bầu có thể tham khảo thêm một số loại hoa quả và lá tốt cho mẹ bầu như: Atiso giảm chuột rút và chứng bồn chồn khi mang thai; Rau cần giảm ho, chống viêm, long đờm, hạ huyết áp, kháng nấm, giảm đường, mỡ máu; Rau chân vịt, bắp cải, cà chua, ớt chuông, bí xanh, bí đỏ, cà rốt, củ sen, khoai lang...Trên đây là một số thông tin cần thiết, hy vọng các mẹ có thêm kiến thức cho thai kì khỏe mạnh của mình nhé!

Nguồn tham khảo:  Bà bầu cảnh giác khi uống nước lá tía tô - Bệnh viện Châm cứu Trung ương

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi