Tiêu chảy trong thai kỳ rất nguy hiểm nên mẹ không nên chủ quan, nhất là khi bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối. Hãy cùng tham khảo nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị và phòng tránh tiêu chảy cho bà bầu nhé!
- Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối
- Những triệu chứng của bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối
- Cách phòng tránh tiêu chảy cho bà bầu
Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối
Nguyên nhân chính khiến mẹ bầu bị tiêu chảy chính là chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh, vẫn ăn các món ăn vặt ngoài hàng quán, ăn thức ăn sống. Vì sức đề kháng trong thai kỳ thường bị suy giảm, kéo theo hệ tiêu hóa cũng bị yếu đi nên ăn những thức ăn không đảm bảo vệ sinh sẽ khiến mẹ bầu dễ mắc bệnh tiêu chảy hơn. Bên cạnh đó, việc uống phải nước bị ô nhiễm, ăn nhầm những thực phẩm ôi thiu hoặc dùng những thực phẩm không phù hợp với thể trạng và sức hấp thu của cơ thể trong thời gian mang thai cũng sẽ dẫn đến tình trạng tiêu chảy.
Mẹ bầu cũng có thể bị tiêu chảy nếu bữa ăn có nhiều đồ lạ với quá nhiều chất đạm, chất mỡ khiến cơ thể không “tiêu hóa” được.
Theo chia sẻ của BS Nguyễn Thị Hồng Ơn – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc, bà bầu dễ bị tiêu chảy hơn ở những tháng cuối thai kỳ. Đặc biệt, càng gần ngày chuyển dạ thì tình trạng này có thể trở nên nặng hơn mà nguyên nhân là cơ thể mẹ bầu chuẩn bị sinh nở và không phải mẹ bầu nào cũng bị. Tuy nhiên, mẹ bầu cần phải theo dõi và quan sát để nhận biết các nguyên nhân bị tiêu chảy khác như: ngộ độc thực phẩm, virus, vi khuẩn để có cách điều trị hợp lý và hiệu quả. Tránh để tình trạng tiêu chảy kéo dài, gây mất nước .
Trong thời gian bị tiêu chảy mẹ cần bổ sung nhiều nước và chất điện giải để đảm bảo cho sức khỏe thai kỳ. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý chế độ ăn, tránh những thức ăn dễ làm bà bầ bị tiêu chảy như đồ ăn cay, thức ăn nhiều chất béo, đồ chiên xào hay các thực phẩm tươi sống chưa được nấu chín,… Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác dẫn dến tiêu chảy trong thời gian mang thai như:
- Mẹ bầu dùng thuốc điều trị huyết áp, thuốc giảm axit chứa magiê và kháng sinh có thể gây ra bệnh tiêu chảy.
- Mắc các bệnh đường ruột.
- Mẹ bầu bị chứng không dung nạp đường lactose, bị viêm dạ dày hoặc ngộ độc thức ăn.
Bạn có thể xem:
Những triệu chứng của bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối
Dấu hiệu để nhận biết bà bầu tháng cuối bị tiêu chảy có nguy hiểm hay không hay chỉ là một hiện tượng bình thường thì nên kiểm tra bằng cách:
Nếu bà bầu đang bị táo báo trong một thời gian dài và đột nhiên bị tiêu chảy thì tình trạng này không có gì đáng lo ngại. Bởi nguyên nhân của trường hợp này là do khối lượng phân cứng không thải ra ngoài được mà bị tắc nghẽn trong ruột thừa trong thời gian dài nên gây nên tình trạng tiêu chảy.
Bà bầu bị tiêu chảy trong trường hợp này thường có các biểu hiện như: đau bụng, đầy bụng, buồn nôn… Tình trạng này thường không kéo dài và không có ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến bà bầu cũng như thai nhi. Tuy nhiên, để chắc chắn thì nên đưa bà bầu đi gặp bác sĩ để được khám và hỗ trợ điều trị.
Trường hợp bà bầu bị tiêu chảy vào tháng cuối có các biểu hiện như: đau bụng dữ dội, đi ngoài nhiều lần, phân quá lỏng và mất nhiều nước thì bà bầu đang bị ngộ độc thực phẩm. Với trường hợp này thì bà bầu thường sẽ rất mệt mỏi và nếu tình trạng bà bầu tháng cuối bị tiêu chảy kéo dài hơn 1 ngày thì cũng khá là nguy hiểm.
Nên làm gì khi bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối?
Trường hợp bà bầu bị tiêu chảy vào tháng cuối mà có các biểu hiện như chán ăn các thực phẩm nhiều đường, nhiều dầu mỡ, nhiều tinh bột, hay đi tiểu ra chất màu trắng thì là do chế độ ăn của bà bầu đang quá nhiều chất đường bột và cần thay đổi chế độ ăn ngay. Trường hợp này nếu kéo dài thì cũng khá nguy hiểm đến bà bầu cũng như với bé bởi chế độ ăn nhiều đường, nhiều tinh bột dễ bị tiểu đường, mỡ máu. Cần đưa đến cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để được khám và hỗ trợ điều trị kịp thời. Bởi nếu để lâu thì ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu thì nghiêm trọng hơn là sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.
Nếu bà bầu bị tiêu chảy vào tháng cuối mà kèm theo triệu chứng là các cơn co thắt kéo dài và liên tục là bà bầu chuẩn bị lâm bồn. Trường hợp này không có gì đáng lo ngại cả, đây là một hiện tượng bình thường của những bà bầu sắp sinh mà thôi. Bà bầu nên chú ý ăn uống đầy đủ và chuẩn bị đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần để đi sinh.
Bà bầu bị tiêu chảy vào tháng cuối có trường hợp nguy hiểm cũng có trường hợp lại rất bình thường và không có gì đáng lo ngại. Vì vậy, để biết bà bầu bị tiêu chảy có bị sao không thì cần nhìn vào những dấu hiệu, biểu hiện hay triệu chứng của bệnh.
Bạn có thể xem:
Cách phòng tránh tiêu chảy cho bà bầu
Để phòng tránh tiêu chảy khi mang thai, mẹ bầu cần ghi nhớ những điều sau:
- Luôn áp dụng quy tắc “ăn chín, uống sôi”, chỉ rau sống đã được rửa sạch, tuyệt đối không ăn tiết canh, gỏi hay thịt tái, cá sống…
- Tránh dùng các nhóm thực phẩm giàu gia vị hay nhiều chất béo
- Bên cạnh việc việc sữa bầu nào dễ uống, mẹ bầu nên chọn loại sữa bổ sung hệ chất xơ tiêu hóa hòa tan tiên tiến SC-FOS và Inulin, giúp ngăn ngừa táo bón và tiêu chảy ở mẹ.
- Tuyệt đối không dùng các loại thức ăn bị ẩm, mốc, bốc mùi chua, thiu hay hoa quả dập nát, các loại hạt đã bị biến màu…
- Chỉ nên dùng số lượng vừa phải các loại cá biển, tôm, ốc…
Trên đây là nguyên nhân và cách phòng tránh cho bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối. Trường hợp bị tiêu chảy trong thai kỳ, mẹ bầu nên đến bác sĩ để được khám càng sớm càng tốt nhé.
Nguồn tham khảo: Làm thế nào nếu bị tiêu chảy khi mang thai? – Vinmec
Xem thêm
- Những mẹo trị ho an toàn dành cho bà bầu bị ho trong 3 tháng cuối thai kỳ
- Bí quyết quan hệ để sinh đôi – Con sinh ra trắng trẻo, xinh như thiên thần
- Chữa vô sinh nữ, dành cho những người khao khát cháy bỏng được làm mẹ