Nguyên nhân và biện pháp khắc phục khi bà bầu bị phù chân

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bà bầu bị phù chân tuy là hiện tượng hay gặp nhưng cũng khiến nhiều chị em bối rối, đặc biệt là những ai lần đầu mang thai. Vậy nguyên nhân là gì và khi nào là không bình thường? Lời giải đáp sẽ có trong bài viết này cho mẹ bầu nhé.

Nguyên nhân xảy ra hiện tượng bà bầu bị phù chân

Đây là hiện tượng khá phổ biến ở bất kỳ giai đoạn nào khi mang thai, thường thấy nhất ở ba tháng cuối thai kỳ.

Ba tháng đầu

Nồng độ hormone progesterone tăng nhanh làm chậm quá trình tiêu hóa của bà bầu. Điều này có thể gây đầy hơi trpng một thời gian. Ngoài ra, bà bầu cũng sẽ nhận thấy có một chút sưng ở tay, chân hoặc mặt, nhưng không nhiều.

Nếu bà bầu bị phù chân hay những nơi khác ở cơ thể trong giai đoạn này kèm theo chóng mặt, đau đầu hoặc chảy máu, thì hãy lập tức đi thăm khám bác sĩ.

Ba tháng giữa thai kỳ

Tam cá nguyệt thứ hai bắt đầu với tuần thứ 13 của thai kỳ (gần với đầu tháng thứ tư). Nó không phải là điều bất thường nếu nhận thấy bà bầu bị phù chân vào khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ, đặc biệt nếu mẹ đi nhiều hoặc thời tiết nóng.

Hiện tượng bị phù chân này là do lượng máu và chất lỏng trong cơ thể tăng lên. Lượng máu sẽ tăng khoảng 50% trong suốt quá trình mang thai, kết hợp với sự lưu giữ chất lỏng nội tiết tố.

Mặc dù việc sưng phù khiến bà bầu khó chịu, nhưng tất cả các chất lỏng bổ sung này giúp làm mềm cơ thể và chuẩn bị cho việc sinh nở của mẹ. Hãy yên tâm, những chất lỏng dư thừa sẽ nhanh chóng giảm trong vài ngày/tuần sau khi em bé chào đời.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ba tháng cuối

Bắt đầu từ tuần thứ 28 của thai kỳ, tam cá nguyệt thứ ba là khoảng thời gian phổ biến bà bậu bị phù chân. Đặc biệt là khi đến gần tuần 40, hiện tượng phù chân sẽ rõ rệt hơn.

Cơ thể mẹ lúc này đang tiếp tục xây dựng nguồn cung cấp máu và chất lỏng. Do đó góp phần thêm vào việc gây sưng và phù nhiều bộ phận trên cơ thể. Tử cung của bạn cũng ngày càng nặng hơn khi em bé lớn lên, có thể làm chậm lưu lượng máu từ chân trở về tim.

Các yếu tố khác có thể đóng góp khiến bà bầu bị phù chân bao gồm:

  • Thời tiết nóng
  • Mất cân bằng trong chế độ ăn uống
  • Lượng caffeine nạp vào cơ thể
  • Không uống đủ nước
  • Đứng trên đôi chân trong thời gian dài

Khi nào thì tình trạng bà bầu bị phù chân là nguy hiểm?

Bà bầu bị phù chân, tay là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, trong vài trường hợp, sưng phù cũng có thể là dấu hiệu chỉ ra cơ thể mẹ đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng.

Hãy đến gặp bác sĩ sản khoa ngay nếu có những dấu hiệu bất thường sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Phù, sưng tay chân, mặt hay quanh mắt một cách đột ngột
  • Tình trạng sưng phù ngày một năng đi dù đã nghỉ ngơi và áp dụng các biện pháp khắc phục
  • Đau đầu dữ đội
  • Có vấn đề về thị giác như nhìn lờ mờ
  • Đau dữ dội ngay dưới xương sườn
  • Nôn với bất kỳ triệu chứng nào

Cách giúp bà bầu bị phù chân khắc phục tình trạng này

Bổ sung đầy đủ nước

Uống nhiều nước nói chung. Đặc biệt có thể uống nước lúa mạch nói riêng. Vì đây là loại nước có tác dụng lợi tiểu, có thể giảm phù nề ở đôi bàn chân.

Tuân thủ theo một chế độ ăn uống cân bằng và khoa học

Hãy ăn nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều protein như đậu lăng, các sản phẩm từ sữa. Ăn nhiều rau xanh như cải bắp, đậu lăng, rau bina.

Ngoài ra cần bổ sung các loại trái cây như táo, đu đủ và ổi. Khuyến khích ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin, canxi, và kẽm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tập thể dục đều đặn

Yoga, đi bộ, bơi lội rất hữu ích cho bà bầu trong thai kỳ. Nó không chỉ giúp bà bầu khắc phục tình trạng phù chân mà còn giúp dễ dàng vượt cạn về sau.

Chăm sóc trị liệu cho đôi chân của bà bầu bị phù chân

Bà bầu có thể massage cho bàn chân như sau:

  • Xoay tròn cổ chân theo một vòng tròn lớn và gập bàn chân lại
  • Tiếp theo là xoay từng ngón chân theo chiều kim đồng hồ, sau đó đổi chân.

Nên thực hiện đều đặn mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần trong 10 phút. Hoặc bạn có thể nằm dài ra trên đệm hay sàn nhà, từ từ nâng từng chân một lên cao, rồi lại hạ xuống đổi chân.

  • Dùng nước lạnh để ngâm chân khoảng 10 – 15 phút.
  • Nên ngâm chân mỗi ngày bằng nước ấm thêm chút nước chanh cũng là một cách tốt giúp giảm sưng phù.

Quan tâm đến kích cỡ giày dép

Chọn kích cỡ phù hợp với trọng lượng của từng thời kỳ. Nếu không cần mang thì hãy tháo giày dép để tạo cho chân cảm giác thoải mái, máu dễ dàng lưu thông.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nên kê chân khi ngủ

Kê chân cao lên khi ngủ bằng gối sẽ giúp giảm đau và sưng phù ở mức độ nào đó. Đồng thời ngủ đủ giấc cũng sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng phù nề.

Lưu ý: phòng ngủ nên thoáng mát và ở nhiệt độ thường. Khi ngủ nên nghiêng về bên trái, sẽ tạo ít áp lực lên các tĩnh mạch dẫn máu đến tim từ các bộ phận của cơ thể.

Các tình huống bà bầu bị phù chân cần tránh

  • Không nên đứng quá lâu. Hãy cho đôi chân nghỉ ngơi sau một thời gian ngắn đứng bầu nhé.
  • Hạn chế các loại đồ uống có chứa cafein và cồn. Ngoài gây phù chân, những đồ uống này còn gây hại cho thai nhi.
  • Không nên ăn các loại thực phẩm hay món ăn có chứa lượng lớn muối.
  • Tránh tiếp xúc với không khí nóng.
  • Không ngồi vắt chéo chân vì sẽ khiến máu lưu thông không tốt
  • Hạn chế tăng cân quá mức.
  • Tránh mặc quần áo hoặc tất quá bó chặt

Hành trình mang thai 9 tháng 10 ngày sẽ khiến cơ thể mẹ thay đổi không nhiều thì ít. Có đến 90% bà bầu bị phù chân. Vì thế, không có gì phải lo lắng và hoảng hốt mẹ nhé.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mInH.tHu