Bà bầu bị đầy bụng xì hơi khiến thai nhi kém phát triển, nhẹ ký

Nếu bà bầu bị đầy bụng xì hơi kèm theo chứng táo bón những tháng đầu thai kỳ sẽ rất nguy hiểm. Lý do là khi bị táo bón mẹ bầu sẽ phải rặn mạnh khi đại tiện. Thời gian đầu thai nhi chưa bám chắc vào thành tử cung việc rặn quá mạnh dễ dẫn đến động thai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bà bầu bị đầy bụng xì hơi gây khó chịu cho mẹ và ảnh hưởng đến thai nhi, chính vì thế mẹ bầu nên ăn uống lành mạnh, sinh hoạt khoa học…để cải thiện tình trạng này.

  • Đầy bụng xì hơi khi mang thai do đâu?
  • Triệu chứng nhận biết tình trạng bà bầu hay bị đầy bụng xì hơi
  • Bà bầu bị đầy bụng xì hơi có nguy hiểm không, ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
  • Mẹ bầu nên làm gì?

Bà bầu bị đầy bụng xì hơi do đâu?

Nguyên nhân đầu tiên khiến bà bầu hay bị đầy bụng xì hơi đó là do sự thay đổi nội tiết tố. Đây cũng chính là tác nhân gây ra hàng loạt vấn đề về sức khỏe cho phụ nữ mang thai.

Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ sản sinh ra nhiều loại hormone làm mềm cơ dạ dày. Điều này khiến quá trình tiêu hóa thức ăn gặp vấn đề. Đồng thời còn làm tình trạng dư axit dạ dày xuất hiện gây ợ nóng, khó tiêu, đầy hơi.

Đặc biệt, bà bầu thường bị xì hơi nhiều khi mới mang thai. Thế nên, đây được xem là một trong những dấu hiệu thông báo rằng bạn đã có em bé.

Nguyên nhân thứ hai khiến bà bầu bị sôi bụng xì hơi là do tử cung giãn ra để tạo không gian cho thai nhi phát triển. Khi thai nhi càng lớn, tử cung càng giãn rộng. Lúc này, dạ dày và ruột của mẹ bị chèn ép. Vì thế, bụng mẹ bầu bị chướng lên và sinh nhiều khí ga gây xì hơi. Bởi vậy, bà bầu không chỉ bị xì hơi nhiều khi mới mang thai mà càng về tháng cuối tình trạng này xảy ra thường xuyên hơn.

Nguyên nhân thứ ba, đó là do chế độ ăn uống không hợp lý của mẹ bầu. Tình trạng đầy hơi, chướng bụng sẽ trầm trọng hơn nếu mẹ bầu ăn quá nhiều thực phẩm khó tiêu. Ngoài ra, việc ăn vội, ăn quá no, nằm sau khi ăn… cũng là một tác nhân không nhỏ.

Bà bầu thường xuyên xì hơi là do tử cung giãn ra để tạo khoảng cách cho thai nhi phát triển (Ảnh: istockphoto)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn có thể chưa biết:

Nguyên nhân bà bầu bị đầy bụng 3 tháng đầu và bí quyết khắc phục

Triệu chứng khi bà bầu hay bị đầy bụng xì hơi

Việc hệ tiêu hóa gặp trục trặc trong thai kỳ, kèm theo thức ăn nạp vào không tương thích sẽ khiến mẹ bầu bị đầy bụng, khó tiêu. Ngoài việc bị xì hơi thường xuyên, mẹ bầu còn gặp phải các triệu chứng sau:

Căng tức phần bụng trên

Khi bị chướng bụng, bà bầu sẽ thấy phần bụng trên khó chịu, căng tức. Thỉnh thoảng còn gặp phải các cơn đau bụng lâm râm, ợ chua, ợ khan.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhanh no, chán ăn

Khi gặp tình trạng đầy hơi, chướng bụng thì dịch tiêu hóa trong dạ dày sẽ tiết ra rất ít. Thế nên, mẹ bầu sẽ không thấy thèm ăn, không thấy đói, thậm chí chán ăn. Bụng lúc nào cũng căng đầy nên cảm giác rất nhanh no. Bà bầu bị căng tức bụng sau khi ăn cũng là triệu chứng dễ nhận thấy.

Rối loạn tiêu hóa

Hệ quả này sẽ khiến mẹ bầu thường gặp phải tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy. Trong đó, tình trạng táo bón là phổ biến nhất.

Thạc sĩ. BSCK II Phan Thị Minh Hương - Bác sĩ Nội tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng chia sẻ “Các thai phụ không nên xem nhẹ triệu chứng tiêu chảy khi mang thai. Bởi lúc này, người chịu ảnh hưởng không chỉ có bản thân thai phụ mà còn có thai nhi trong bụng. Thông thường, tiêu chảy sẽ khiến mẹ mệt mỏi, kiệt sức do mất nước, chán ăn khiến thai không hấp thụ được dưỡng chất dẫn đến suy dinh dưỡng. Nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến thai chết lưu trong bụng mẹ”.

Khi mang thai mẹ sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy và táo bón (Ảnh: istockphoto)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bà bầu bị đầy bụng xì hơi có nguy hiểm không, ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Một số chuyên gia cho rằng hiện tượng bà bầu bị đầy hơi, chướng bụng là hết sức bình thường. Hiện tượng này có thể làm mẹ bầu cảm thấy khó chịu, không thoải mái nhưng mẹ không cần phải lo lắng quá mức.

Đầy bụng, khó tiêu gây tình trạng chán ăn nên nếu kéo dài lâu sẽ khiến có thể mẹ mệt mỏi, hấp thụ dưỡng chất kém. Như vậy có nghĩa là thai nhi không được cung cấp đủ dưỡng chất nên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển.

Đặc biệt, nếu bà bầu bị đầy bụng kèm theo chứng táo bón những tháng đầu thai kỳ sẽ rất nguy hiểm. Lý do là khi bị táo bón mẹ bầu sẽ phải rặn mạnh khi đại tiện. Thời gian đầu thai nhi chưa bám chắc vào thành tử cung việc rặn quá mạnh dễ dẫn đến động thai.

Mẹ bầu hãy theo dõi hiện tượng đầy bụng xì hơi này trong khoảng 2 đến 3 ngày. Nếu sau khoảng thời gian này không có dấu hiệu giảm sút mà còn làm cho mẹ chán ăn, mệt mỏi thì lúc này mẹ hãy đến khám ở cơ sở y tế. Vì đây có thể không phải triệu chứng đơn thuần do các thay đổi sinh lý trong thời kỳ mang thai, mà đó có thể là dấu hiện của bệnh lý khác.

Bạn có thể chưa biết:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mang thai bị đầy bụng, buồn nôn - Cách điều trị dứt điểm để không ảnh hưởng đến thai nhi

Mẹ bầu nên làm gì khi bị chướng bụng, đầy hơi?

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa nào. Để khắc phục tình trạng khó chịu này, mẹ bầu hãy áp dụng các biện pháp sau:

Ăn uống lành mạnh

Bao gồm cân bằng các thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn; Tăng cường các loại thực phẩm giàu chất xơ để hỗ trợ hệ tiêu hóa; Hạn chế tối đa đồ ăn nhanh, thức ăn cay nóng, đồ chua….

Bà bầu hay bị đầy bụng xì hơi nên ăn cà rốt, đu đủ chín để giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Đừng quên bổ sung đủ nước cho cơ thể, uống nước chanh nóng để cải thiện chứng khó tiêu.

Tuân thủ các nguyên tắc khi ăn uống

Chia nhỏ bữa ăn ra 5-6 bữa trong ngày. Mẹ bầu không ăn quá no trong mỗi bữa. Nhai kỹ thức ăn để dạ dày không phải làm việc quá sức. Vận động nhẹ nhàng sau khi ăn khoảng 15 phút.

Mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn ra thành 5 đến 6 bữa một ngày để tránh ăn quá no (Ảnh: istockphoto)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sinh hoạt khoa học

Bao gồm việc tập thể dục, vận động mỗi ngày. Giữ cho tinh thần thoải mái. Ngủ đủ giấc, không thức khuya. Không hút thuốc hay sử dụng rượu bia, chất kích thích.

Massage bụng

Bà bầu bị đầy bụng xì hơi kèm táo bón nên massage vùng bụng thường xuyên để kích thích hệ tiêu hóa. Liệu pháp này sẽ giúp cải thiện tình trạng căng cứng, khó chịu, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Lưu ý khi massage cho bà bầu:

  • Không nên massage, đặc biệt là vùng bụng bụng với những mẹ có tiền sử sinh non, có nguy cơ sinh non, rối loạn đông máu và một vài bệnh trạng khác theo khuyến cáo của bác sĩ.
  • 3 tháng đầu thai kỳ không nên massage vì thời điểm này thai nhi chưa ổn định, dễ xảy ra tình trạng sảy thai.
  • Thời gian được cho là hợp lý để massage là 4 lần 1 ngày, mỗi lần không quá 5 phút.
  • Nhẹ tay, chậm rãi không ấn mạnh hay dùng lực tay quá mạnh khi massage.
  • Massage theo chiều từ dưới lên trên.
  • Nếu đang massage mà mẹ thấy buồn nôn, choáng hay bất kỳ biểu hiện không thoải mái nào của cơ thể thì phải dừng ngay.

Lưu ý quan trọng mà bà bầu bị đầy bụng xì hơi cần nhớ là tuyệt đối không tự ý mua thuốc về để uống. Nếu tình trạng chướng bụng, đầy hơi kéo dài, xì hơi khó kiểm soát thì nên đến bác sĩ để thăm khám. Chúc mẹ sẽ có thai kỳ khỏe mạnh.

Nguồn tham khảo: Tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm? - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nguyenthi Huyen